Đánh giá về hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC của Agribank CN Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình thuận (Trang 66)

7. Kết cấu của đề tài:

2.3. Đánh giá về hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC của Agribank CN Bình

2.3.1. Những kết quả đạt đươc

- Bước đầu đã triển khai tốt Quyết định số: 813/QĐ-NHNN về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp UDCNC, nông nghiệp sạch để thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ với gói tín dụng 100.000 tỉ đồng.

- Tiếp tục là ngân hàng tiên phong phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cả nước, cùng với Chính phủ thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: Phát triển nông thôn mới, an sinh xã hội, đặc biệt cùng với kinh tế địa phương phát triển NN UDCNC định hướng đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

- Một số Doanh nghiệp tiêu biểu đã được Agribank Bình Thuận cho vay vốn để đầu tư sản xuất theo NN UDCNC:

* Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung (huyện Tuy Phong,

tỉnh Bình Thuận

Với tổng giá trị đầu tư gần 1.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nuôi tôm giống thẻ chân trắng, Công ty đã khẳng định vị trí số một trong ngành tôm giống Việt Nam. Không dừng lại ở đó, Công ty đang ấp ủ hoài bão đầu tư trung tâm sản xuất tôm giống mang tầm quốc gia, với công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới. Nam Miền Trung cũng là đơn vị duy nhất trong lĩnh vực này có trung tâm xét nghiệm được chuyển giao từ các công ty hàng đầu của Mỹ, Thụy Sỹ. Trung tâm giúp kiểm soát tốt bệnh và hiện Nam Miền Trung đã cơ bản khống chế tất cả các loại bệnh trên tôm giống. Đặc biệt, nhờ quy trình hiện đại, Công ty có thể dự báo thời điểm có nguy cơ dịch bệnh và có biện pháp ứng phó hữu hiệu.

* Công ty cổ phần Sữa Thông Thuận (thôn Lán Xạn, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận)

Với tổng số vốn điều lệ: 100 tỷ đồng, Công ty đã UBND tỉnh Bình Thuận ra Quyết định số: 2253/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc bổ sung 33 ha đất nông nghiệp của dự án vào quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi bò tại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

Trong đó có quy trình xử lý phân chuồng làm phân bón của Cty cổ phần Sữa Thông Thuận.

Chất thải của trang trại được xử lý và quản lý theo công nghệ tiên tiến thông qua 2 biện pháp:

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải khoa học trên cơ sở tái sử dụng 60 -70% lượng nước sử dụng; nước thải phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan bảo vệ môi trường.

Xây dựng hệ thống xử lý phân chuồng để sử dụng cho mục đích sản xuất nhiên liệu sinh học (biogas) hoặc xử lý lên men để sản xuất phân hữu cơ sinh học; phải đảm bảo nguồn phân sử dụng bón cho đồng cỏ phải được xử lý toàn bộ mầm bệnh và các tác nhân gây hại cho sức khỏe và sự thoải mái của con người.

Phân bò sau khi đẩy bằng nước ra khỏi chuồng sẽ đi qua hệ thống máy ép tách phần phân rắn, phàn phân lỏng còn lại được chuyển qua hệ thống biogas và nước được đi vào các bể sinh học xử lý tiếp tục đạt QCVN 39:2011/BTNMT - Chất lượng nước tưới tiêu và sử dụng cho tưới tiêu đồng cỏ.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế từ phía ngân hàng

- Hạn chế từ nguồn vốn cho vay: ngay sau khi Chính phủ triển khai gói tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Ngân hàng nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng đã ban hành các văn bản để triển khai chương trình cho vay này. Tuy nhiên số lượng ngân hàng tham gia còn khá khiêm tốn, chỉ 8 ngân hàng đã cam kết dành nguồn vốn tự cân đối khoảng 135.000 tỷ đồng để cho vay. Con số này cho thấy việc các ngân hàng phải tự cân đối để cho vay của các NHTM cũng như của Agribank vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn nhân lực để thẩm định cho vay của các ngân hàng cũng còn nhiều hạn chế.

