Giải pháp phát triển cho vay NNUDCNC tại Agribank Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình thuận (Trang 80)

7. Kết cấu của đề tài:

3.3. Giải pháp phát triển cho vay NNUDCNC tại Agribank Bình Thuận

3.3.1. Giải pháp cho Ngân hàng

- Giải pháp về nguồn vốn cho vay: Ngoài việc tự cân đối nguồn vốn để cho vay, các ngân hàng thương mại nên kịp thời báo cáo với ngân hàng nhà nước về tình hình huy động vốn, các dự án đã và đang cho vay theo chương trình phát triển NN UDCNC nhưng thiếu vốn để ngân hàng nhà nước có giải pháp kịp thời. - Trình độ cán bộ nhất là cán bộ tín dụng còn hạn chế dẫn đến quá trình thẩm định tính toán cho vay còn chưa sát thực tế, chưa thật sự quan tâm nhiều đến tính

khả thi của dự án vay, do đó Agribank nên chọn lọc cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt để tiến hành tiếp cận, thẩm định các dự án này một cách khoa học nhất, có nghiên cứu kỹ thị trường, các yếu tố kỹ thuật hiện đại. Tổ chức cho cán bộ thẩm định thường xuyên nghiên cứu, tham gia các buổi tập huấn, tọa đàm do các cơ quan ban ngành tổ chức.

- Đề xuất với ngân hàng cấp trên trong việc định giá giá trị tài sản đối với các tài sản hình thành từ vốn vay đối với tài sản NN UDCNC.

- Nâng tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với các dự án đã được quy hoạch, công nhận là NN UDCNC để nhà đầu tư có đủ vốn để đầu tư.

- Nên công khai thủ tục, hồ sơ vay vốn trên các thông tin điện tử để các nhà đầu tư nghiên cứu chuẩn bị trước khi vay vốn.

3.3.2 Giải pháp cho khách hàng

- Khách hàng nên thường xuyên tham gia các lớp đào tạo ứng dụng khoa học công nghệ sinh học, công nghệ thông tin . . . do các cơ quan ban ngành tổ chức để áp dụng vào dự án của mình một cách hiệu quả nhất, tạo lợi nhuận cao hơn. - Ký hợp đồng chuyên môn với các nhà khoa học để tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, cây trồng mới có chất lượng cao đồng thời tiến hành đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn.

- Tự tìm hiểu nghiên cứu qua sách báo, mạng vì hiện giờ thông tin trên mạng khá phong phú để nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm mục đích đầu tư đúng hướng để mang lại hiệu quả.

- Tuân thủ các quy định trong việc sản xuất NN UDCNC do các cơ quan ban hành, không vì lợi nhuận trước mắt mà quên đi hiệu quả lâu dài của dự án.

3.3.3. Giải pháp khác

+ Đẩy nhanh quá trình công tác quy hoạch khu công nghệ cao, khu NN UDCNC của địa phương triển khai một cách quyết quyết liệt và đồng bộ.

+ Thực hiện đền bù khi đã có quyết định thu hồi đất từ nông dân, Sở tài nguyên sớm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sớm hoàn tất thủ tục giao đất cho chủ đầu tư.

+ Có chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như: thời gian cho thuê đất dài hơn hoặc được phép gia hạn thuê đất sau khi hết thời hạn thuê để nhà đầu tư an tâm đầu tư. - Giải pháp về cơ chế chính sách:

+ Khi đền bù giá đất cho nông dân cần tham khảo giá đất trên thị trường, địa phương cần làm tốt công tác tư tưởng khi quy hoạch đền bù, trong đền bù giá đất cần có sự cân bằng, thống nhất giá cả.

+ Nghiên cứu và xây dựng bộ tiêu chí để xác định, công nhận là khu công nghệ cao có sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước để hoàn chỉnh các tiêu chí, giúp nhà đầu tư dễ dàn được công nhận.

- Ngân hàng nhà nước nên lấy ý kiến từ các ngân hàng thương mại để sớm hợp thức công nhận tài sản công nghệ nghiệp cao để nhà đầu tư có đủ tài sản đảm bảo.

- Tạo môi khung pháp lý hoàn chỉnh, mội trường đầu tư ổn dịnh để thu hút các nhà đầu tư mạnh dạn hơn nữa trong đầu tư nông nghiệp

- Có chính sách bảo hiểm cũng như bao tiêu sản phẩm trong nông nghiệp để giải quyết tốt vấn được mùa rớt giá, giá cao thì thất mùa như hiện nay.

