Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại Hungary

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh chợ lớn (Trang 31)

Xử lý nợ xấu tại Hungary được chia làm hai nhóm: Các khoản nợ lớn và phức tạp được giao cho một cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ngân hàng Phát triển Hungary (HDB) giải quyết. Các khoản nợ còn lại do các ngân hàng tự giải quyết theo thỏa thuận với Bộ Tài chính. Quá trình xử lý nợ xấu tại Hungary bao gồm 3 quá trình nối tiếp nhau: Làm sạch danh mục vốn đầu tư của các ngân hàng; xóa nợ cho các DNNN quan trọng và tái cấp vốn cho các ngân hàng.

Bằng cách xử lý các khoản nợ xấu lớn thông qua một cơ quan chuyên biệt và HDB chỉ để dùng trái phiếu chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là lớn và quan trọng đồng thời cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào

quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, các khoản nợ xấu còn lại do ngân hàng tự giải quyết; kết hợp cùng công tác giải quyết nợ xấu trực tiếp từ phía các DNNN và tái cấp vốn cho ngân hàng bằng cách xóa nợ cho các DNNN mà Chính phủ coi là quan trọng đổi lại ngân hàng sẽ được nhận trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm, Hungary đã thành công trong công tác xử lý nợ xấu. Nợ xấu tại Hungary đã giảm từ gần 30% vào năm 1993 xuống khoảng 5% vào năm 1997 với chi phí xử lý nợ xấu của Hungary khoảng 13% GDP.

Tóm lại, bằng cách kết hợp nhiều giải pháp, công tác xử lý nợ xấu của Hungary tỏ ra khá hiệu quả. Điều này có được là nhờ công tác xử lý nợ xấu của Hungary được điều chỉnh kịp thời khi các biện pháp giải quyết nợ xấu ban đầu tỏ ra không hiệu quả. Hơn thế nữa, các biện pháp Hungary sử dụng đã xử lý được triệt để hơn gốc rễ phát sinh nợ xấu.

1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM

Như kinh nghiệm của các quốc gia, việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, cơ quan này nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những phương thức sau:

(1) Xóa nợ thông qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. Theo mô hình của Hungary, NHNN có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.

(2) Hoán đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay (gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM cổ

phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt trên nên hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi thì sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn (điều này đã được chứng minh trong giai đoạn từ 2005 đến 2009), tăng tính khả thi trong việc hoàn trả các khoản nợ trái phiếu được bảo lãnh bởi Chính phủ.

Theo tính toán, đến nay các NHTM đã trích lập dự phòng tín dụng 70.000 tỷ, trong đó 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo với giá trị tài sản đảm bảo tương đương 130% giá trị các khoản nợ và đa phần là bảo đảm bằng bất động sản. Như vậy, các NHTM hoàn toàn có thể chủ động xử lý các khoản nợ xấu của mình (với điều kiện là có tài sản bảo đảm). Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế phải đảm bảo được 5 nguyên tắc: (1) Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM; (2) việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản; (3) giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; (4) giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ; (5) tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM. Căn cứ theo kinh nghiệm của 3 quốc gia được nghiên cứ trên, nên thực hiện cơ chế như sau:

Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.

Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn,

AMC có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này sẽ có mức lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Thứ tƣ, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên. Hơn thế, sự trầm lắng của bất động sản cũng như hoạt động tín dụng bất động sản chỉ là tạm thời ở Việt Nam nếu nhìn toàn bộ chu kỳ phát triển của thị trường này tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Khi thị trường phục hồi thì mọi thứ sẽ trở lại quỹ đạo tích cực. Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các NHTM và thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống (giống trường hợp của Mỹ giai đoạn 2007-2009).

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là (1) kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; (2) hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn; (3) xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM. Với 2 nhóm khuyến nghị xử lý nợ xấu trên, hy vọng việc áp dụng các kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc và Hungary sẽ đảm bảo xử lý nợ xấu phù hợp với 3 yêu cầu đặc thù của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thông qua việc nghiên cứu các lý luận về rủi ro tín dụng giúp chúng ta nhận dạng được các nguyên dẫn đến nợ xấu. Bản chất của việc quản lý rủi ro tín dụng không chỉ là cách thức xử lý các khoản nợ xấu mà còn là các biện pháp nhằm ngăn ngừa các khoản nợ có nguy cơ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một vài quốc gia trên thế giới rất có ích trong việc áp dụng đối với thực trạng các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI MHB – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 2.1. TỔNG QUAN VỀ MHB

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển MHB

Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ. MHB được chuẩn y Điều lệ về tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 408/1997/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 08/12/1997 với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày 18/09/1997.

Nếu so sánh với các ngân hàng quốc doanh khác được hình thành trên cơ sở sắp xếp lại từ Ngân hàng Nhà nước, có sẵn mạng lưới chi nhánh, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, thì MHB là Ngân hàng quớc doanh ra đời sau, chỉ có quyết định thành lập, không có mạng lưới, thị phần, khách hàng. Toàn bộ quy trình nghiệp vụ, quản lý, cơ sở vật chất, sản phẩm, dịch vụ phải xây dựng từ đầu.