- Các NHTM chưa thật sự mạnh dạn trong việc định giá tài sản cho vay hoặc cho vay không có tài sản đảm bảo nên khách hàng vay còn khó khăn trong việc đảm bảo tiền vay cho ngân hàng.

- Thủ tục hồ sơ khi cho vay còn rườm rà, nên còn tạo tâm lý e ngại cho khách hàng vay.

- Tính đồng bộ trong công nghệ chưa cao giữa các ban ngành.

- Trong kiểm tra kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế, còn nhiều sai sót khi thẩm định.

2.3.2.2. Những tồn tại, hạn chế từ phía khách hàng

- Hạn chế về năng lực tài chính của khách hàng: Một số khách hàng khi đầu tư cho dự án tình hình tài chính không minh bạch hoặc chưa ổn định để đảm bảo thực thi cho dự án.

- Nguồn nhân lực và năng lực quản trị của khách hàng còn nhiều hạn chế. - Hạn chế về công nghệ kỹ thuật.

- Hạn chế trong khâu nắm bắt thị trường.

2.4.2.3. Những tồn tại, hạn chế khác

- Hạn chế từ công tác quản lý tại địa phương:

+ Công tác quy hoạch khu công nghệ cao, khu NN UDCNC của địa phương triển khai còn khá chậm.

+ Khâu quy hoạch đền bù đất cho nông dân, cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư chưa kịp thời, thỏa đáng nên một số nông dân chưa chịu giao đất.

+ Chưa chú trọng để thu hút doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Hạn chế từ cơ chế chính sách:

+ Giá cả đền bù đất cho người dân theo khung giá qui định khá thấp so với giá thực tế trên thị trường.

+ Bộ tiêu chí để xác định, công nhận là khu công nghệ cao chưa thống nhất, rõ ràng giữa các ban ngành.

- Ngân hàng nhà nước chậm hợp thức hóa công nhận tài sản công nghệ nghiệp cao để nhà đầu tư làm tài sản đảm bảo đã gây khó khăn cho nhà đầu tư.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân hạn chế từ phía Ngân hàng

- Nguyên nhân của hạn chế về nguồn vốn cho vay: hiện tại các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh gây gắt trong vấn đề huy động vốn để đảm bảo tính thanh khoản của mình do đó để ưu tiên dành nguồn vốn cho vay đối tượng này là nguyên nhân khó khăn lớn nhất của các ngân hàng thương nếu không có sự hỗ từ ngân hàng nhà nước.

- Nguyên nhân hạn chế từ nguồn nhân lực: Do nguồn nhân lực của các ngân hàng đa phần là thiếu, kiêm nhiệm nhiều nên khó có thể bố trí kịp thời khi tiếp cận dự án. Ngoài ra, do trình độ thẩm định dự án của cán bộ tín dụng còn hạn chế, dự án liên quan đến nhiều lĩnh khác nhau, nên cán bộ cho vay còn nhiều lúng túng khi thẩm định. Chưa mạnh dạn đề xuất tham mưu cho Ban giám đốc các giải pháp hữu hiệu khi cho vay.

- Nguyên nhân hạn chế về định giá tài sản cho vay, cho vay không có tài sản đảm bảo:

+ Do việc định giá giá trị tài sản đảm bảo là đất nông nghiệp bắt buộc phải theo quy định của UBND tỉnh trong khi đó các tài sản khác gắn liền trên đất chưa được công nhận sở hữu kịp thời nên còn hạn chế về số tiền cho vay của các ngân hàng thương mại.

+ Các ngân hàng thương mại chưa thật sự mạnh dạn trong việc cho vay không có tài sản đảm bảo vì còn e ngại rủi ro.

