Trạng thái thanh khoản ròng của MB giai đoạn 2010-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 61 - 127)

2 CHƯƠNG : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA

2.2.2 Trạng thái thanh khoản ròng của MB giai đoạn 2010-2015

2.2.2.1 Phân loại tài sản, công nợ theo thời hạn đáo hạn đang bị quá hạn

Các khoản mục tài sản mà ngân hàng đã sử dụng để thực hiện cho vay, đầu tư hoặc gửi tiền tại các tổ chức, cá nhân khác mà đã bị quá thời gian đáo hạn nhưng MB vẫn chưa thu hồi được.

Biểu đồ 2.8: Phân loại tài sản, công nợ có thời hạn đáo hạn đang bị quá hạn

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo tài chính các năm 2010-2015 của MB

Ở phần công nợ, MB không có khoản nợ phải trả nào bị quá hạn, nên phần này chênh lệch thanh khoản của Ngân hàng luôn là một con số dương. Trong đó, khoản mục cho vay khách hàng bị quá hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có quá hạn, bình quân 6 năm là 4.663 tỷ đồng ~ 91,4% bình quân tổng tài sản có

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 T đ n g

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác Chứng khoán kinh doanh Cho vay khách hàng - gộp Chứng khoán đầu tư Góp vốn và đầu tư dài hạn Tài sản có khác Cộng Các khoản mục nợ phải trả Chênh lệch thanh khoản ròng

quá hạn. Điều này cũng cho thấy rằng, rủi ro tín dụng gia tăng đáng kể từ mức 2.148 tỷ đồng trong năm 2011 lên mức 4.626 tỷ đồng năm 2015, tăng 115,4%. Về mặt hình thức thì chênh lệch thanh khoản dương là điều tốt, tuy nhiên, đối với những tài sản bị quá hạn trên thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến giá trị tổng tài sản và gia tăng chi phí dự phòng rủi ro, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.2.2.2 Phân loại tài sản, công nợ theo thời hạn đáo hạn từ 1 tháng đến trên 5 năm

Tổng hợp trạng thái thanh khoản ròng của Ngân hàng tại tất cả các kỳ hạn được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.9: Trạng thái thanh khoản ròng của các khoản mục với các khoảng thời gian đáo hạn khác nhau

ĐVT: tỷ đồng -100,000 -80,000 -60,000 -40,000 -20,000 0 20,000 40,000 60,000 80,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Các khoản có thời hạn đáo hạn quá hạn Các khoản có thời hạn đáo hạn đến 1 tháng Các khoản có thời hạn đáo hạn từ 1 đến 3 tháng Các khoản có thời hạn đáo hạn từ 3 đến 12 tháng Các khoản có thời hạn đáo hạn từ 1 đến 5 năm Các khoản có thời hạn đáo hạn trên 5 năm Tổng cộng Chênh lệch thanh khoản ròng

Từ biểu đồ 2.9 cho thấy thanh khoản ròng của Ngân hàng tại các kỳ hạn đáo hạn ngắn hạn thường xuyên bị mất cân đối, đặc biệt với thời gian đáo hạn đến 1 tháng thì trong suốt giai đoạn 2010 – 2015 đều mất cân đối với giá trị tương đối lớn, nhất là trong năm 2014 chênh lệch thanh khoản là âm (-88.225 tỷ đồng) khiến cho tổng cung cầu thanh khoản năm 2014 cũng bị âm (-53.361 tỷ đồng). Tình trạng này đã được khắc phục trong năm 2015, chênh lệch thanh khoản của các tài sản và công nợ có thời gian đáo hạn đến 1 tháng đã giảm xuống còn âm (-38.005 tỷ đồng) ~ giảm 62,9% so với năm 2014, tổng chênh lệch thanh khoản đã dương trở lại và đạt 12.830 tỷ đồng.

2.3 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.3.1 Cơ cấu tổ chức Quản trị rủi ro thanh khoản

Dựa trên những tham vấn của các tổ chức uy tín và những khuyến nghị về quản trị rủi ro thanh khoản của Basel II, MB đã xây dựng cơ cấu tổ chức theo cấu trúc “3 vòng bảo vệ” cụ thể như sau:

Hình 2.3: Cấu trúc ba vòng bảo vệ trong quản trị rủi ro thanh khoản

Vòng bảo vệ thứ nhất: là những đơn vị sở hữu rủi ro và chịu trách nhiệm

đầu tiên trong việc nhận diện, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro thanh khoản trong phạm vi thẩm quyền của mình. Các bộ phận này gồm có: Phòng ALM, Trung tâm kinh doanh thuộc khối Nguồn vốn &Kinh doanh tiền tệ, các đơn vị kinh doanh khác trên toàn hệ thống.

