TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB – CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh chợ lớn (Trang 38 - 44)

CHỢ LỚN TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Tình hình chung trong toàn hệ thống

Tình hình huy động vốn

Năm 2010 là năm chuyển biến rất quan trọng của MHB trong công tác huy động vốn. Ngay từ đầu năm, HĐQT MHB đã đề ra những chiến lược phù hợp cho hoạt động của MHB trên cơ sở đẩy mạnh thay đổi cơ cấu huy động vốn, bám sát tín hiệu thị trường. Nhờ có hướng đi phù hợp, đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn của MHB đã đạt trên 47.012 tỷ đồng, tăng gần 30% so vối năm 2009.

Sang năm 2011, lạm phát có dấu hiệu tăng cao, tỉ giá ngoại tệ, vàng biến động mạnh và đứng mức cao nên Chính phủ cũng đã nhanh chóng triển khai các giải pháp mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tính đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn của MHB là 44.095 tỉ đồng.

Đến năm 2012, tình hình kinh tế - xã hội trong nước tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm, lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao. Trong bối cảnh đó, MHB vừa phải thực hiện các chủ trương chính sách nhà nước nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải đáp ứng nhu cầu vốn và dự trữ thanh khoản theo quy định của NHNN đồng thời phải kinh doanh có hiệu quả. Hội đồng quản trị và Ban điều hành đã thực hiện nhiều biện pháp, chính sách nhằm đáp ứng được những điều kiện trên. Kết quả đạt được tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống đạt 33.559 tỉ đồng.

Bảng 2.1: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB / TỔNG HUY ĐỘNG Chỉ tiêu NĂM 2010 2011 2012 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Các khoản nợ kho bạc và NHNN 7.684.133 16,3 3.053.376 6,792 1.232.481 3,67

Tiền gửi và vay các TCTD

14.343.264 30,5 15.987.332 36,26 7.834.517 23,35

Tiền gửi cuả khách hang

21.403.831 45,55 20.368.814 46,19 23.096.755 68,83

Phát hành giấy tờ có giá

2.358.942 5,0 2.370.518 5,38 6.396 0,02

Vốn tài trợ, cho vay TCTD chịu rủi ro

1.222.104 2,6 1.308.489 2,97 1.388.472 4,14

Tổng cộng 47.012.273 100 44.094.745 100 33.558.621 100

(Nguồn:BCTC MHB qua các năm 2010,2011,2012)[12,13,14]

Biểu 2.1: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƢỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

47,012,276 44,094,745 33,558,621 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 2010 2011 2012

(Nguồn:BCTC MHB qua các năm 2010,2011,2012)[12,13,14])

Tình hình hoạt động tín dụng:

Thị phần tín dụng ngày càng bị thu hẹp do tốc độ tăng trưởng từ năm 2008 đến nay và tốc độ tăng trưởng tín dụng thường xuyên thấp hơn mức tăng chung của cả ngành. Do chưa chú trọng công tác huy động tiền gửi nên khả năng mở rộng dư nợ của MHB còn hạn chế. Bên cạnh đó do vốn điều lệ tương đối nhỏ (chỉ chiếm 5,9% tổng tài sản, trong khi số bình quân của 37 ngân hàng TMCP (không kể MHB) là 6,7% (năm 2010) nên MHB chỉ dành 42% tổng tài sản cho hoạt động tín dụng, và dành tỷ trọng khá lớn cho hoạt động liên ngân hàng và đầu tư chứng khoán nợ (36%) nhằm giảm hệ số rủi ro cho danh mục tài sản, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR). Tuy vậy, nhờ tăng vốn điều lệ từ 823,3 tỷ đồng lên 3.000,6 tỷ đồng trong năm 2010 và chiến lược chú trọng tăng trưởng huy động tiền gửi, khả năng tăng trưởng tín dụng của MHB trong các năm tới là khả quan.

Tuy nhiên tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống là 24.651 tỷ đồng, tăng 1.702 tỷ đồng(tỷ lệ tăng 7,41%) so với năm 2012. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 15.082 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,18% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay trung hạn đạt 6.479 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,28% tổng dư nợ cho vay. Trong năm 2012, MHB tiếp tục thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dung bằng các biện pháp: tích cực củng cố quan hệ với khách hàng, áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, tăng cường kiểm soát chặt chẽ hạn mức và chất lượng tín dụng , nâng cao công tác quản lý rủi ro. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu của MHB tính đến 31/12/2012 chỉ chiếm tỷ trọng 2,99% tổng dư nợ.

2.2.2. Tình hình tại MHB – Chi nhánh Chợ Lớn

Tình hình huy động vốn

Bám sát chỉ đạo từ Hội đồng quản trị MHB, MHB – Chi nhánh Chợ Lớn tích cực chọn lọc khách hàng để đầu tư, nâng dần cơ cấu vốn đầu tư ngắn hạn. Trong năm 2010, 2011, MHB – Chi nhánh Chợ Lớn đã trở thành một trong những đơn vị gửi vốn trong toàn hệ thống MHB.

Đến năm 2012, khó khăn tiếp tục kéo dài, bên cạnh việc thực hiện các chủ trương chung của ngành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, Chi nhánh Chợ Lớn còn phải phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu do Hội sở giao. Trong bối cảnh đó, MHB - Chi nhánh Chợ Lớn đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường tiếp cận các khách hàng có nhiều tiếm năng để thuyết phục, đồng thời chăm sóc tốt khách hàng cũ cũng như tiếp cận phát triển thu hút khách hàng mới đến với các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Kết quả đạt được tính đến 31/12/2012 là 1.049 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (chiếm 44% tổng huy động). Toàn bộ nguồn vốn đều được huy động từ thị trường 1.

Biểu 2.2: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 1,703,255 963,580 1,049,253 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2010 2011 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính MHB Chợ Lớn qua các năm 2010,2011,2012)[16,17,18]

Tình hình hoạt động tín dụng:

Bên cạnh những khó khăn chung của toàn hệ thống, MHB – Chi nhánh Chợ Lớn còn vấp phải những khó khăn khác: cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trong cùng khu vực, sản phẩm còn nghèo nàn. Tuy nhiên, ngay từ năm 2010, Ban giám đốc Chi nhánh Chợ Lớn đã xác định tăng trưởng tín dụng theo hướng an toàn , chỉ cho vay các dự án vay vốn thực sự có hiệu quả theo mục tiêu định hướng do Hội đồng quản trị đề ra trong từng thời kỳ. Qua đó, mặc dù tỉ lệ dư nợ tăng không nhiều qua các năm nhưng tỉ

trọng dư nợ đã dần dịch chuyển theo xu hướng nâng cao tỉ trọng cho vay ngắn hạn, điều này phù hợp với chủ trương của Chính phủ nhằm kích thích cho vay sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này.

Biểu 2.3: TỈ TRỌNG DƢ NỢ TẠI MHB – CHI NHÁNH CHỢ LỚN

325.25 157.18 381.42 417.58 143.08 299.23 588.14 184.26 238.16 0 100 200 300 400 500 600 2010 2011 2012 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính MHB Chợ Lớn qua các năm 2010,2011,2012)[16.17,18]

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI MHB – CHI NHÁNH CHỢ LỚN GIAI ĐOẠN 2010 -2012:

Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ cho Chi nhánh, một mặt đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vể nhu cầu vốn, mặt khác Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo ổn định và an toàn. Vì lẽ đó nên trong nhiều năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, tỷ trọng nợ xấu toàn chi nhánh luôn trong mức cho phép. Tuy nhiên trong năm 2012, do những khó khăn chung của nền kinh tế đã đẩy tỉ lệ nợ nhóm 2 ( Nhóm nợ cần chú ý) tăng lên đáng kể trong năm 2011.

Biểu 2.4: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƢỞNG NỢ NHÓM 2 VÀ NỢ XẤU TẠI MHB – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 5.02 4.3 41.1 6.3 5.9 7.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2010 2011 2012 Nợ nhóm 2 Nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo tài chính MHB Chợ Lớn qua các năm 2010,2011,2012)[16,17,18]

Cụ thể là trong năm 2010, 2011 tỷ trọng nợ nhóm 2 và tỷ trọng nợ xấu toàn chi nhánh luôn nằm ở tỉ lệ thấp hơn 1% so với tổng dư nợ. Tuy nhiên sang năm 2012, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm, lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao dẫn tới hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Cụ thể, tỷ trọng nợ nhóm 2 từ 0,5% năm 2011 tăng lên 6,46% năm 2012; tỷ trọng nợ xấu từ 0,68% năm 2011 tăng lên 1,18% năm 2012. Nguyên nhân của việc nợ nhóm 2 và nợ xấu tăng cao cũng cần phải kể đến chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát khiến MHB cắt giảm hạn mức tín dụng. Đồng thời lãi suất tín dụng mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ Ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến MHB – Chợ Lớn phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp.

Một nguyên nhân khác không thể không kể đến là số lượng các NHTM ở Việt Nam ngày càng nhiều, làm phân tán nguồn tiền vì NHTM nào cũng cố giành giật thị phần và muốn tăng trưởng quy mô tín dụng (do hầu hết vẫn còn là quy mô nhỏ nhưng vẫn cam kết cho vay đầu tư đa dạng) trong khi khả năng huy động vốn còn yếu. Vì vậy, dẫn tới nguồn vốn huy động được của MHB bị ảnh hưởng đáng kể, dẫn đến nợ xấu tăng cao. Mặt khác, khi cho vay MHB vẫn còn có lúc chưa khảo sát kỹ khách hàng, tính khả thi của phương án, cho vay vốn sai mục đích, khách hàng kinh doanh không hiệu quả, có nguy cơ phá sản, khiến Ngân hàng khó thu hồi hoặc không thể thu hồi được vốn và lãi vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh chợ lớn (Trang 38 - 44)