Ngân hàng Lehman Brothers

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 37 - 38)

Lehman Brothers là một ngân hàng được thành lập từ những năm 1850 do ba anh em nhà Lehman sáng lập ra. Trải qua hơn 158 năm hình thành và phát triển, Lehman Brothers đã tạo những dấu ấn đặc biệt trong thị trường tài chính ngân hàng – trở thành ngân hàng lớn thứ tư của Hoa Kỳ với hơn 26 nghìn nhân viên, được xem như một trụ cột trong ngành tài chính của thị trường tài chính phố Wall.

Ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu xảy ra, Lehman vẫn đang tiếp tục chiến lược kinh doanh đầy mạo hiểm – huy động quá nhiều vốn và sử dụng phần lớn nguồn tiền này vào hoạt động đầu tư vào các tài sản phái sinh từ các khoản cho vay thế chấp bất động sản. Đặc biệt, khi thị trường địa ốc của Mỹ đang

rơi tự do (tháng 10/2007) thì Lehman đã đầu tư một khoảng tiền rất lớn 22,2 tỷ USD để mua lại một công ty phát triển nhà chung cư Archstone, và sau đó, khoản này đã mang lại thua lỗ cho ngân hàng, rủi ro từ hoạt động đầu tư đã ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Cuộc khủng hoảng tiếp tục lan rộng mà chưa có điểm dừng khiến các loại chứng khoản liên tục mất giá, vì thế các khoản đầu tư của Lehman ngày càng thua lỗ trầm trọng, chỉ tính riêng quý 3/2008, Lehman đã thu lỗ 3,93 tỷ USD, giá cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm giá 94,25% chỉ còn 0,21 USD/ cổ phiếu.

Nguồn vốn bị thua lỗ nặng nề, ngân hàng không có nguồn vốn bù đắp cho khoản thua lỗ đã dẫn đến mất khả năng thanh toán, ngày 15/09/2008 ngân hàng này đã đệ đơn xin phá sản theo Luật phá sản của Hoa Kỳ. Đây được xem là sự sụp đổ ngân hàng lớn nhất lịch sử, và diễn ra trong một thời gian ngắn khoảng 10 tháng sau xảy ra khi khủng hoảng toàn cầu, gây chấn động ngành tài chính ngân hàng của thế giới.

Bài học được rút ra từ sự thất bại của Lehman Brothers là chiến lược kinh doanh quá mạo hiểm với rủi ro rất cao, trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản dẫn đến phá sản ngân hàng. Ngân hàng đã đầu tư vào các khoản trái phiếu có nguồn gốc từ các khoản vay thế chấp bất động sản đầy rủi ro, đặc biệt, rủi ro được tăng lên gấp bội khi thị trường bong bóng bất động sản của Hoa Kỳ bị vỡ và giá bất động sản đang rơi tự do, tuy nhiên, Ban lãnh đạo ngân hàng không nhận thấy rủi ro đó mà lại tiếp tục đầu tư lớn hơn vào việc mua lại công ty Archstone và bị thua lỗ nặng.

Khi thị trường bất động sản khó khăn, các khoản đầu tư không thu hồi được vốn, các khoản huy động đến hạn thanh toán nhưng ngân hàng không còn tiền để thanh toán, dẫn đến sự mất thanh khoản của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)