- Nguyên nhân hạn chế từ thủ tục hồ sơ khi cho vay: Hiện tại thủ tục cho vay của các ngân hàng thương mại nói chung và của Agribank nói riêng còn khá nhiều

thủ tục, giấy tờ. Do đó khi cho vay theo chương trình phát triển NN UDCNC thì còn nhiều thủ tục giấy tờ hơn như: cần phải có giấy chứng nhận công nghệ cao, có quyết định phê duyệt của địa phương về khu quy hoạch phát triển NN UDCNC, do đó đòi hỏi nhà đầu tư phải có những thủ tục cần thiết khi vay vốn. - Hạn chế trong kiểm tra kiểm soát nội bộ: Việc cho vay đòi hỏi các ngân hàng phải kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên khi cho vay đối với lĩnh vực NN UDCNC thì việc giám sát các đối tượng cho vay là rất khó khăn, khâu kiểm soát giá trị các loại thiết bị máy móc đầu tư để áp dụng công nghệ cao thì không thể xác định chính xác đúng giá trị.

- Khâu tiếp thị, truyền thông trong lĩnh vực NN UDCNC đến với doanh nghiệp, nông dân chưa cao. Nhiều nhà đầu tư chưa biết được chính sách ưu đãi để mạnh dạn đầu tư.

2.4.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Nguyên nhân hạn chế về năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực tài chính là điều kiện tiên quyết để thanh công cho dự án, tuy nhiên nhà đầu tư chưa thật sự chuẩn bị kỹ, tài chính còn chấp vá, khi đầu tư vào dự án dẫn đến thiếu vốn không thực hiện được dự án.

- Nguồn nhân lực và năng lực quản trị của nhà đầu tư là yếu tố quan trong. Tuy nhiên nguồn nhân lực hiện tại ở Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cục với lĩnh vực khoa học công nghệ. Năng lực quản trị điều hành để đưa một dự án đến thành công đòi hỏi có tư tuy tốt, phải được đào tạo bài bản hơn.

- Công nghệ kỹ thuật để áp dụng vào dự án cần phải là công nghệ hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên đầu tư công nghệ của nhà đầu tư chưa cao, không mang lại quả, việc chậm đổi mới công nghệ kỹ thuật sẽ dẫn lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra không được thị trường chấp nhận.

- Việc nắm bắt thông tin về thị trường hạn chế do đánh giá và dự báo thị trường còn thiếu chính xác, cộng với giá cả thường xuyên biến động không ổn định dẫn

đến sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng, chậm luân chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có thể bị thua lỗ.

2.4.3.3. Nguyên nhân khác

- Nguyên nhân tồn tại từ công tác quản lý tại địa phương:

+ Công tác quy hoạch khu công nghệ cao, khu NN UDCNC của địa phương triển khai còn khá chậm, tạo tâm lý e ngại cho nhà đầu tư do các ban ngành chưa quyết liệt và đồng bộ.

+ Khâu quy hoạch đền bù, cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư còn khá chậm, một số dự án đã hình thành nhưng khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa được công nhận do thủ tục hành chính còn rườm rà.

+ Chưa chú trọng để thu hút doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn do chưa có chính sách ưu dãi thật sự hấp dẫn cho nhà đầu tư.

- Nguyên nhân tồn tại từ cơ chế chính sách:

+ Giá cả đền bù đất cho người dân theo khung giá qui định khá thấp so với giá thực tế trên thị trường do đó người dân chưa thật sự hài lòng, không có cơ chế khuyến khách khi người nông dân giao đất để thực hiện dự án chung do đó còn nhiều địa phương dẫn dến tranh chấp giữa dân và chính quyền địa phương, nhiều dự án phải kéo dài thậm chí bỏ hoang.

