5 năm năm Trên Tổng
3.2.4. 44B Nhóm giải pháp về kiểm soá t xử lý rủi ro thanh khoản
3.2.4.1. 71BTiến hành xây dựng kế hoạch tài trợ dự phòng (CFP)
Dựa vào kết quả của các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống, Eximbank nên xây dựng hệ thống kế hoạch tài trợ dự phịng nhằm có kế hoạch cụ thể giảm thiểu tổn thất và duy trì khả năng tài trợ cho hoạt động NH diễn ra trôi chảy khi RRTK xảy ra theo từng tình huống đã được phân tích. Kế hoạch này cần nêu rõ:
- Các tình huống rủi ro thanh khoản có thể xảy ra, các biện pháp xoa dịu tổn thất và chi phí dự tính để thực hiện các biện pháp này trong từng tình huống.
- Các tình huống được sử dụng tới quỹ dự phòng và phương thức, mức độ được sử dụng trong các tình huống đó.
- Thiết lập quỹ dự phịng và định kì gửi một lượng tiền tối thiểu theo mức đã được định trước.
CFP cần được liên kết chặt chẽ với các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả, và phải được thưởng xuyên xem xét, đánh giá và sửa đổi phù hợp với yêu cầu thực tế.
3.2.4.2. 72BNâng cao chất lượng quản lỷ tài sản nợ
Eximbank cần thực hiện gắn kết quản trị thanh khoản với quản lý tài sản nợ. Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ thị trường dân cư, đảm bảo mức tăng trưởng huy động tiền gửi phù họp với mức tăng trưởng tín dụng. Ngồi ra, Eximbank cần tiếp tục
71
thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn theo nhóm khách hàng, theo loại Tiền và theo thời hạn, để làm giảm sự nhạy cảm của tài sản nợ với các biến động của nền kinh tế. Đa dạng hóa nguồn vốn giúp ngân hàng đảm bảo an toàn thanh khoản tốt hơn.
Eximbank cần tiếp tục tham gia và tạo sự tín nhiệm trên thị trường LNH để nắm chắc lợi thế có thể vay vốn hoặc chiết khấu giấy tở có giá với NHNN và các NH khác một cách nhanh chóng để đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên, Eximbank không nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn từ thị trường này và cần ước tính hạn mức huy động vốn tối đa an toàn đối với thị trường này dựa vào khả năng của thị trường trong điều kiện bình thưởng và trong điều kiện căng thẳng.
Quản lý tài sản nợ cũng đồng nghĩa với việc tạo mối quan hệ bền vững với các nguôn tài trợ này, đặc biệt là các khách hàng lớn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng là tổ chức Chính Phủ, NHNN và các ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng. Đây là những nguồn tài trợ tương đối dồi dào mà một khi mất đi, Eximbank sẽ phải đối mặt với việc mất đi một lượng vốn tiềm năng lớn.