Quy trình may mẫu đối, mẫu rải chuyền

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH May Tinh Lợi 2 (Trang 70 - 75)

B. NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CỦA CÁN

2.7. Quy trình may mẫu đối, mẫu rải chuyền

2.7.1. Điều kiện thực hiện

- Tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu, mẫu mỏng

- NPL đầy đủ, đồng bộ, đúng yêu cầu của khách hàng

- Thiết bị may đáp ứng được phương pháp gia công và yêu cầu kĩ thuật của mã hàng.

Bảng 2.25. Bảng phân tích phương pháp thực hiện quy trình may mẫu đối, mẫu rải chuyền

Mục Trách nhiệm Mô tả

1 Nhận và kiểm tra tất cả các thông tin cần thiết

Thư ký kế hoạch mẫu

- Thư ký mẫu nhận tài liệu và yêu cầu may mẫu từ nhân viên phòng kế hoạch qua email hoặc hệ thống.

- Thư kí mẫu sẽ nhận áo mẫu từ nhân viên phòng kế hoạch (nếu có) và cần kiểm tra thông tin phụ liệu trên tài liệu mẫu và so sánh với áo mẫu tham khảo. Nếu có điểm nào không giống nhau thì thông báo cho nhân viên phòng kế hoạch cần phải làm rõ thông tin với nhóm CSC hoặc khách hàng và phản hồi lại cho phòng mẫu trước khi làm.

- Thư kí cần ghi chép lại thời gian khi nhận đầy đủ thông tin để cập nhật lên kế hoạch mẫu.

2 Sắp xếp kĩ thuật Quản lý phòng mẫu, bộ phận nghiên cứu kỹ thuât, Bộ phận quản lý chất lượng, Sản xuất, Thợ máy, cố vấn kỹ thuật, Phòng kế hoạch

- Quản lý phòng mẫu trực tiếp làm việc với bộ phận nghiên cứu kỹ thuật/ quản lý chất lượng/ Sản xuất và thợ máy trước khi làm mẫu để chia sẻ về kỹ thuật, máy móc, ke cữ cho phát triển kiểu dáng mới. Đồng thời làm việc với cố vấn kỹ thuật, Mer cung cấp video/ hỗ trợ trang thiết bị cần thiết trước khi vào làm mẫu và sản xuất đại trà. Nếu trong trường hợp thay đổi quy cách may sẽ thông báo nhóm Mer làm việc với khách hàng và xác nhận bằng thư /mockup hoặc áo mẫu trước khi vào làm mẫu.

3 Kiểm tra tình trạng máy móc

Quản lý phòng mẫu/ Thợ máy

- Quản lý phòng mẫu trực tiếp làm việc với thợ máy để đảm bảo máy móc sẵn sàng trước khi làm mẫu. Nếu thiếu máy móc, ke cữ, chân vịt, xông kim, kim… cần làm phiếu yêu cầu và gửi tới thư kí phòng sửa máy để

Mục Trách nhiệm Mô tả

được cung cấp.

4 Nhận và kiểm tra vải và phụ liệu

Nhân viên kiểm soát nguyên phụ liệu

- Nhân viên kiểm soát nguyên phụ liệu theo request vải & request phụ liệu để lấy vải và phụ liệu ở kho. Khi nhận vải từ kho, nhân viên kiểm soát nguyên phụ liệu sẽ chuyển vải đi xả theo hướng dẫn của SUP, sau đó chuyển vải cho nhân viên cắt mẫu. Khi nhận phụ liệu từ kho, nhân viên kiểm soát nguyên phụ liệu cần so sánh với bảng màu và request mẫu để đảm bảo phụ liệu nhận được là đúng trước khi phân phát vào làm mẫu.

5 Cắt mẫu

Nhân viên cắt mẫu

- Nhân viên cắt mẫu, khi nhận được vải từ nhân viên kiểm soát nguyên phụ liệu cần thông báo với quản lý để sắp xếp thử độ co.

- Nhân viên cắt mẫu sẽ nhận rập từ nhân viên phòng làm dập, người cắt phải theo rập và áo mẫu để cắt hàng. Trong trường hợp đơn hàng cần đi gia công thì người cắt cần gửi bán thành phẩm tới bên VAP và báo lại cho thư kí mẫu để gửi email thông báo cho VAP sắp xếp thực hiện công việc.

6 Làm mẫu

Quản lý phòng mẫu và nhân viên

- Quản lý phòng mẫu sẽ gọi họp với công nhân cho mỗi đơn mới về quy cách may, yêu cầu của đơn hàng trước khi công nhân bắt đầu may, sau đó sẽ làm việc với nhóm về chất lượng hàng, thời gian hoàn thành và thông số trước khi gửi mẫu cho khách hàng.

7 Kiểm duyệt mẫu

Nhân viên kiểm mẫu

- Sau khi hoàn thiện may và giặt cho những đơn hàng có yêu cầu giặt, thì chuyển thành phẩm cho nhân viên kiểm mẫu kiểm quy cách may, thông số, dáng và giặt,

Mục Trách nhiệm Mô tả

in, thêu nếu có.

- Nhân viên kiểm hàng phải làm báo cáo nội bộ SPL- F014. Nếu có bất kỳ vấn đề không đạt yêu cầu của khách hàng cần thông báo quản lý phòng mẫu giải quyết vấn đề trước khi gửi mẫu tới khách hàng.

8 Giao mẫu cho phòng kế hoạch

Quản lý phòng mẫu/ Nhân viên kiểm hàng

- Cuối cùng, quản lý phòng mẫu cần kiểm tra mẫu, đảm bảo mẫu đạt được yêu cầu của khách hàng trước khi gửi tới PPC đóng gói và gửi hàng.

- Nhân viên kiểm hàng mẫu phải ghi lại số lượng mẫu vào sổ trước khi gửi tới nhân viên phòng kế hoạch.

2.7.3. Phân tích đánh giá thực trạng ưu nhược điểm quy trình may mẫu đối, mẫu rải chuyền

Bảng 2.26. Bảng ưu nhược điểm quy trình may mẫu đối, may rải chuyền

STT Các bước thực hiện Ưu điểm Nhược điểm

1 Bước 1: Nghiên cứu tài liệu sản phẩm mẫu, comment của khách hàng

- Kiểm tra được độ chính xác so với sản phẩm mẫu

- Trong quá trình may có thể đưa ra cách may hợp lý nhất cho cả mã hàng để tiết kiệm thời gian nâng cao năng suất

- May hoàn thiện được sản phẩm theo yêu cầu khách hàng cung cấp

- Một số yêu cầu về quy cách may sản phẩm chưa được ghi trong tài liệu

- Đa số các tài liệu của khách hàng đều bằng tiếng nước ngoài nên trong quá trình dịch còn chưa đúng nghĩa - Một số hàng mẫu chưa đạt do tay nghề người may

2 Bước 2: Kiểm tra, tách mẫu BTP, làm dấu

3 Bước 3: May mẫu 4 Bước 4: Giám sát quy

trình may mẫu đối 5 Bước 5: Kiểm tra,

tổng hợp phát sinh điều chỉnh mẫu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH May Tinh Lợi 2 (Trang 70 - 75)