Đa dạng sinh học và phân bố khu hệ động thực vật rừng quý hiếm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số biện pháp quản lý các loài bướm đêm (heterocera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 29 - 33)

đặc hữu

3.5.2.1. Đa dạng sinh học và phân bố hệ thực vật

Thực vật rừng đặc dụng Xuân Nha đã có 1.074 loài, 606 chi, 173 họ 173 họ. Theo Báo cáo đa dạng sinh học điều tra năm 2012 của tiến sỹ Lê Trần Chấn thuộc Trung Tâm Đa dạng và An toàn sinh học thì đã phát hiện một loài cây quý hiếm như Thông 5 lá tại khoảnh 3 tiểu khu 1005. Đây là loại Thông đặc hữu chỉ có ở khu rừng đặc dụng Xuân Nha.

Kết quả nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật Xuân Nha được thể hiện sau:

Bảng 3.4. Sự phân bố các taxon các ngành của hệ thực vật Xuân Nha

STT Ngành Số họ Số chi Số loài

1 Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1

2 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 7 3 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1 4 Dương xỉ (Polypodiophyta) 19 31 60 5 Hạt trần (Pinophyta) 6 11 16 6 Hạt kín (Magnoliophyta) 144 559 989 Tổng 173 606 1.074

(Nguồn số liệu: Kế hoạch QLBVgiai đoạn 2011-2015 KBT Xuân Nha)

Từ kết qua bảng 04 cho ta thấy ngành Hạt kín (Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ cao nhất (82,23% tổng số họ, 92,24% tổng số chi, 92,08% tổng số loài); tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Pinophyta);

ngành Thông đất (Lycopodiophyta); thấp nhất là ngành Thông chỉ gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài. Tuy nhiên, đây chỉ là con số thống kê ban đầu, nếu được điều tra một cách tỷ mỷ hơn số lượng các taxon chắc chắn sẽ còn cao hơn nhiều.

So sánh các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của hệ thực vật KBTTN Xuân Nha với các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của hệ thực vật một số VQG và KBTTN khu vực phía Bắc như sau:

Bảng 3.5. Thành phần loài thực vật của KBTTN Xuân Nha với một số Vườn quốc gia và KBTTN khu vực phía Bắc

TT Địa điểm Diện

tích (ha) Số họ Số chi Số loài 1 KBTTN Xuân Nha 19.294,8 173 606 1.074

2 Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng 14.945 140 427 751 3 KBTTN Kẻ Gỗ 24.801 117 367 567 4 KBTTN Vũ Quang 55.900 11 275 328 5 KBTTN Pù Huống 50.075 117 342 612 6 KBTTN Pù Hoạt 67.231 124 427 763 7 KBTTN Pù Hu 15.595 102 324 509 8 KBTTN Pù Luông 17.662 148 389 552 9 KBTTN Xuân Liên 23.610 130 440 752 10 KBTTN Hữu Liên 8.293 161 532 776 11 KBTTN Na Hang 21.725 123 304 607

(Nguồn số liệu VĐTQH rừng tháng 12 năm 2012)

Hệ thực vật ở KBTTN Xuân Nha có giá trị đa dạng sinh học rất cao, rất phong phú về số lượng họ, chi, loài so với các VQG và KBTTN khác ở khu vực phía Bắc. Trong tổng số 173 họ thực vật đã điều tra được có tới 10 họ có trên 10 loài, cụ thể:

Bảng 3.6. Những họ có số loài nhiều nhất của hệ thực vật Xuân Nha

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng loài

1 Rubiaceae Họ Cà phê 31

2 Fabaceae Họ Đậu 45

3 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 60

4 Lauraceae Họ Long não 34

5 Asteraceae Họ Cúc 33 6 Fagaceae Họ Dẻ 24 7 Moraceae Họ Dâu tằm 38 8 Caesalpiniaceae Họ Vang 25 9 Poaceae Họ Cỏ 46 10 Orchidaceae Họ Lan 19 Tổng số 355

(Nguồn số liệu: Kế hoạch QLBVgiai đoạn 2011-2015 KBT Xuân Nha)

Qua danh sách trên ta thấy: Họ thực vật có số loài lớn nhất là Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 60 loài, chiếm 5,58% tổng số loài đã điều tra được; còn 9 họ thực vật có số loài lớn nhất (n ≥ 19) có tổng số loài là 295 loài, chiếm tỷ lệ 27,46% tổng số loài của KBTTN Xuân Nha. Như vậy với tỷ lệ trên một lần nữa chứng tỏ khu hệ thực vật Xuân Nha rất đa dạng về thành phần loài cũng như thành phần họ.

Thành phần thực vật ở KBTTN Xuân Nha có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết là khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu bảng là các cây trong họ Dẻ (Fagaceae), họ Long Não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Lan (Orchidaceae). Đáng chú ý là nhóm thực vật được xếp thành 9 nhóm cây như: nhóm cây cho gỗ, nhóm cây làm thuốc, nhóm cây có tinh dầu, nhóm cây có dầu béo, nhóm cây cho tanin và thuốc nhuộm, nhóm cây cho nguyên liệu và làm đồ thủ công mỹ nghệ, nhóm cây cảnh, nhóm cây cho nhựa mủ…

3.5.2.2. Khu hệ động vật

Kết quả điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn và kế thừa số liệu báo cáo về khu hệ động vật ở khu rừng đặc dụng Xuân bước đầu đã thống kê được 278 loài động vật thuộc 4 lớp (Thú 66 loài, chim 145 loài, bò sát 43 loài, ếch nhái 24 loài). Cụ thể:

Bảng 3.7. Đa dạng khu hệ động vật KBTTN Xuân Nha

STT Lớp Bộ Họ Loài 1 Thú 8 24 66 2 Chim 15 45 145 3 Bò sát 2 16 43 4 Ếch, nhái 1 5 24 Cộng 26 90 278

(Nguồn: Báo cáo kế hoạch quản lý rừng ĐD Xuân Nha 2011-2015)

3. Phân bố các loài động vật trong KBT

Phân bố theo sinh cảnh: Trong KBT các loài động vật cũng phân bố rất đa dạng. Song tùy từng đối tượng của từng lớp động vật hoang dã khác nhau mà quan sát chúng trong tự nhiên ở những mức độ khác nhau tùy từng sinh cảnh.

Kết quả khảo sát cho thấy, sinh cảnh sông, suối, đồng ruộng, ao, hồ, núi đá loài động vật rừng chiếm 95% sinh cảnh rừng kín lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác phân bố chiếm 90% số loài động vật trong KBT. Sinh cảnh làng bản số loài động vật chiếm 60%. Sinh cảnh rừng kín lá rộng thường xanh nguyên sinh số động vật rừng phân bố 45%. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi phân bố 40% .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số biện pháp quản lý các loài bướm đêm (heterocera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 29 - 33)