B. NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CỦA CÁN
2.8.6. Các phát sinh trong quá trình may trên chuyền Nguyên nhân, cách
phục / phòng ngừa
Bảng 2.33. Bảng các phát sinh trong quá trình may trên chuyền
ST T
Phát sinh Nguyên nhân Khắc phục/phòng ngừa
1 Hàng may không đạt yêu cầu kỹ thuật
- Tổ trưởng chưa nghiên cứu kỹ bảng thiết kế chuyền, chưa nắm bắt được hết tay nghề của công nhân. - Có sự thiên vị trong công việc.
- Nghiên cứu kỹ bảng thiết kế chuyền và tay nghề của công nhân trước khi triển khai mã hàng.
- Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, công tư phân minh, không thiên vị trong công việc.
2 Máy móc còn hay gặp sự cố trong quá trình vận hành.
- Bộ phận cơ điện không bảo dưỡng thường xuyên.
- Bộ phận cơ điện cần tiến hành bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên hơn.
3 BTP bị lỗi - Không kiểm tra kỹ BTP trước khi rải chuyền.
- Kiểm tra kỹ BTP trước khi rải chuyền, nếu thấy bị lỗi thì báo lại với tổ trưởng để đổi lại. 4 Thiếu BTP trong quá trình may - Do không để gọn gàng làm thất thoát BTP trong quá trình may. - Kho cấp thiếu. - Để gọn gàng BTP trong quá trình may, nếu thất thoát báo lại với tổ trưởng để xin cấp thêm. - Kiểm tra kỹ phụ liệu trước khi tiến hành sản xuất nếu thiếu báo lại với kho để cấp thêm.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ/ GIẢI PHÁP 3.1. Kết luận
3.1.1. Kết quả đạt được sau khi thực tập tại DN.
Về kiến thức:
- Sau sáu tuần thực tập tại Công ty TNHH May Tinh Lợi em nhận thấy mình đã học tập được nhiều kiến thức bổ ích. Em được trực tiếp tham gia vào các công đoạn của khâu chuẩn bị sản xuất như: thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, làm mẫu hướng dẫn sản xuất và các khâu triển khai sản xuất như: triển khai công đoạn cắt, công đoạn hoàn thiện, công đoạn may mẫu đối, may rải chuyền, may trên chuyền.
- Thông qua đó em có thể ôn tập lại rất nhiều kiến thức cũ:
+ Củng cố thêm tự nghiên cứu tài liệu kĩ thuật bằng tiếng Anh, nghiên cứu mẫu mềm, áo mẫu.
+ Em nhận thấy mình đã nắm rõ hơn về quy trình thực hiện các công đoạn của khâu chuẩn bị sản xuất, thấy được sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết.
+ Củng cố thêm về quy trình may một số công đoạn trên chuyền may công nghiệp, và trình bày tiêu chuẩn kĩ thuật của các công đoạn.
- Ngoài ra em còn được học hỏi được nhiều kiến thức mới bổ ích: + Tự thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ trên phần mềm Gerber V12. + Tìm hiểu được thao tác làm việc của môi trường doanh nghiệp.
+ Nhận biết được các phát sinh trong quá trình làm việc và biết cách xử lý chúng. + Đánh giá được tính ưu việt của dây chuyền sản xuất may công nghiệp: giúp tận dụng tối đa nguồn nhân lực, vật lực, tiết kiệm thời gian và tạo ra năng suất cũng như chất lượng cao nhất cho sản phẩm.
Về kỹ năng:
- Sử dụng khá tốt phần mềm Gerber V12 trên máy tính để thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ cho 1 mã hàng.
- May được một số công đoạn trên dây chuyền với mức độ kỹ thuật khác nhau, đảm bảo được yêu cầu chất lượng mà tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra.
- Kiểm tra đánh giá được các công đoạn có liên quan trong quá trình may. - Phát hiện và biết cách xử lý trong một số tình huống sai hỏng khi may hàng.
Về thái độ :
- Bản thân em tự nhận thấy mình đã luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm của mọi người xung quanh, chú ý lắng nghe, và đã biết sáng tạo linh hoạt hơn trong một số tình huống..
- Xác định được tầm quan trọng của từng công đoạn may trên dây chuyền để luôn rèn luyện ý thức và tác phong công nghiệp.
- Sau quá trình thực tập, em tự nhận thấy bản thân mình đã luôn nỗ lực, cố gắng, tự linh hoạt tìm các công đoạn khác để làm khi công đoạn chính của mình đã hoàn thành. Tuy nhiên, đôi khi bản thân em cũng có diễn ra tình trạng uể oải và mất tập trung trong khi làm việc.
- Trong quá trình thực tập, bản thân em cũng luôn cố gắng chấp hành tốt các quy chế của công ty từ vệ sinh, đến yêu cầu, ý thức khi làm việc.
