Giải pháp quản lý bướm đêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số biện pháp quản lý các loài bướm đêm (heterocera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 70 - 84)

4.7.2.1. Thực trạng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha

Qua quá trình điều tra, khảo sát và phỏng vấn người dân, ban quản lý KBTNN cùng đội ngũ kiểm lâm. Tôi có thể rút ra một số kết luận về thực trạng quản lý của khu vực như sau:

Tại KBTTN thì chưa có dữ liệu, tài liệu về thành phần loài bướm đêm, cũng như các đặc điểm sinh vật học sinh thái cũng như khả năng gây hại hay là loài có lợi.

Đối với người dân hầu như chưa có hiểu biết về bướm đêm cũng như kinh nghiệm xa xưa, biết chúng từ sâu hình thành nhưng không biết là loài sâu gì có hại hay không hay chính loài bướm đó có hại hay không.

Hiện tại người dân chỉ biết là có sâu hại nông nghiệp vì vậy biện pháp chính để phòng trừ là sử dụng chất hóa học.

4.7.2.2. Tầm quan trọng của việc quản lý bướm đêm

- Đối với khu bảo tồn nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu

- Đối với người dân giảm sự thiệt hại về nông, lâm nghiệp - Duy trì và phát triển đa dạng sinh học và môi trường

4.7.2.3. Giải pháp chung

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác quản lý bướm đen, dự theo kết quả nghiên cứu của đề tài, số lượng thành phần, tập tính của một số họ, loài bướm đêm chủ yếu cũng như thực trạng tại địa phương và đặc điểm điều kiện tự nhiên khinh tế xã hội tại KBTTN Xuân Nha định hướng các giải pháp quản lý chung là:

Một là, cần có chương trình cụ thể điều tra giám sát lên danh lục, đặc điểm hình thái sinh thái của bướm đêm tại Khu bảo tồn. Một mặt cung cấp dữ liệu một cách đầy đủ chính xác và xác thực hơn, tiếp theo phân loại được loài có lợi loài có hại để đưa ra được biện pháp phòng trừ cũng như bảo tồn hiệu quả

Hai là, cần nghiên cứu kỹ những loài có số lượng loài lớn khả năng gây hại và loài gây hại để tìm ra biệt pháp cụ thể phòng trừ hiệu quả không gây tác động tới môi trường cũng như đa dạng sinh học tại KBT

Ba là, cần có những nghiên cứu nuôi thử nghiệm một số loài có hình thái đẹp và có lợi hay các loài có thể gây hại mạnh. Để tìm ra đặc điểm sinh vật sinh thái học thời gian điều kiện phát triển, để có cơ sở dự tính dự báo hay tìm biện pháp phát triển loài

Bốn là, điều tra thành phần các họ và loài gây hại về số lượng thời gian xuất hiện loài gây hại để có cơ sở dự tính dự báo sâu hại theo sâu trưởng thành

Năm là, hạn chế việc săn bắt một số loài có hình thái đẹp quý hiếm côn trùng nói chung bướm đêm nói riêng.

4.7.2.4. Giải pháp cụ thể

- Tiến hành điều tra giám sát thời gian nhiều năm để có được đủ dữ liệu chi tiết nhất về thành phần loài, khu vực và thời gian hoạt động chính của từng loài từng họ, số liệu này còn có thể cho dữ liệu về sinh học của các loài thời điểm phát dục và số lượng theo từng năm đây là cơ sở chính để dự tính dự báo sâu hại.

- Tiến hành gây nuôi thử nghiệm 3 loài trong nhóm ít gặp thuộc họ bướm họ Ngài mắt nẻ (tên khác họ Ngài hoàng đế) Saturniidae đặc biệt là loài bướm khế (Attacus atlas) hiện nay các loài này hiếm vì tác động chính của con người vào sinh cảnh sống của chúng, là các khu vườn nơi này trồng loài cây cung cấp thức ăn nhưng lại bị sử dụng thuốc trừ sâu nên bị tiêu giảm, bên cạnh đó thời gian phát dục của các loài này rất dài như bướm khế không có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp sẽ không vũ hóa mà có thể sống trong kén tới vài năm

- Tiến hành giám sát riêng các loài trong họ Geometridae, Pyralidae, Tortricidae, Noctuidae đây là những họ có số lượng loài lớn xuất hiện trong quá trình nghiên cứu thức ăn chính của sâu non và sâu trưởng thành các loài này là cây và sản phẩn nông nghiệp sức phá của sâu non rất mạnh số lượng nhiều nếu không thể dự tính dự báo khả năng gây hại và có biện pháp phòng trừ thì sẽ là mối nguy hại rất lớn.

- Các họ Geometridae, Pyralidae, Tortricidae, Noctuidae, hầu hết các loài thuộc các họ này có tính xu quang mạnh nên có thể sử dụng bẫy đèn nên

sử dung đèn compac và đèn tử ngoại, vào các tháng 5,6,7 tại các khu vực canh tác nông nghiệp để thu bắt và tiêu diệt, bên cạnh đó sâu non các loài này là thức ăn của nhiều loài thiên địch (bọ rùa, ong mắt đỏ…) nên nuôi và tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển.

- Các loài có khả năng hại nông nghiệp mạnh và lớn như sâu đục thân, sâu quấn lá, sâu róm ăn hoa…Cần sử dụng biện pháp sau để giảm thiểu gây hại và không ảnh hưởng tới môi trường cũng như thiên địch. Dựa vào đặc tính xu quang ta sử dụng đèn compac và đèn tử ngoại để bắt tiêu diệt sâu trưởng thành các loài này trước khi canh tác, dọn dẹp phát quang bụi rậm nơi chú ngụ của sâu trưởng thành.

- Tiến hành kiểm soát số lượng loài bằng biện pháp bẫy đèn, bẫy pheromone sử dụng keo dính tiêu diệt kiểm soát để giảm số lượng loài bùng phát dịch và không ảnh hưởng tới môi trường hay đa dạng sinh học.

- Nâng cao nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng và môi trường cũng như kiến thức về các loài bướm đêm gây hại chủ yếu tại khu vực và dạy người dân các biện pháp tiêu diệt giảm thiểu hoạt động hiện nay là sử dụng thuốc hóa học, thuốc hóa học không chỉ tiêu diệt các loài sâu mà còn ảnh hưởng tới thiên địch và các loài khác, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và đa dạng sinh học.

4.7.2.5. Khó khăn công tác quản lý bướm đêm tại Xuân Nha

Người dân sống tại KBT hầu hết là dân tộc thiểu số trình độ học vấn chưa cao dân trí thấp, vì vậy nhận thức của người dân về bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học còn kém. Ngoài ra Cơ sở vật chất còn chưa hoàn thiện một số khu vực còn chưa có điện, giao thông đi lại không thuận tiện việc này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều tra và giám sát cũng như công tác kiểm soát các loài bướm đêm tại khu vực.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Đã xác định được 90 loài thuộc 11 họ trong đó họ Sphingidae có số loài nhiều nhất với 23 loài, họ Noctuidae có 15 loài, họ Geometridae có 14 loài, họ Saturniidae có 11 loài, họ Arctiida có 9 loài, họ Pyralidae có 6 loài , họ Tortricidae có 5 loài, còn họ Psychidae có 4 loài, các họ ít nhất là Notodontidae, Lymantriidae, Uraniidae cùng có 1 loài.

- Bướm đêm vào đèn tử ngoại có nhiều loài nhất với 84 loài trong đó loài thường gặp 31 loài, nhóm ít gặp với 30 loài, loài ngẫu nhiên gặp với 23 loài. Đèn Compac với 80 loài trong đó loài ít gặp 34 loài, loài thường gặp với 27 loài loài, ngẫu nhiên 19 loài. Đèn Neon với 22 loài, trong đó loài ít gặp và thường gặp bằng nhau với 12 loài loài ngẫu nhiên 4 loài.

- Số loài xu quang mạnh của đèn compac lớn nhất với 55 loài, sau đó là đèn tử ngoại với 49 loài nhỏ nhất là đèn Neon với 22 loài. Xu quang yếu đèn tử ngoại có 35 loài, đèn compac 25 loài , đèn Neon với 6 loài

- Điểm đặt đèn tại khu dân cư nhiều loài nhất với 83 loài với 9 họ ,điểm đặt đèn tại khu canh tác có 65 loài trong 10 họ, Điểm đặt đèn gần rừng có 58 loài trong 10 họ.

- Trong quá trình điều tra thấy có sự biến động về thành phần loài trong các họ theo tháng điều tra và khoảng thời gian điều tra trong ngày.

- Xác định đặc điểm chung 11 họ bướm đêm đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu

- Bước đầu đã xác định một số dấu hiệu sinh học, sinh thái của các loài bướm đêm. Attacus atlasm Eudocima phalonia, Lyssa zampa, Sprama retorta Samia Cynthia, Glyphodes caesalis, Tryporyza incertulas, Cnaphalocrosis medinalis, Anomis flava, Callopistria ouria nannodes, Thalassodes falsaria

- Dựa vào kết quả nghiên cứu và đặc điểm sinh thái học của các loài bướm đêm cũng như đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của KBTTN đưa ra một số giải pháp để quản lý bướm đêm.

2. Tồn tại

- Thời gian nghiên cứu ở các khu vực không dài nên thành phần loài ghi nhận được còn ít.

- Kết quả phần sinh cảnh còn chưa được chính xác cao do địa điểm đặt đèn phải gần nơi có nguồn điện.

- Thiều dấu hiệu sinh học, sinh thái của nhiều loài bướm đêm và điều tra chỉ tập trung chủ yếu vào giai đoạn trưởng thành của các loài chứ chưa có nghiên cứu cụ thể về sâu non và thành phần thức ăn, khả năng gây hại.

3. Kiến nghị

- Cần thêm thời gian nghiên cứu cho đề tài với nhiều loại đèn và địa điểm đặt nhiều hơn đại diện được cho sinh cảnh điều tra.

- Vườn cần tiến hành nghiên cứu về côn trùng nói chung các loài bướm đêm để thống kê được thành phần loài chi tiết nhất trong khu vực để đề ra được giải pháp quản lý hợp lý nhất. Nhằm giảm thiểu tối đa tác động vào hệ sinh thái tự nhiên.

- Nghiên cứu cụ thể hơn nhiều năm để có thể nhận ra được quy luật và chu kỳ sinh trưởng của các loài nhất là những loài có khả năng gây hại lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chi cục kiểm lâm Mộc Châu (2000), Kế hoạch quản lý bảo vệ giai đoạn 2001 – 2005.

2. Nguyễn Thu Cúc (2009), Côn trùng nông nghiệp, Tiến sĩ chuyên ngành sinh học động vật, Trường Nông nghiệp Cần Thơ.

3. Khu BTTN Xuân Nha (2013), Số liệu điều tra dân số, tài nguyên rừng 5/2013, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

4. Khu BTTN Xuân Nha (2011), Báo cáo kế hoạch quản lý Rừng đặc dụng năm 2011 -2015, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

5. Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã (1997), Côn trùng rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

6. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001), Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trong Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Bảo tồn đa dạng sinh học, Nxb Nông

Nghiệp, Hà Nội.

8. Viện khoa học công nghệ việt nam (2007), Sách đỏ việt nam 200,Nxb Khoa học và công nghệ

Tiếng Trung

9. Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc (2001), Hình ảnh các loài côn trùng quý hiếm Trung Quốc.

10. Lý Tương Tào (2006), Bảo tàng côn trùng, Nxb Thời sự, Trung Quốc. 11. Xiao gangro (1992), Côn trùng rừng Hồ Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật Hồ

Nam, Trung Quốc.

12. Ren wei (1992), Sâu bệnh cây rừng Vân Nam, Nxb KHKT Vân Nam, Trung Quốc.

13. Yang ziqi và Cs (2001), Tập tranh phòng trừ sâu bệnh hại thực vật, Nxb Lâm nghiệp, Trung Quôc.

14. Phòng Nghiên cứu động vật, (2003), Tập tranh về côn trùng thiên địch,

Viện Khoa học Trung Quốc.

15. Zhao meijun (2004), Tập tranh sinh thái 600 loài côn trung Trung quốc, Nxb Khoa học Kỹ thuật Thượng Hải, Trung Quốc.

Tiếng Anh

16. D’ Abrera B. (1982-1984), Butterflies of the Oriental Region. Vol. 1-3. Hill House, Melbourne.

17. Kitahara M., Yumoto M., Kobayashi T. (2008), Relationship of butterfly diversity with nectar plant species richness in and around the Aokigahara primary woodland of Mount Fuji, central Japan, Biodiversity conservation.,

18. Koh L. P. (2007), Impact of land use change on South – east Asian forest butterflies: a review, Journal of Applied Ecology.

19. Monastyrskii A. L., (2007), Butterflies of Vietnam Papilionidae. Vol. 2. Cartographic Publishing House, Hanoi, Vietnam.

20. Osada S., Uemura Y., Uehara J. (1999), An illustrated checklist of the butterflies of Laos P.D.R. Tokyo, Japan..

21. Monastyrskii A. L. (2009), Features of butterfly distribution in Vietnam on relation to the geographical range and biogeographical zonation, Conference on ecology and biological resources, Hanoi Agriculture Publishing house

22. David Carter (1992 - 2002), Butterflies and Moths.Canada and Armerican

Trang Website 23. http://baike.baidu.com/view/590691.htm?fr=aladdin 24. www.pests.agridata.cn 25. www.hpatc.or.kr 26. www.commons.wikimedia.org 27. www.123doc.vn/document/1082499-tai-lieu-nhom-sau-an-bong-nhan- doc.htm?page=4

Phụ lục 01. Ảnh một số loài bướm đêm tại KBTTN Xuân Nha

Actias maenas Theretra indistincta

Eumorpha fasciata Cechenena minor

Acherontia lachesis Loepa diversiocellati

Creatonotos gangis Xanthia icteritia

Mesapamea secalis Spilosoma lubricipeda

Hypena proboscidalis Erebus ephesperis

Phụ lục 3. Một số hình ảnh trong quá trình điều tra

Đèn tử ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số biện pháp quản lý các loài bướm đêm (heterocera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 70 - 84)