ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MHB GIAI ĐOẠN 2012 2017:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh chợ lớn (Trang 59 - 60)

Năm 2012 nền kinh tế toàn cầu có nhiều dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên nền kinh tế các nước phát triển vẫn tiếp tục gặp nhiều biến động và thách thức biến động và thách thức trong quá trình hồi phục và còn gây ảnh hưởng mạnh đến thị trường xuất nhập khẩu và đầu tư vốn. Đối với môi trường kinh tế trong nước, hoạt động kinh doanh tiền tệ vẫn còn phải đối mặt với khó khăn về nguy cơ lạm phát, căng thẳng về thanh khoản, diễn biến phức tạp của tỉ giá, cung cầu ngoại tệ. Bên cạnh đó, hoạt động Ngân hàng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt giữa các nhóm Ngân hàng cổ phần, các Ngân hàng nước ngoài hoạt động 100% vốn tại Việt Nam và các kênh đầu tư khác. Để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, NHNN tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống Ngân hàng và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế; kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 20% và tín dụng khoảng 25%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý...

Còn đối với MHB, năm 2012 được coi là năm khởi đầu của chiến lược phát triển 05 năm đưa MHB trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, MHB đặt ra phương châm “Tăng tốc – An toàn – Chất lƣợng – Hiệu quả” và sẽ “linh hoạt, quyết liệt” trong chỉ đạo điều hành để đạt được những mục tiêu đặt ra. MHB xác định tầm nhìn là “ Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân tại Việt Nam”. Ngân hàng cũng xác định sứ mệnh của mình là “ Trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam về tư vấn tài chính chu đáo và phục vụ khách hàng công bằng”. Việc xác định tầm nhìn và sứ mệnh của ngân hàng thể hiện rõ nhóm khách hàng mục tiêu mà ngân hàng hướng tới là các nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với định hướng chất lượng dịch vụ và tư vấn chu đóa luôn là trọng tâm trong mọi hoạt động và là sự khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh của MHB.

Các mục tiêu chiến lược:

 Tăng quy mô tài sản hàng năm trung bình 20-25%

 Tốc độ tăng trưởng tín dụng giao động trong mức 17-20%/năm tùy theo sự tăng trưởng vốn hàng năm và chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Tuy nhiên phải đặt tiêu chí tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững lên hàng đầu: Xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá tính tuân thủ trong hoạt động tín dụng; tiếp tục hoàn thiện, bổ sung để hệ thống này ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực tế góp phần nâng cao chất lượng tín dụng toàn hệ thống, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, lãnh đạo các phòng kinh doanh, quản lý rủi ro để nâng cao kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và pháp lý.

 Thực hiện đẩy mạnh hoạt động thanh toán dịch vụ, phát huy lợi thế hàng đầu trong hoạt động thanh toán biên mậu với Trung Quốc trong thời gian qua. Tập trung phát triển các sản phẩm mới, có chọn lọc trên cở sở nền tảng công nghệ hiện đại như SMS Banking, Internet Banking, Mobile banking…

 Thường xuyên tổ chức các đợt đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng cho nhân viên; thực hiện bố trí nhân sự phù hợp đảm bảo đúng người đúng việc; xây dựng quy chế lương thưởng gắn với hiệu quả công việc và đóng góp của CBCNV vào hoạt động của ngân hàng; tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên gắn bó với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh chợ lớn (Trang 59 - 60)