- Áp dụng cơ chế chính sách quy định trong luật công nghệ cao; quyết định số 1895/QĐ-TTg của thủ trướng chính phủ, quyết định số 575/QĐ-TTg của thủ trướng chính phủ, quyết định 2457/QĐ-TTg 31/12/2010 của thủ trướng chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan

3.4. Một số Khuyến nghị

3.4.1. Khuyến nghị với Chính phủ

- Nắm bắt kịp thời tình hình cho vay phát triển NN UDCNC của các ngân hàng thương mại thông qua báo cáo của ngân hàng nhà nước, kịp thời ưu tiên vốn để tháo gỡ khó khăn về vốn cho các ngân hàng thương mại.

- Triển khai các hội nghị kết nối ngân hàng – nhà đầ tư trong phạm vi cả nước. Thiết lập các kênh hỗ trợ thông tin về NN UDCNC qua các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, khuyến khích nhà đầu tư tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá các sản phẩm về nông nghiệp.

- Việc quy hoạch khu công nghệ cao, khu phát triển NN UDCNC cần phải triển khai một cách quyết liệt và đồng bộ hơn. Do đó chính phủ nên mời các chuyên gia trong và ngoài nước có năng lực để xây dựng một bộ tiêu chí về NN UDCNC, có tham khảo bộ tiêu chí của Thái Lan, Châu Âu, Israel vì các nước này đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển nông nghiệp.

3.4.2. Khuyến nghị với UBND tỉnh Bình Thuận

- Sớm xem xét và quyết định phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả các cơ chế, chính sách và giải pháp của Chính phủ và của tỉnh; đồng thời có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực, nhà đầu tư chiến lược tạo sự chuyển biến trên các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh.

- Xây dựng các mô hình, chuỗi liên kết giữa sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản, hải sản, mở rộng thị trường nội địa đối với các sản phẩm lợi thế của tỉnh, kết nối cung cầu giữa Bình Thuận với các tỉnh, tổ chức tốt các kênh phân phối, khuyến khích hình thành các doanh nghiệp lớn, có năng lực cạnh tranh cao.

- Tập trung đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong tiếp

cận đất đai, thúc đẩy tích tụ và tập trung đất đai phục vụ hoạt động sản xuất NN UDCNC.

- Chú trọng công tác cập nhật thông tin và công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, cơ chế, chính sách của trung ương và của tỉnh để tạo diều kiện nhà đầu tư tiếp cận, khai thác và sử dụng.

3.4.3. Khuyến nghị với cơ quan ban ngành liên quan

- Khuyến nghị với Sở NN-PTNT.

+ Đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh công tác quy hoạch diện tích sử dụng của các Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua.

+ Ưu tiên hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến ngư, công tác giống và các ứng dụng công nghệ cao cho các vùng sản xuất được lựa chọn.

+ Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các sản phẩm do các vùng sản xuất được lựa chọn tiến đến cấp giấy chứng nhận an toàn cho các sản phẩm đó.

+ Xúc tiến tiến độ triển khai của các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được lựa chọn.

- Kiến Nghị với sở Khoa học - Công nghệ.

+ Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tạo nguồn giống tốt đảm bảo về mặt chất lượng và giá thành hợp lý cho nông dân.

+ Tư vấn, hỗ trợ cho nông dân có nhu cầu tìm hiểu, thường xuyên gặp gỡ các chủ nhiệm hợp tác xã, câu lạc bộ của các vùng để nhanh chóng phổ biến thông tin công nghệ cho nông dân.

- Kiến nghị Sở KHĐT: tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Chỉ đạo, giám sát hơn nữa việc thực hiện phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC của các ngân hàng thương mại. Nắm bắt kịp thời khó khăn vướng mắc của các ngân hàng thương mại để đề xuất tham mưu với Chính phủ thảo gỡ cho các ngân hàng thương mại.

3.4.5. Khuyến nghị với khách hàng

- Nghiên cứu và tuân thủ quyết định số: 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam.

3.4.5. Khuyến nghị với Agribank

- Để giải quyết vấn đề khách hàng vay không có tài sản đảm bảo để vay vốn, Agribank nên xem xét việc cho vay không có tài sản đảm bảo đối với các dự án được đánh giá khả thi như sau:

+ Cho vay không có đảm bảo đến 100%: khi dự án thực hiện cả 3 khâu (Cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm).

+ Cho vay không có đảm bảo đến 80%: khi dự án thực hiện 2 trong 3 khâu (Cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm).

+ Cho vay không có đảm bảo đến 50%: khi dự án thực hiện 1 trong 3 khâu (Cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm).

