Quy trình triển khai công đoạn cắt

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH May Tinh Lợi 2 (Trang 50 - 54)

B. NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CỦA CÁN

2.4. Quy trình triển khai công đoạn cắt

2.4.1. Điều kiện thực hiện

- Kế hoạch trải vải, cắt vải, bộ tài liệu kỹ thuật, nguyên liệu, sơ đồ giác…

- Đồ dùng, dụng cụ: Máy trải vải, kẹp vải, giá đỡ, thanh gạt vải, thước gỗ, thước giữ đầu bàn, dao, kéo, băng keo, kim ghim

2.4.2. Quy trình thực hiệntriển khai công đoạn cắt

Sơ đồ 2.4. Sơ đồ quy trình các bộ phận trong tổ cắt

* Bước 1. Tiếp nhận thông tin

- Nhận lệnh sản xuất, lệnh cấp nguyên liệu từ phòng KHVT

- Nhận tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng (các yêu cầu về cắt, ép mex, đánh số), bảng màu, các văn bản hướng dẫn của khách hàng từ phòng Kỹ thuật → Tổ trưởng phải kiểm tra thông tin đúng với mã hàng thì mới nhận, nếu không đúng thì phải trả lại nơi giao tài liệu

* Bước 2. Nhận NL, sơ đồ cắt

- Căn cứ vào lệnh cấp nguyên liệu (vải) nhận nguyên liệu (vải) tại kho, ký nhận vào sổ cấp phát nguyên liệu (vải) với kho nguyên liệu (vải).

- Nhận sơ đồ cắt từ phòng kỹ thuật

* Bước 3. Tính số lượng cắt trên ngày

Căn cứ vào lệnh sản xuất, tính số lượng cần thực hiện trên ngày để đảm bảo đủ NPL cho chuyền may.

*Bước 4. Xả vải

Tiếp nhận

thông tin Nhận NL, sơđồ cắt Tính số lượngcắt trên ngày Xả vải Trải vải

Ép mex, in thêu

Phối kiện Đánh số Cắt BTP

Nhập dữ liệu, lưu trữ

Thay thân (nếu có) Cấp BTP đạt cho

Tùy từng mã hàng sẽ tiến hành xả vải theo yêu cầu của khách hàng (nếu có) nhằm biết được tính chất vải tránh làm hỏng vải trong quá trình cắt.

* Bước 5. Trải vải

- Căn cứ vào bảng màu của phòng kỹ thuật cũng như các tỷ lệ của sơ đồ, số lƣợng của mã hàng, tổ trưởng tính toán lại bàn cắt. Để lên kế hoạch và chi tiết cắt cho một mã hàng

- Trải vải theo yêu cầu kỹ thuật

- Trong quá trình trải vải thì công nhân trải vải phải kiểm tra từng lá vải xem vải có bị lỗi sợi hoặc lỗi khác không. Nếu có thì phải dừng lại báo cho KCS hoặc phụ trách, xử lý.

- Sau khi trải vải xong, đặt sơ đồ lên chuyển sang khâu cắt.

* Bước 6. Cắt BTP

- Khi trải xong một bàn QC của tổ cắt hoặc tổ trưởng sẽ kiểm tra lại số lớp vải, chất liệu, màu sắc theo bảng phối màu cũng như tỷ lệ size trên sơ đồ có chính xác hay không trước khi tiến hành cắt.

- Đối với vải trơn (không có kẻ) cắt chuẩn trên máy cắt tay và máy cắt vòng.

- Đối với vải kẻ, cắt phá trên máy cắt tay, sau đó phải dọc thẳng kẻ và đối kẻ, xếp lại và áp mẫu dưỡng để cắt. Đối với các chi tiết sau khi ép mex xong xếp lại và áp mẫu dưỡng lại để cắt cho chính xác.

* Bước 7. Đánh số

- Công nhân tiến hành đánh số tất cả các chi tiết. Đánh số đúng vị trí trên BTP. - Đối với những mã hàng phải thêu, các chi tiết thêu phải bỏ riêng ra ngoài.

* Bước 8. Ép mex, in thêu

- Nhân viên mang BTP đi in, thêu phải ghi rõ số lượng cỡ, màu vải, mã hàng, ngày giao vào sổ theo dõi

- Trước khi nhận BTP in, thêu phải kiểm tra xem có đủ số lượng hay không, sau đó mới ký nhận.

- Tổ trưởng kiểm tra độ co, độ bám dính của mex, chất lượng in, thêu và ghi lại các lỗi đã phát hiện ghi vào báo cáo.

Tổ trưởng kiểm soát công đoạn phối kiện. Kiểm tra phối các chi tiết với nhau theo đúng bàn, đúng cỡ và đủ số lượng chi tiết của sản phẩm theo thống kê chi tiết.

* Bước 10. Cấp BTP cho chuyền may

Tổ trưởng kiểm soát việc cấp BTP cắt đạt chất lượng cho chuyền may của công nhân cấp phát

* Bước 11. Thay thân

Tổ trưởng theo dõi thay thân BTP của công nhân.

* Bước 12. Nhập dữ liệu, lưu trữ

Nhập dữ liệu trong excel, lưu trữ thông tin mã hàng.

2.4.3. Phân tích đánh giá thực trạng, ưu nhược điểm quy trình triển khai công đoạn cắt tại doanh nghiệp.

Bảng 2.13. Bảng đánh giá thực trạng ưu, nhược điểm quy trình triển khai công đoạn cắt tại doanh nghiệp

T T

Các bước thực hiện

Ưu điểm Nhược điểm

1 Tở vải - Áp dụng công nghệ máy móc hiện đại giúp đạt hiệu quá nhất trong sản xuất

- Chi phí máy móc cao

2 Xả vải - Chất lượng sản phẩm tốt, đạt hiệu quả yêu cầu của khách hàng.

- Lỗi nhầm mã hàng, mã cần làm trước thì không thực hiện trước.

3 Trải vải - Phương pháp trải vải một chiều phù hợp với tất cả bề mặt nguyên liệu, phù hợp với tất cả loại sơ đồ. - Trải bằng máy, công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tránh sai sót, tăng năng suất lao động.

- Thuận lợi công tác kiểm tra, đánh số.

- Chi phí máy móc cao, tốn nhiều diện tích, tốn chi phí sửa chữa và mua linh kiện thay thế.

- Trong trường hợp máy móc hỏng vẫn phải dùng đến công nhân để trải vải gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.

4 Kiểm vải - Kiểm soát khắt, khe phát hiện lỗi sớm để thay đổi cây vải cho phù hợp.

- Một số mã hàng sai màu vải

5 Cắt - Cắt được nhiều lần trong cùng một lúc, năng suất cao, tiết kiệm thời gian.

- Dễ bị cắt không sát hoặc lẹm BTP

6 Đánh số - Thống kê kiểm kê được số lượng BTP có thừa thiếu hay không.

- Đánh số sai vị trí, nhầm số.

- Tốn nhân công lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH May Tinh Lợi 2 (Trang 50 - 54)