- Trong quá trình thực tập, mặc dù chưa thực sự được học tập nhiều ở các công đoạn khó, nhưng từ quan sát của mình đối với mỗi công nhân trên tổ, cán bộ quản lý của tổ và của công ty, em cũng đã rút ra cho mình được một số bài học nhất định về nghệ thuật quản lý, cũng như kiến thức chuyên môn như sự phân bố sắp xếp trên chuyền, kĩ thuật may của một số chi tiết trên sản phẩm.
- Tuy nhiên lần thực tập này vẫn chưa thưc sự đáp ứng hết những mong muốn của em về kiến thức sau thời gian thực tế sáu tuần này.
3.1.2. Đánh giá thuận lợi khó khăn khi thực hiện tại các nội dung công việc* Thuận lợi * Thuận lợi
- Trong quá trình đi thực tập tại công ty em nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ rất nhiệt tình đến từ phía ban lãnh đạo, cô chú và các anh chị cán bộ công nhân viên của công ty.
- Ban lãnh đạo công ty đã tạo mọi điều kiện để em được thực tập đúng với đề cương mà nhà trường đã đề ra.
- Được thực tập tại môi trường doanh nghiệp lớn chuyên nghiệp.
- Có cơ hội quan sát, hiểu được những yêu cầu của nghề nghiệp và tự đánh giá được những ưu, nhược điểm của bản thân.
- Linh động trong việc vừa thực hiện công việc kết hợp kiểm tra nhằm phát hiện các lỗi sai hỏng và nhanh chóng khắc phục.
- Sau khi đi thực tập, em đã tự nhận thức bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì, và em đã hướng nghiệp cho bản thân.
* Khó khăn:
- Vì tài liệu của công ty có tính bảo mật cao nên một số tài liệu không được chia sẻ cho sinh viên để làm báo cáo.
- Khó khăn ban đầu khi vận hành các loại máy móc hiện đại, làm quen với môi trường làm việc của công ty.
3.2. Kiến nghị/ giải pháp
3.3.1. Với công ty
- Tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để sinh viên thực tập ở các phòng ban khác. - Vào thời gian nghỉ trưa nên ngắt điện trên chuyền may để công nhân nghỉ ngơi, tránh tình trạng làm việc quá sức ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân.
- Suất ăn trưa cần được cải thiện về chất lượng để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân. - Các cán bộ quản lý phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công việc của công nhân, kịp thời khắc phục mọi hậu quả.
- Đào tạo công tác kiểm tra chất lượng cho cán bộ công nhân viên. - Mở rộng quan hệ với khách hàng và thị trường trong nước.
3.2.2. Với nhà trường
- Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu và việc làm cho sinh viên với các doanh nghiệp lớn.
- Tăng cường mở rộng quan hệ với nhiều công ty hơn nữa để sinh viên có thể thực tập 1 cách thuận lợi.
- Kiến thức thực tế có nhiều điều rất khác trong sách vở nhà trường nên cập nhật thay đổi nội dung giáo trình giảng dạy để phù hợp hơn với thực tế.
- Trường nên đầu tư thêm nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại để sinh viên có cơ hội tiếp xúc học tập nhiều hơn.
- Tăng cường thêm các tiết giảng dạy tiếng anh về chuyên ngành may để sinh viên có thể thành thạo trong việc đọc, dịch tài liệu nước ngoài.
- Vì sinh viên thực tập phải đi tất cả các phòng ban: từ phòng mẫu đến xuống xưởng may nên em thấy sáu tuần là quãng thời gian hơi ngắn, nhà trường cần tăng thêm thời gian đi thực tập tốt nghiệp thực tế như này cho sinh viên.
KẾT LUẬN
Sau sáu tuần thực tập tại Công ty TNHH may Tinh Lợi, bản thân em cảm thấy mình may mắn khi có được cơ hội thực tập trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp tại công ty. Em đã được học hỏi được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế từ các cô chú, anh chị công nhân viên từ những khâu đầu tiên “Thiết kế phát triển mẫu, nhảy mẫu” cho đến những khâu cuối cùng “May trên chuyền” của một mã hàng trong doanh nghiệp.
Bài “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” đã giúp em củng cố lại kiến thức đã học, được tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ doanh nghiệp, bổ sung thêm kiến thức để áp dụng vào thực tế. Nhưng vì thời gian thực tập chưa nhiều nên quá trình thực tập vẫn còn một số khó khăn vì chưa được tìm hiểu và tiếp cận sâu đến các phòng ban hơn. Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn Trường
Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội nói chung và khoa Công nghệ may nói
riêng đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại doanh nghiệp. Đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Bích Hường đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành đồ án tốt nhất, nhưng do vì kinh nghiệm và thức chuyên sâu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp, xây dựng từ thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn và em có thêm nhiều kiến thức quý báu hơn sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Công Nghệ May (2020) “Giáo trình công nghệ sản xuất may công nghiệp 1” Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội.
2. Khoa Công Nghệ May (2020) “Giáo trình công nghệ sản xuất may công nghiệp 2” Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Minh Huệ (2020) “Nghiên cứu xây dựng quy trình thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ cho mã hàng trong sản xuất may công nghiệp” Khóa Luận Tốt Nghiệp của Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội.