7. Kết cấu của đề tài:
1.3.2.3. Tạo mối liên kết giữa nông dân hợp tác xã doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Qua mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp với hình thức doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cũng như vật tư nông nghiệp cho người dân sản xuất, có thể thấy chỉ có thông qua liên kết với doanh nghiệp việc sản xuất của người nông dân mới được tiến hành quy củ hơn và hiệu quả mang lại cũng đảm bảo hơn.
Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, mối liên kết giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập Hợp tác xã trên nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và quá trình đăng ký thương hiệu nông sản.
Hợp tác xã sẽ đảm nhiệm vai trò đầu mối cho các xã viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp yếu tố đầu vào, đầu ra cho nông dân, trên cơ sở tham khảo ý kiến và cân đối với khả năng sản xuất ổn định của các xã viên. Người nông dân khi đó chỉ tập trung vào công việc duy nhất là sản xuất nông sản với chất lượng và số lượng theo kế hoạch phát triển sản xuất của hợp tác xã.
Về phía doanh nghiệp liên kết cần đảm bảo sự ổn định trong các điều khoản cam kết và hỗ trợ đã ký kết với hợp tác xã. Tránh tình trạng chậm trễ trong thanh toán, và hành động có ý tiêu cực với nông dân.
Kết luận chương 1:
Trên cơ sở các lý luận về tín dụng, tín dụng ngân hàng và phát triển hoạt động cho vay đối với NN UDCNC, chương này cũng đã tập trung vào nghiên cứu các luận cứ, các nhân tố ảnh hưởng. Các luận cứ cho rằng tín dụng ngân
hàng đối với đối với NN UDCNC đó là xem xét việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn hiện nay đối với lĩnh vực NNNT, từ đó phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC.
Nội dung lý luận đã nêu lên được những nhân tố liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với NN UDCNC, như là nhóm nhân tố về đặc điểm của NNNT, NN UDCNC, , nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ và các nhóm nhân tố khác. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của NN UDCNC.
Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp được kinh nghiệm về phát triển NN UDCNC của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay. Các quốc gia hiện nay đã đang có những chiến lược riêng cho mình trong việc phát triển NN UDCNC.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu các sản phẩm tín dụng phù hợp để phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC. Hiện tại chính phủ đang ưu tiên vốn để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có ứng dụng công nghệ cao, Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ nước ngoài, như nguồn vốn từ IMF, WB, ADB.
Trong thời gian tới các tổ chức tín dụng tiếp tục mở rộng mạng lưới đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với dần với NN UDCNC. Đây là nội dung cơ bản và quan trọng để phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong tương lại. Vì thế để phát triển một cách toàn diện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa: Chính phủ -Ngân hàng - Nông dân.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP UDCNC TẠI AGRIBANK BÌNH THUẬN
2.1. Vài nét về kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận trong tác động đối với cho vay NN UDCNC của ngân hàng