Hoạt động chủ yếu của MHB là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung cấp dịch vụ trung gian môi giới, và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Đến năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 160/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu MHB nhằm xây dựng MHB thành một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả. MHB cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, MHB đã nhận được sự tín nhiệm rất lớn từ khách hàng.

Năm 2008, kỷ niệm 10 năm hoạt động đón nhận Huân chương hạng 2.

Năm 2010 vốn điều lệ được bổ sung lên 3000 tỷ đồng.

Ngày 20/7/2011, Ngân hàng MHB đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần được đấu giá với 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia.

Ngân hàng MHB được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn và được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong năm 2012. Năm 2011, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam.

So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến năm 2011, tổng tài sản của MHB,đạt gần 50.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập.

2.1.2. Đôi nét về MHB – Chi nhánh Chợ Lớn

MHB chi nhánh Chợ Lớn được thành lập theo quyết định số 59/2005/QĐ-NHN- HĐQT ngày 10/06/2005, có trụ sở giao dịch tại số 32A đường Nguyễn Chí Thanh, phường 2, quận 10 TP Hồ Chí Minh cùng với 07 phòng giao dịch và 11 điểm giao dịch máy ATM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh được phép hoạt động của một chi nhánh ngân hàng thương mại đa năng, từ huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu (theo chỉ tiêu phân bổ của hội sở ).

Chi nhánh Chợ Lớn thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán ra nước ngoài thông qua mạng SWIFT toàn cầu của MHB với hàng ngàn đại lý trên toàn thế giới, mua bán các loại ngoại tệ mạnh đang lưu hành, chi nhánh tài trợ xuất nhập khẩu, đầu tư cho các dự án, đặc biệt cho những dự án khu dân cư, cao ốc văn phòng, bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán...

Bên cạnh đó chi nhánh Chợ Lớn còn cho vay sản xuất kinh doanh mọi thành phần doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong lãnh vực cá nhân, chi nhánh có nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng với tiện ích đặc biệt như cho vay thanh toán mua bán nhà, cho vay mua phương tiện vận chuyển, trang thiết bị đồ dùng trong nhà, cho cá nhân… trả góp trong nhiều năm, trả theo mức cố định, linh hoạt..., theo dư nợ giảm dần có ân hạn, các dịch vụ thu chi hộ, trả lương qua tài khoản ATM...

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB – CHI NHÁNH CHỢ LỚN TRONG THỜI GIAN QUA CHỢ LỚN TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Tình hình chung trong toàn hệ thống

Tình hình huy động vốn

Năm 2010 là năm chuyển biến rất quan trọng của MHB trong công tác huy động vốn. Ngay từ đầu năm, HĐQT MHB đã đề ra những chiến lược phù hợp cho hoạt động của MHB trên cơ sở đẩy mạnh thay đổi cơ cấu huy động vốn, bám sát tín hiệu thị trường. Nhờ có hướng đi phù hợp, đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn của MHB đã đạt trên 47.012 tỷ đồng, tăng gần 30% so vối năm 2009.

Sang năm 2011, lạm phát có dấu hiệu tăng cao, tỉ giá ngoại tệ, vàng biến động mạnh và đứng mức cao nên Chính phủ cũng đã nhanh chóng triển khai các giải pháp mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tính đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn của MHB là 44.095 tỉ đồng.

Đến năm 2012, tình hình kinh tế - xã hội trong nước tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm, lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao. Trong bối cảnh đó, MHB vừa phải thực hiện các chủ trương chính sách nhà nước nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải đáp ứng nhu cầu vốn và dự trữ thanh khoản theo quy định của NHNN đồng thời phải kinh doanh có hiệu quả. Hội đồng quản trị và Ban điều hành đã thực hiện nhiều biện pháp, chính sách nhằm đáp ứng được những điều kiện trên. Kết quả đạt được tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống đạt 33.559 tỉ đồng.

Bảng 2.1: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB / TỔNG HUY ĐỘNG Chỉ tiêu NĂM 2010 2011 2012 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Các khoản nợ kho bạc và NHNN 7.684.133 16,3 3.053.376 6,792 1.232.481 3,67

Tiền gửi và vay các TCTD

14.343.264 30,5 15.987.332 36,26 7.834.517 23,35

Tiền gửi cuả khách hang

21.403.831 45,55 20.368.814 46,19 23.096.755 68,83

Phát hành giấy tờ có giá

2.358.942 5,0 2.370.518 5,38 6.396 0,02

Vốn tài trợ, cho vay TCTD chịu rủi ro

1.222.104 2,6 1.308.489 2,97 1.388.472 4,14

Tổng cộng 47.012.273 100 44.094.745 100 33.558.621 100

(Nguồn:BCTC MHB qua các năm 2010,2011,2012)[12,13,14]

Biểu 2.1: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƢỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

47,012,276 44,094,745 33,558,621 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 2010 2011 2012

(Nguồn:BCTC MHB qua các năm 2010,2011,2012)[12,13,14])

Tình hình hoạt động tín dụng:

Thị phần tín dụng ngày càng bị thu hẹp do tốc độ tăng trưởng từ năm 2008 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh chợ lớn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)