Các biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh chợ lớn (Trang 49 - 51)

Xử lý nợ xấu đã phát sinh là một biện pháp nhằm giảm lượng nợ xấu đã phát sinh tại Ngân hàng. Trong thời gian qua, MHB đã áp dụng nhiều biện pháp để tận thu nợ và xử lý nợ xấu một cách toàn diện. Cụ thể như sau:

Xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu

Thực hiện Quyết định số 149/2001/QĐ-TTG ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính Phủ, Đề án xử lý nợ tồn đọng của MHB đã được xây dựng nhằm đưa ra những giải pháp tổng thể để xử lý dứt điểm số nợ tồn đọng tại Ngân hàng. Các phương án xử lý nợ xấu cụ thể là: Thứ nhất, chủ nợ tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản... Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho doanh nghiệp khách nợ, giá trị triết khấu do chủ nợ và doanh nghiệp thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này. Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Lộ trình xử lý nợ xấu tồn đọng của MHB theo đề án là 5 năm (2009-2014). Ngoài ra với việc phân loại nợ xấu tồn đọng, MHB đã xác định cụ thể phạm vi, nguyên tắc và cơ chế xử lý đối với từng loại, từng nhóm nợ. Đối với nợ xấu là các khoản nợ còn dư đến thời điểm 31/12/2009 được xử lý theo cơ chế hiện hành. Tài sản đảm bảo nợ xấu là cơ sở để Ngân hàng thu nợ tốt nhất khi khách hàng không trả được nợ nên xử lý

có hiệu quả tài sản đảm bảo được MHB coi là một trong số các giải pháp quan trọng nhất trong việc giải quyết nợ xấu.

Các kịch bản để xử lý nợ xấu đƣợc dựng lên:

Dù cố gắng đến đâu, hoạt động tín dụng vẫn luôn tồn tại một tỷ lệ nợ xấu nhất định. Chính vì vậy, MHB đã thiết lập được các biện pháp dự phòng để hạn chế rủi ro. Một trong những biện pháp đó là cho vay có tài sản bảo đảm.

Nhằm mục tiêu nâng cao trách nhiệm trả nợ của bên vay cũng như tăng biện pháp dự phòng trong trường hợp có rủi ro xảy ra, thời gian qua, MHB - Chi nhánh Chợ Lớn đã rất tích cực đẩy mạnh phương thức cho vay có tài sản đảm bảo. Tuy danh mục tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn phức tạp song chúng ta có thể khẳng định chủ trương tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo bằng tài sản đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng danh mục cho vay của MHB và là nguồn dự phòng tốt để xử lý khi có rủi ro xảy ra.

Bên cạnh đó, Chi nhánh thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ nhân viên liên quan đến bộ phận tín dụng về các kịch bản có thể dẫn đến nợ xấu có thể xảy ra và các biện pháp hạn chế, khắc phục: các trường hợp vợ chồng ly hôn, chủ tài sản cố tình tẩu tán tài sản khi phải ngân hàng đề nghị thanh lý tài sản thu hồi nợ…từ đó giúp cho nhân viên có các hướng xử lý chủ động hơn trong việc ngăn ngừa và xử lý các khoản nợ xấu hoặc có nguy cơ trở thành nợ xấu.

Tiến hành phân loại nợ trong hoạt động tín dụng.

Việc đầu tiên khi xử lý nợ xấu là MHB đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để có được chính sách cho từng loại khách nợ. Theo Quyết định 493 việc phân lọai nợ nhằm mục đích giúp các Ngân hàng đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng được chính xác hơn vì việc phân loại nợ theo từng khoản vay, theo từng khách hàng thay vì đơn thuần phân loại nợ theo tính chất nợ trong hạn hay nợ quá hạn.

Để có cơ sở xác định các loại nợ sát với thực tế, Ngân hàng đã tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng để hỗ trợ cho việc phân loại nợ. Hệ thống xếp hạng tín dụng được xác định với các nội dung chủ yếu: Cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng: chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết, uy tín với tổ chức tín dụng trước đây… trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro

Thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007l của NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, MHB đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Theo đó, dư nợ tín dụng được phân loại thành 5 nhóm. Những khoản dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động. Tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng là: 0% đối với nhóm I, 5% đối với nhóm II, 20% đối với nhóm III, 50% đối với nhóm IV, 100% đối với nhóm V.

Hội đồng xử lý rủi ro thực hiện việc phân loại tài sản “Có”, trích lập dự phòng rủi ro trong từng quý và giám sát hoạt động thu hồi nợ. Từ khi thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo cơ chế mới, lượng trích dự phòng của MHB đã đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tế, giúp cho việc sử dụng dự phòng rủi ro ngày càng có hiệu quả. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trở thành một trong số các biện pháp quan trọng nhất giúp MHB xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên một điểm nổi bật đối với Chi nhánh Chợ Lớn là từ ngày thành lập đến nay, chưa có khoản nợ nào mà MHB - Chi nhánh Chợ Lớn phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa nợ cho khách hàng. Điều này cho thấy được khả năng kiểm soát rủi ro của Chi nhánh trong thời gian qua là khá tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh chợ lớn (Trang 49 - 51)