+ Do sự chưa thống nhất của các ban ngành nên bộ tiêu chí để xác định, công nhận là khu công nghệ cao thật sự chưa hoàn chỉnh, gây khó hiểu cho nhà đầu tư. - Nguyên nhân hạn chế từ việc chậm hợp thức công nhận tài sản công nghệ nghiệp cao của ngân hàng nhà nước do chưa có đủ cơ sở để được công nhận. - Do môi trường kinh doanh chưa ổn định: nền kinh tế trong thời gian qua có nhiều chuyển biến phức tạp. Sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu vào

điều kiện tự nhiên, mà nắng hạn liên tục xảy ra, dịch cúm gia cầm, ô nhiễm môi trường biển diễn biến phức tạp nên nhà đầu tư chưa thực sự mạnh dạn đầu tư. - Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ: chính phủ, Ngân hàng nhà nước ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện nhưng khi thực hiện còn nhiều vướng mắc, các văn bản chưa đồng bộ, chưa đầy đủ còn chồng chéo nhau khi thực hiện. Các quy định của luật về tài sản thế chấp chưa hoàn thiện gây khó khăn cho Ngân hàng khi cho vay cũng như khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

- Chưa có chính sách bao tiêu sản phẩm trong nông nghiệp: nông dân vẫn trong vòng luẩn quẩn: thuận lợi, được mùa thì lại rớt giá dẫn đến thua lỗ. Hơn nữa, công tác bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến hàng nông sản của nước ta còn nhiều hạn chế. Đây là rào cản lớn nhất cho đầu ra của sản xuất nông nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Giai đoạn 2015 – 2017 là bước đầu cho việc triển khai NN UDCNC theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và định hướng phát triển của tỉnh nhà do đó việc phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC tại các ngân hàng thương mại nói chung và của Agribank Bình Thuận nói riêng còn nhiều hạn chế.

Chương này, tác giả đã tổng kết tình hình cho vay NN UDCNC của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2015 – 2017, so sánh với các ngân hàng bạn trên địa bàn, đồng thời đưa ra những định hướng phát triển NN UDCNC của tỉnh nhà cũng như đưa ra định hướng chiếc lược kinh doanh của Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2017-2020. Qua đó tác giả đã nêu lên những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thời gian qua để có những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP UDCNC TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 – 2020 giai đoạn 2017 – 2020

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Với mục tiệu: Xây dựng và phát triển Bình Thuận căn bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung xây dựng 3 trung tâm mang tầm quốc gia đó là:

(1)Trung tâm năng lượng; (2) trung tâm du lịch – thể thao biển; (3) Trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan có đủ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thiết yếu, đồng bộ, liên thông với cả nước, quan hệ sản xuất tiến bộ đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư vốn với qui mô khá lớn như: dự án sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo tập trung chủ yếu tại huyện Tuy Phong và Hàm Tân; thành phố Phan Thiết với các dự án du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia; mỏ quặng titan chủ yếu tập trung tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tuy Phong. Trên cơ sở đó tỉnh Bình Thuận đã đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hàng loạt các doanh nghiệp mới được thành lập; Các sở ban ngành cũng tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách và môi trường cạnh tranh để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển; tạo điều kiện để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế và ngân sách của tỉnh.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020. CHỈ TIÊU Giai đoạn 2017 - 2020 Về kinh tế

1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh

(GRDP) 7- 7.5%/năm

Trong đó, GRDP nhóm ngành

Công nghiệp - xây dựng tăng 9.0 – 9.5%/năm

Dịch vụ tăng 8.2 – 8.7%/năm

Nông - lâm - thủy sản tăng 3.5 – 4.0%/năm

2. GRDP bình quân đầu người 3.100 – 3.200 USD/năm

3. Cơ cấu GRDP 100%

Trong đó: Dịch vụ 46.6 – 47.0%

Công nghiệp - xây dựng 31.4 – 31.8%

Nông - lâm - thủy sản 21.4 – 21.8%

Kim ngạch xuất khẩu 600 triệu USD/năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình thuận (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)