Trong đợt thực tập tôi thực hiện trong 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 8 thực hiện mỗi tháng 15 ngày điều tra với 3 loại đèn. Từ kết quả thu được khi điều tra tổng hợp số liệu theo từng đợt tôi tổng hợp sự xuất hiện số loài trong từng họ theo tháng với cả 3 loại đèn tại bảng 4.8 dưới đây
Bảng 4.8. Biến động họ bướm đêm theo tháng điều tra
STT Tên Họ Tháng điều tra
T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 1 Sphinggidae 6 12 19 22 11 2 Arctiidae 5 6 7 6 7 3 Geometridae 5 12 14 13 6 4 Lymantridae 1 1 1 0 0 5 Noctuidae 7 11 13 10 5 6 Notodontidae 1 1 1 1 0 7 Psychidae 2 3 4 3 2 8 Pyralidae 3 6 6 6 2 9 Saturniidae 1 8 9 4 2 10 Tortricidae 4 4 4 4 3 11 Uraniidae 0 1 1 1 0 Tổng số họ 10 11 11 9 8 Tổng 35 65 79 70 38 Tỷ lệ % loài 38,89 72,22 87,78 77,78 42,22
Hình 4.7. Tỷ lệ % loài xuất hiện theo tháng
Qua bảng 4.8 ta thấy tháng 6 có số lượng loài nhiều nhất 79 loài với 9 họ trên tổng số 11 họ điều tra được (chiếm 87,78% tổng số loài) loài tiếp theo là tháng 7 có 70 loài với 11 họ (Chiếm 77,78% tổng số loài). Sau đó là tháng 5 có 65 loài 11 họ (chiếm 72,22% tổng số loài) loài tháng 8 có 38 loài và 8 họ xuất hiện trong tháng này (chiếm 42,22% tổng số loài) cuối cùng thấp nhất là tháng 4 có 35 loài và 10 họ (chiếm 38,89%). Sở dĩ ta thấy tháng 5, 6, 7 có số lượng loài lớn hơn hai tháng còn lại đây là thời điểm thích hợp nhất về nhiệt độ và độ ẩm, các tháng này là tháng đầu và trong mùa mưa thích hợp cây trồng phát triển đặc biệt là vào giữa mùa vụ của người dân trồng Lúa và Ngô đây là thời điểm vũ hóa để tiếp tục vòng đời mới của thế hệ tiếp theo.
Vào tháng 4, số họ ít nhất là do một số loài đã hoàn thành lứa tuổi trưởng thành sinh đẻ xong rồi chết. Vào khoảng tháng này nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình là 21,50C và 91%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu non chưa vũ hóa.
Vào tháng 8 số lượng loài giảm cũng như tháng 4, các loài tháng trước đã sinh đẻ rồi chết còn một số loài chưa vũ hóa nhưng số lượng loài giảm cũng không đáng kể vì có một số loài lại bước vào thời điểm vũ hóa.
Măt khác theo giáo trình Côn trùng rừng [5]cho thấy nhiệt độ càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn và ngược lại nhiệt độ càng thấp thì thời gian phát dục càng dài. Vì vậy mà điều kiện thời tiết của các tháng có ảnh hưởng rất lớn tới thời gian hoàn thành vòng đời và sự xuất hiện của sâu trưởng thành.
Bên cạnh đó một điều ảnh hưởng nữa tới sự biến động thành phân loài là do thời gian nông vụ một số loài sâu chỉ hại các cây nông nghiệp như lúa ngô vào thời kỳ trưởng thành sau khi đó thời điểm vũ hóa sẽ là vào cuối mùa vụ.
Vì vậy sự xuất hiện nhiều vào thời điểm đó là điều tất yếu. Trong thực tế một số loài có khả năng phát dịch thường là những loài có khả năng sinh sản lớn, số vòng đời nhiều và ngắn trong năm. Tuy nhiên khả năng phát dịch của côn trùng phụ thuộc rất lớn vào thế hệ I của loài trong năm, vào thời gian này loài có số lượng lớn chiếm đa số trong các loài côn trùng thì khả năng phát dịch của loài đó dễ sẩy ra hơn so với những loài có số lượng ít trong cùng một thời gian. Chính vì vậy trong phòng trừ sâu hại để dự tính, dự báo sâu hại chủ yếu trong thế hệ đầu là rất quan trọng.