7. Kết cấu của đề tài:
2.2.2. Các sản phẩm cho vay nông nghiệp UDCNC của Agribank CN Bình Thuận
Thuận
Gói vay hỗ trợ nông nghiệp sạch của Agribank được áp dụng kể từ ngày 1/11/2016 với quy mô tài trợ vốn cho chương trình không hạn chế, dành tối thiểu 50.000 tỷ đồng để triển khai cho vay với lãi suất cho vay giảm từ 0,5-1,5%. Trong đó, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của ngân hàng đến nay đạt hơn 5.100 tỷ đồng. Đối tượng khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp.
Hiện nay, Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp; liên minh hợp tác xã, hợp tác xã, chủ trang trại đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để triển khai với mức cho vay với lãi suất cho vay giảm từ 0,5-1,5% theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017. Do đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại rất quan tâm được vay được gói tín dụng để hường các chính sách ưu đãi theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017; Theo đó; Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để làm cơ sở xác định cho các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Vì vậy, Agribank cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến chính sách này đến các đối tượng được thụ hưởng và quan trọng hơn có hướng dẫn cụ thể về các quy định để giúp các doanh nghiệp, liên minh hợp tác xã, hợp tác xã, trang trại có
hoạt động nông nghiệp ứng dụng công nghệ được hỗ trợ các chính sách trên cho phù hợp với quy trình cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.