H3: (Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán tại NHNN + Tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác)/ Tổng tài sản Có Bảng 2.2: Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU NĂM 2009 2010 2011 01/01/2012 2012 Tiền mặt 673 2.745 698 2.028 4.335
Tiền gửi thanh toán tại NHNN và
TCTD khác 4.396 1.107 2.256 3.546 3.774
Tổng tài sản có 54.492 60.183 79.151 145.003 148.697
Chỉ số H3 (%) 9,30 6,40 3,73 3,84 5,45
Nguồn: Báo cáo tài chính SCB[15]
Chỉ số H3 của SCB qua các năm 2009 đến 2012 đều dưới 10%, như vậy khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn SCB buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao. Chỉ số này giảm dần qua các năm từ 2009 đến 2011, năm 2011 chỉ số này chỉ có 3,73% và thực tế đã cho thấy SCB mất khả năng chi trả vào những tháng cuối năm, chính vì thế mà SCB đã thực hiện cầm cố vàng, trái phiếu chính phủ, đồng thời tăng cường gửi đối ứng cũng như vay tái cấp vốn từ NHNN để có nguồn VND đáp ứng nhu cầu chi trả. Cuối năm 2011, sau khi SCB hợp nhất, SCB đã được NHNN hỗ trợ, bên cạnh đó BIDV đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, toàn diện với SCB. Về nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, BIDV sẽ cấp SCB nhằm hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền. Khi một bên có nhu cầu về tiền gửi hoặc mua bán ngoại tệ, các bên sẽ chào cho nhau mức giá ưu đãi phù hợp với điều kiện của các bên. Các bên cam kết hỗ
trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các giao dịch về vốn và kinh doanh tiền tệ khi có nhu cầu trên cơ sở các điều khoản thoả thuận trong các hợp đồng giao dịch cụ thể trong phạm vi hạn mức định kỳ dành cho nhau. Trên cơ sở đó BIDV đã hỗ trợ thanh khoản cho SCB 2.464 tỷ đồng, chính nhờ sự hỗ trợ trên và sự hổ trợ của NHNN, mà năm 2012, chỉ số H3 của SCB hợp nhất đã có sự thay đổi rõ rệt, đầu năm 2012, chỉ số H3 là 3,84%, đến cuối năm 2012 chỉ số này đạt 5,32%, điều đó chứng tỏ SCB đang dần dần khắc phục được tình trạng mất thanh khoản.