Kiến nghị đối với chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn001 (Trang 83)

- Tiếp tục thực hiện kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế phát triển thiếu tính ổn định sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của mọi thành phần kinh tế trong đó có hoạt động của ngân hàng, vì vậy việc thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát trong thời gian tới là cần thiết nhằm góp phần tạo một môi trường thuận lợi và hỗ trợ các ngân hàng phát triển hoạt động. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp và sự phối hợp thực hiện của các cơ quan và chính quyền địa phương.

+ Việc tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh cần được tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nhưng không gây ra bất ổn kinh tế và làm lạm phát tăng cao trở lại.

 Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp khuyến khích sản xuất đặc biệt đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế. Tiếp tục giảm lãi suất cho vay khu vực sản xuất kinh doanh, ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách hỗ trợ phát triển, vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, đang sản xuất những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng gặp khó khăn về tài chính. Tạo thanh khoản và phục hồi thị trường bất động sản thông qua đó khôi phục hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

 Xóa bỏ các rào cản đầu tư bất hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, nguồn nhân lực, thủ tục hành chính nhằm khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư từ nước ngoài.

+ Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kết hợp sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ với thực thi chính sách tài khóa để thực hiện kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

 Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để giữ mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý, điều hành tỷ giá phù hợp, không để biến động lớn ảnh hưởng đến thị trường. Thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời vốn cho sản xuất, giảm nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

 Kết hợp với việc thực hiện chính sách tài khóa như tăng cường tiết kiệm, giảm bội chi ngân sách, rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả đầu tư, kinh doanh từ nguồn vốn nhà nước. Đẩy mạnh xuất khẩu và khuyến khích giảm nhập siêu để cải thiện cán cân thanh toán.

 Chính phủ cần tăng cường kiểm soát thị trường, chất lượng và giá cả các mặt hàng, đảm bảo cung cầu hàng hóa, dịch vụ để không xảy ra đột biến tăng giá các mặt hàng, ngăn chặn việc đầu cơ và các hành vi thao túng thị trường.

+ Triển khai quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Chính phủ cần thực hiện đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống tài chính, ngân hàng với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và bảo đảm an toàn hoạt động. Phát triển thị trường chứng khoán và các dịch vụ tài chính để tạo ra kênh huy động vốn dài hạn cung cấp cho nền kinh tế. Hoàn thiện và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng

tăng năng suất lao động xã hội và tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

+ Thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, nhất là giải quyết việc làm cho người lao động. Hỗ trợ đời sống cho người dân đặc biệt các hộ nghèo, người già, người về hưu và thực hiện các chính sách ưu tiên dành cho khu vực nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các vùng kinh tế chưa phát triển nhằm ổn định đời sống dân cư và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

- Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý

+ Nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, đánh giá tác động của chính sách tài chính đến thị trường. Thực hiện hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính theo hướng điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ. Từ việc hoàn thiện khung pháp lý, chính phủ có thể tăng cường sự điều tiết vĩ mô và thực hiện giám sát hiệu quả các hoạt động trên thị trường.

+ Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về thực thi luật để quy định và điều chỉnh một cách đồng bộ hoạt động của các ngân hàng. Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính theo hướng đơn giản hóa, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế.

+ Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực giám sát tài chính, chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trong các lĩnh vực, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát tài chính, hình thành hệ thống giám sát toàn diện và hiệu quả. Hoàn thiện cơ chế giám sát nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, minh bạch và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Nâng cao vai trò, chức năng giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính dựa trên nguyên tắc tôn trọng các quy luật thị trường.

- Đẩy mạnh phát triển các chính sách hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng

+ Để phát triển hoạt động, không chỉ cần sự nỗ lực của bản thân mà các ngân hàng còn cần nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các chủ trương và chính sách của chính phủ, đặc biệt là những chính sách có ảnh hưởng thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng.

+ Chính phủ cần triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện và đưa vào thực thi các chính sách thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa dịch vụ thanh toán và đẩy mạnh ứng dụng thanh toán điện tử.

+ Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tài chính nhằm tăng cường thu hút và khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác trong từng giai đoạn.

+ Tiếp tục rà soát, đồng bộ hóa và tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính để tạo điều kiện tốt nhất cho các ngân hàng hoạt động trong giai đoạn mới.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc - Điều hành chính sách tiền tệ

+ NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc chặt chẽ và linh hoạt với ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo hoạt động an toàn của hệ thống TCTD.

+ Việc ban hành các chính sách tiền tệ cần xem xét một cách toàn diện những tác động đến hoạt động của các ngân hàng đặc biệt là những ngân hàng có quy mô nhỏ và trước khi thực thi các điều chỉnh NHNN nên có những dự báo và khoản thời gian dành cho các ngân hàng có điều kiện chuẩn bị và điều chỉnh hoạt động phù hợp.

+ Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, công nợ, vốn tự có và mức độ an toàn của tổ chức tín dụng để phân loại các ngân hàng thương mại theo các nhóm từ đó triển khai các biện pháp xử lý phù hợp.

+ Triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hoạt động ngân hàng với nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát, từng bước nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. NHNN cần kiên quyết trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém như yêu cầu tái cơ cấu lại hoạt động, hệ thống quản trị, lành mạnh hóa về tài chính.

+ Thực hiện hỗ trợ về thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn về thanh khoản và đặt tổ chức tín dụng yếu kém dưới sự giám sát toàn diện của NHNN.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý

+ Tiếp tục hoàn thiện các quy chế, hướng dẫn quy định hoạt động của các định chế tài chính trong phạm vi quyền hạn của NHNN. Rà soát, điều chỉnh và đảm bảo việc thực thi các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Tăng cường công tác thanh tra giám sát để kịp thời phát hiện các những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn. Từ đó có những biện pháp xử lý nghiêm khắc để duy trì kỷ luật trên thị trường và đảm bảo thực thi các quy định một cách thống nhất và công bằng.

+ Thể hiện vai trò của NHNN trong việc giám sát hoạt động của ngân hàng, đặc biệt đối với các ngân hàng đang gặp khó khăn nên áp dụng theo nguyên tắc giám sát toàn diện nhưng phải linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng này củng cố hoạt động và kịp thời nắm bắt được cơ hội phát triển.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 3, người viết đã nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh, định hướng quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Sài Gòn, và đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Sài Gòn, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết hợp lý thuyết được học tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh với các số liệu và thông tin thực tế tại nơi công tác, Luận văn đã thực hiện được ba nội dung chính sau:

Thứ nhất, trình bày tổng quan các khái niệm và nội dung chính của rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại.

Thứ hai, đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn những năm gần đây, từ đó chỉ ra những nguyên nhân rủi ro thanh khoản, thành tựu, cũng như tồn tại trong quản trị rủi ro thanh khoản.

Thứ ba, gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn trong thời gian tới, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Mỗi một ngân hàng thương mại có thể lựa chọn cho mình nhiều phương pháp quản trị khác nhau, tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, nên chú ý tới yếu tố thanh khoản, vì thanh khoản của ngân hàng có ý nghĩa sống còn bởi nếu nhu cầu của khách hàng mà đơn vị không đáp ứng đủ thì làm sao ngân hàng có thể lớn mạnh và phát triển được. Do đó, liên tục nghiên cứu và áp dụng các thông lệ về quản trị rủi ro thanh khoản là điều rất cần thiết, mà để thực hiện được đòi hỏi nhận thức và sự phối hợp của NHNN và các NHTM, trong đó, ý thức và sự chủ động của mỗi ngân hàng phải đóng vai trò rất lớn. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn là một mắt xích trong hệ thống NHTM Việt Nam, cần chủ động và linh hoạt phát triển và hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro thanh khoản, tạo ra lớp phòng vệ an toàn và bền vững trước những biến động khó lường và nguy cơ của rủi ro thanh khoản, để bảo vệ không chỉ bản thân ngân hàng, mà còn cả hệ thống NHTM Việt Nam và cả nền kinh tế. Vì vậy, luận văn được thực hiện mong đóng góp một phần nhỏ bé vào vấn đề cấp thiết nói trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. TS. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đoàn Thanh Huệ (2010), Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Luận văn thạc sỹ kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Duy Sinh (2009), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - Luận văn thạc sĩ kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

7. Trần Nguyễn Thị Nguyên Trâm (2012), Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Viêt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh - Luận văn thạc sĩ kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Ngân hàng Nhà nước (2009), Thông tư số 15/2009/TT-NHNN 10/08/2009 quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Hà Nội.

13. Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn (2009 - 2010), Báo cáo thường niên, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn (2009 - 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (2009 - 2012), Báo cáo tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (2012), Quyết định 37/2012/QĐ- SCB-HĐQT v/v Ban hành chính sách quản lý rủi ro thanh khoản, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phụ lục 1: Số liệu hoạt động của SCB từ 2009 – 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ Tiêu T12- 2008 T3- 2009 T6- 2009 T9- 2009 T12- 2009 T3- 2010 T6- 2010 T9- 2010 T12- 2010 T3- 2011 T6- 2011 T9- 2011 T12- 2011 T1-2012 (*) T6- 2012 T12- 2012 Tổng tài sản 38.596 39.921 43.325 47.149 54.492 54.153 54.687 51.863 60.183 68.662 73.507 78.014 79.151 145.003 134.394 148.697 Dƣ nợ tín dụng 23.278 24.814 27.073 30.520 31.310 21.405 22.367 24.659 33.178 39.088 40.815 42.171 42.512 66.058 59.871 88.116

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn001 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)