Vòng bảo vệ thứ hai: là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, rà soát

các chính sách quản trị rủi ro, đề xuất các tiêu chuẩn, ban hành các hướng dẫn triển khai đồng thời thực hiện nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ và báo cáo về các rủi ro thanh khoản trong quá trình kinh doanh. Vòng bảo vệ thứ 2 bao gồm: Khối Quản trị rủi ro, phòng Pháp chế và khối Kiểm tra – kiểm soát nội bộ.

Vòng bảo vệ thứ ba: là Cơ quan kiểm toán nội bộ. Đây là đơn vị có trách

nhiệm kiểm soát, đánh giá độc lập toàn bộ hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại MB của vòng thứ nhất và vòng thứ hai. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị đối với hệ thống kiểm soát trong các quy trình nhằm đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của quy trình quản trị rủi ro.

HĐQT Ủy ban QTRR

Ủy ban ALCO TGĐ

Đơn vị sở hữu rủi ro Khối QTRR Phòng Pháp chế, Khối Sổ kinh doanh Sổ ngân hàng Ban kiểm soát Kiểm toán nội

Vòng 2

Vòng 1

Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản của MB

Nguồn: Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng MB

Chi tiết chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị chính trong cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản được liệt kê cụ thể tại Phụ lục 02.

2.3.2 Một số quy định về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Từ năm 2010 – 2014, MB thực hiện quản lý thanh khoản tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước như luật TCTD năm 2010, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 (Thông tư 13) quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Bước sang năm 2015, MB thực hiện theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 (Thông tư 36) của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Thông tư 36 là văn bản chính thức thay thế một loạt các văn bản trước đây như: Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; Thông tư 13/2010/TT-NHNN; Thông tư 19/TT-NHNN ngày 27/9/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông 13; Thông tư 22/2011/TT- NHNN ngày 30/8/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13;….

Ngân hàng TMCP Quân Đội đã và đang triển khai hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng dần tiệm cận theo các thông lệ quốc tế như Basel II và các quy định của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc ban hành một số văn bản nội bộ về quản lý rủi ro thanh khoản từ năm 2012 và được thực hiện thông qua Hội đồng quản lý tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO) là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm thanh khoản cho toàn hệ thống MB. Điều này đã giúp ngân hàng kịp thời đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán đến hạn

của toàn hệ thống với chi phí thấp nhất, giảm thiểu rủi ro thanh khoản, an toàn cho hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản cũng được coi trọng hơn thông qua quá trình nhận biết các dấu hiệu rủi ro, theo dõi, kiểm soát rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, dự báo các rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn, giúp ngân hàng chủ động trong các quyết định cho vay.

Một số quy định nội bộ mà MB đã ban hành về công tác quản trị rủi ro nói

chung, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng trong giai đoạn vừa qua, có thể kể đến một số quy định như:

Quy chế tổ chức hoạt động của Ủy ban quản trị rủi ro được Hội đồng quản trị ban hành kèm theo quyết định số 128/QĐ-MB-HĐQT ngày 19/03/2012; Quy chế tổ chức hoạt động của Khối quản trị rủi ro trong giai đoạn kế hoạch 05 năm 2011 - 2015 được Tổng Giám Đốc ban hành kèm theo quyết định số 3971/QĐ-MB-HS ngày 22/05/2012; Quy chế tổ chức hoạt động của Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ trong giai đoạn kế hoạch 05 năm 2011 - 2015 được Tổng Giám Đốc ban hành kèm theo quyết định số 3970/QĐ-MB-HS ngày 22/05/2012; Quy chế tổ chức hoạt động của Ủy ban quản lý tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO) được Hội đồng quản trị ban hành kèm theo quyết định số 566/QĐ-MB-HĐQT ngày 17/09/2012.

Để tiếp tục hoàn thiện quy định của Ngân hàng Nhà nước và sự tuân thủ các quy tắc về quản trị rủi ro của Ủy ban Basel II, trong năm 2015, Ngân hàng MB đã ban hành thêm ba văn bản quan trọng làm nền tảng cho các hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng một cách tốt nhất. Trong đó, Hội đồng quản trị đã ban hành hai văn bản quan trọng nhất đó là: Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản số CS/QTRR/MB/01 ngày 05/01/2015 ban hành kèm theo quyết định số 137/QĐ-MB-HĐQT ngày 15/09/2015; Tuyên ngôn về khẩu vị rủi ro của MB ban hành kèm theo quyết định số 137/QĐ-MB-HĐQT ngày 15/09/2015. Dựa trên khung pháp lý của Hội đồng quản trị đưa ra, Ủy ban quản lý tài sản Nợ- tài sản Có cũng đã ban hành Quy định đo lường rủi ro thanh khoản theo quyết định số QĐ/QTRR/MB/05 ngày 05/01/2015.

Đây là bộ công cụ đo lường định lượng các rủi ro thanh khoản tiềm ẩn và hiện hữu của ngân hàng.