- Một số tài sản chưa được công nhận là tài sản thế chấp thì nên công nhận như: các tài sản có giá trị cao gắn liền với đất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Thuận cũng như hoạt động cho vay NN UDCNC giai đoạn 2015-2017 ở chương II, luận văn dựa vào cơ sở lý luận, khó khăn, tồn tại để đưa ra giải pháp cơ bản để phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC tại Agribank Bình Thuận.

Bên cạnh đó, tác giả đã có một số khuyến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm mục tiêu phát triển hơn trong lĩnh vực NN UDCNC, song song đó tạo cơ hội tốt để Agribank Bình Thuận có thể phát triển tốt hoạt động cho vay NN UDCNC giai đoạn 2017-2020 và những giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN

Phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC là một đề tài mới, cần phải đưa vào thực tiễn. Chính từ yêu cầu thực tiễn đó, luận văn “Phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cho vay đối với lĩnh vực này của các ngân hàng thương mại nói chung và của Agribank nói riêng trong giai đoạn 2015-2017. Đây là giai đoạn khởi đầu tuy nhiên đã mang một số kết quả khả quan. Trên cơ sở các lý luận phân tích, đánh giá và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay trong lĩnh vực NN UDCNC. Qua các chương luận văn đã giải quyết các vấn đề, các câu hỏi có liên quan đến vấn đề phát triển NN UDCNC đồng thời đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các ban ngành nhằm phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC Agribank Bình Thuận trong tương lại.

Các nội dung cụ thể mà luận văn đã thực hiện:

Thứ nhất, Khái quát NNNT, Công nghệ cao, phát triển cho vay NN UDCNC,

phân tích các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay NN UDCNC. Luận văn cũng đã nêu được một số kinh nghiệm phát triển NN UDCNC tại các nước và bài học kinh nghiệm tại Việt Nam.

Thứ hai, Trong việc đánh giá thực trạng hoạt động cho vay NN UDCNC tại

Agribank Bình Thuận, luận văn đã phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để đạt được kết quả tốt để phát triển hoạt động cho vay này.

Thứ ba, Trên cơ sở định hướng và mục tiêu đề ra của Agribank Bình Thuận,

luận văn đã đề xuất một số các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển hoạt động cho vay này tại Agribank Bình Thuận trong thời gian tới. Đồng thời, để các giải pháp này được thực hiện, luận văn đã đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Agribank Việt Nam các ban ngành và khách hàng.

Tuy nhiên để phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC tại Agribank Bình Thuận thì cần phải có sự phối hợp của các cấp, các ban ngành và các bên liên quan thì hoạt động này mới có thể phát triển và đi vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Thùy Dương (2014), Khuyến khích vốn tín dụng cho khu vực nông

nghiệp và nông thôn, Tạp chí Ngân hàng số 11, tháng 6/2014

2. Phạm Văn Hiển (2014), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Kết

quả ban đầu và những khó khăn cần tháo gỡ, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á 12/2014, 64 – 70

3. Huỳnh Lê (2017), Bình Thuận bước đầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao, truy cập tại http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/binh-thuan- buoc-dau-phat-trien-nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-cao-103739.html

4. TS. Phan Thị Linh (2016), Tín dụng ngân hàng trong phát triển sản xuất nông

nghiệp, nông thôn ứng dụng công nghệ cao, Kỷ yếu hội thảo Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

5. ThS. Nguyễn Hữu Mạnh (2014), Chính sách tín dụng cho phát triển nông

nghiệp, nông thôn ứng dụng công nghệ cao, Tạp chí Ngân hàng số 12, tháng 6/2014, 30 – 36

6. Thanh Thủy (2017), Dư nợ cho vay nông nghiệp công nghệ cao xấp xỉ 1,6 tỷ

USD sau 6 tháng, truy cập tại http://ndh.vn/du-no-cho-vay-nong-nghiep-cong-

nghe-cao-xap-xi-1-6-ty-usd-sau-6-thang-20171204101240176p149c165.news

7. Thùy Duyên (2017), 135.000 tỷ cho vay nông nghiệp công nghệ cao, truy cập

tại http://vneconomy.vn/135000-ty-cho-vay-nong-nghiep-cong-nghe-cao-

20171204094835355.htm

8. Quyết định số 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ ban hành ngày 24/4/2017.

9. Báo cáo tổng kết của Agribank Bình Thuận 2015, 2016, 2017.

10.Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính Phủ.

11.Văn bản số 3636/NHNo-TD ngày 12/05/2018 của Tổng giám đốc Agribank

Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình thuận (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)