Lý do lựa chọn cơ chế quản lý vốn tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn001 (Trang 74 - 75)

Cơ chế quản lý vốn tập trung hay gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại Hội sở chính. Các Chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thông qua Trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của Chi nhánh và bán vốn để Chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/ chi phí của từng Chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính.

Hình 3.1: Cơ chế quản lý vốn tập trung

Bán toàn Mua toàn bộ

A bộ vốn cho vốn của chi

chi nhánh 1 nhánh 2

Mua toàn bộ

A vốn của chi Bán toàn

nhánh 1 bộ vốn cho

chi nhánh 2

Chi nhánh 1: Thiếu vốn Chi nhánh 2: Thừa vốn SCB lựa chọn cơ chế chế quản lý vốn tập trung, bởi những ưu điểm:

Cho vay Huy động Cho vay Huy động TRUNG TÂM VỐN Thị trƣờng liên ngân hàng

- Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối: các rủi ro này là một trong những rủi ro cơ sở trong hoạt động ngân hàng, việc kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro này sẽ góp phần việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hội sở sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về các rủi ro trên, đồng thời việc tập trung các rủi ro về HO sẽ làm cho các chính sách vĩ mô, các chiến lược kinh doanh của hệ thống được thực thi và phát huy được tối đa hiệu quả.

- Hạn chế tình trạng thừa thiếu thanh khoản: Cơ chế mua bán vốn sẽ tập trung hoàn toàn mọi giao dịch về Trung tân vốn, Trung tâm vốn sẽ làm động tác luân chuyển vốn từ Chi nhánh thừa vốn sang Chi nhánh thiếu vốn, đồng thời điều tiết vốn trên thị trường liên ngân hàng, như vậy tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng vốn của toàn hệ thống, cân đối nguồn vốn hợp lý toàn hệ thống, hạn chế được tình trạng thừa/ thiếu thanh khoản của các Chi nhánh.

- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, quản lý và loại trừ được các công việc báo cáo thủ công, kết quả hoạt động của Chi nhánh sẽ được thực hiện mỗi ngày thông qua hệ thống quản lý vốn giữa Hội sở và Chi nhánh, Chi nhánh không phải làm các báo cáo tổng hợp về nguồn vốn, tiền tệ và thanh khoản mỗi ngày, Chi nhánh cũng không phải lập các kế hoạch thanh khoản và nhu cầu vốn.

- Quản lý vốn tập trung là một công cụ quản lý vĩ mô, tập trung và quản lý từ xa nguồn vốn của toàn hệ thống nhưng vẫn đảm bảo tính năng động của từng Chi nhánh, Hội sở không can thiệp vào hoạt động cụ thể của từng Chi nhánh, khả năng huy động và cho vay đồng thời với sự tiết giảm các chi phí quản lý sẽ đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn001 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)