2.3.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.3.3.1 Khung quản trị rủi ro thanh khoản MB đang xây dựng và áp dụng

Hiện nay, MB đã xây dựng và áp dụng Khung quản trị rủi ro thanh khoản đầy đủ, toàn diện và phù hợp nhất với ngân hàng, đồng thời tuân thủ quy định của Hiệp ước vốn Basel II, gồm có các thành phần như sau:

Hình 2.2: Các thành phần của khung quản trị rủi ro thanh khoản tại MB

Nguồn: Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của MB

Hình 2.3 mô tả tất cả những cấu phần chính trong khung quản trị rủi ro thanh khoản mà MB đang triển khai theo Hiệp ước Basel II, trong đó bao gồm các cấu phần chính như: cơ cấu tổng thể, cơ cấu quản trị, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát và báo cáo, kiểm tra sức chịu đựng.

2.3.3.2 Khẩu vị rủi ro thanh khoản của MB

Với định hướng xây dựng MB trở thành một tập đoàn tài chính đa năng hiện đại và vững mạnh, MB đã dần hoàn thiện các khung pháp lý nội bộ tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và tiệm cận với thông lệ quốc tế, cụ thể là Hiệp ước vốn Basel II. Vì vậy, việc tham vấn các đơn vị có nhiều chuyên gia am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro thanh khoản là một lựa chọn đúng đắn. Vào tháng 6/2014, dưới sự tư vấn của đối tác EY Singapore, MB đã đưa ra những tuyên bố về khẩu vị rủi ro của ngân hàng với những điểm chính yếu như sau:

Tuyên ngôn khẩu vị rủi ro thanh khoản trên phương diện định tính:

MB xác định rủi ro thanh khoản là một rủi ro tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mình và chấp nhận rủi ro thanh khoản trong các giới hạn quản lý nội bộ của MB, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng không vượt quá các quy định của NHNN từng thời kỳ.

Tuyên ngôn khẩu vị rủi ro thanh khoản trên cơ sở định lượng:

MB đã đưa ra các giới hạn cụ thể nhằm đảm bảo quản trị rủi ro thanh khoản thận trọng và hiệu quả, bao gồm:

Một là, tỷ lệ dự trữ thanh khoản quy đổi ra VNĐ phải duy trì tỷ lệ tối thiểu

10%, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố.

Thứ hai, MB duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với VNĐ tối

thiểu 50%, và đối với USD (bao gồm các ngoại tệ khác quy USD) tối thiểu 10%.

ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam.

Thứ tư, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, tính theo VNĐ tối đa không

vượt quá 80%, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam.

2.3.3.3 Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của MB

Hội đồng quản trị MB đã ban hành được Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản áp dụng trên toàn hệ thống của MB là một thành công quan trọng, giúp ngân hàng đạt được những bước tiền lớn trong hoạt động quản trị rủi ro, điều này được nhìn nhận trên một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, việc ra đời Chính sách quản trị rủi ro đã thiết lập một khuôn khổ

quản lý rủi ro có tính toàn diện, giúp MB hạn chế tối đa các nguy cơ tổn thất có thể xảy ra.

Thứ hai, tăng cường nhận thức, truyền thông từ lãnh đạo cấp cao đến nhân

viên nghiệp vụ một cách rõ ràng, minh bạch về quản trị rủi ro thanh khoản, từ đó xây dựng và duy trì văn hóa quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Thứ ba, trong văn bản này cũng quy định rõ việc phân công nhiệm vụ, vai trò

và trách nhiệm của các đơn vị, các cá nhân trong ngân hàng trong việc phát hiện và đánh giá rủi ro kịp thời, không bỏ sót rủi ro.

Thứ tư, Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của MB đã đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng nhà nước và tiệm cận với các nguyên tắc của Basel II về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng.

Thứ năm, kết quả công tác triển khai khẩu vị rủi ro của toàn ngân hàng đến từng hoạt động kinh doanh thể hiện các cam kết về năng lực quản trị rủi ro của MB với các cơ quan quản lý Nhà nước, cổ đông, các đối tác, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Phạm vi áp dụng của Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản:

Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản được áp dụng thống nhất cho toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Quân Đội ở trong và ngoài nước, nhưng không bao gồm các công ty con, công ty liên kết. Các công ty con, công ty liên kết ban hành các chính sách quản lý rủi ro thanh khoản riêng phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình, dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của MB theo chính sách quản trị rủi ro Tập đoàn.

Nội dung của chính sách quản trị rủi ro thanh khoản:

Văn bản nêu lên những nguyên tắc chung nhất trong quản trị rủi ro thanh khoản toàn hàng, khung quản trị rủi ro thanh khoản tổng thể, cơ cấu quản trị đối với quản trị rủi ro thanh khoản, và quy trình quản trị rủi ro thanh khoản. Tất cả các nội dung này là những quy định chung nhất ở cấp độ Ban điều hành và HĐQT, là nên tảng của tất cả các hoạt động trong ngân hàng có liên quan đến rủi ro thanh khoản.

2.3.4 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 61 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)