Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 40 - 41)

Trong khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và Châu Âu xảy ra từ năm 2007 đã lan rộng toàn cầu, đến năm 2012 lại một lần nữa hiện tượng này xảy ra mạnh mẽ tại Việt Nam với nhiều ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

Tháng 8/2012, khi một loạt Lãnh đạo cao cấp của ACB từ thành viên Hội đồng quản trị cho đến Tổng giám đốc đều dính vào vòng lao lý do những sai phạm trong hoạt động quản lý và cho vay so với quy định của Pháp luật Việt Nam. Trước thông tin đó, người gửi tiền ồ ạt đến các chi nhánh, phòng giao dịch của ACB để rút tiền. Dòng người đến ACB ngày càng đông, ngân hàng này đã không đủ khả năng thanh toán cho người dân, đành cầu cứu NHNN tái chiết khấu cho ngân hàng để có tiền trả cho khách hàng. Để không phải chứng kiến một sự sụp đổ ngân hàng mà nguy cơ sụp đổ cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nếu người gửi tiền mất hết niềm tin vào các ngân hàng, NHNN đã phải tuyên bố cam kết hỗ trợ tất cả nhu cầu rút tiền của các khách hàng của ACB, và có thời điểm NHNN đã chi hàng nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho ACB.

Mặc dù gần như ACB không thể chi trả được cho người gửi tiền ngay lập tức khi họ đồng loạt đến rút tiền, nhưng sau cùng, với sự trợ giúp và vào cuộc quyết liệt của NHNN và sự chủ động của Ban lãnh đạo mới lên đã thành công trong việc ngăn không cho sự sụp đổ ngân hàng xảy ra. Tuy nhiên, tổn thất với ACB khá nặng nề, chỉ trong quý 4/2012, ACB đã ghi nhận khoản lỗ 1.700 tỷ đồng, và một năm sau tổng tài sản của ngân hàng đã giảm hơn 34% từ mức 256 nghìn tỷ đồng vào thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)