Để có thể biết được mức độ xu quang và so sánh được khả năng thu hút bướm đêm của các loại đèn khác nhau tôi chia làm 2 nhóm mức độ là:
+ Các loài xu quang mạnh: thường bay thẳng tới đèn song song với tia sáng thường va chạm vào đèn ký.
+ Các loài xu quang yếu là các loài thường bay tới đèn không theo đường thẳng thường đi theo hình zích zắc hay vòng cung thời gian tới đèn lâu hơn. Số liệu xử lý được thể hiện tại bảng 4.6
Bảng 4.6. Mức độ xu quang các loài theo đèn
STT Tên họ Đèn Neon Đèn compac Đèn tử ngoại
Mạnh Yếu Mạnh Yếu Mạnh Yếu
1 Sphinggidae 0 0 13 4 15 6 2 Arctiidae 4 1 5 4 5 4 3 Psychidae 1 0 1 3 2 2 4 Geometridae 6 4 8 6 8 6 5 Pyralidae 4 0 2 4 5 1 6 Tortricidae 2 1 4 1 1 3 7 Noctuidae 3 0 14 1 8 6 8 Saturniidae 1 0 7 0 4 5 9 Notodontidae 0 0 0 1 0 1 10 Lymantridae 0 0 0 1 0 1 11 Uraniidae 1 0 1 0 1 0 Tổng 22 6 55 25 49 35 Tỷ lệ % loài 24,44 6,67 61,11 27,78 54,44 38,89
Hình 4.5. Tỷ lệ % mức độ xu quang các loại đèn khác nhau
Ta thấy tại bảng 4.6 và hình 4.5 số loài xu quang mạnh của đèn compac lớn nhất với 55 loài (chiếm 61,11% so với tổng số loài) sau đó là đèn Tử ngoại với 49 loài (chiếm 54,44% tổng số loài) cuối cùng là đèn Neon với 22 loài (chiếm 24,44% tổng số loài).
Với xu quang yếu ta thấy đèn tử ngoại cao nhất với 35 loài (chiếm 38,89% tổng số loài) tiếp theo tới đèn compac 25 loài (chiếm tỷ lệ là 27,78% tổng số loài), cuối cùng là đèn Neon với 6 loài (chiếm 6,67% tổng số loài).
Trong các họ, mức độ xu quang các loài vào các đèn khác nhau vì cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ các đèn không giống nhau. Theo giáo trình Côn trùng rừng [5] cho thấy đa số các loài côn trùng nhạy cảm với ánh sáng tia tử ngoại nhiều hơn. Tia vàng và tia tím tuy có năng lượng bằng nhau nhưng tia tím hấp dẫn côn trùng gấp 20 lần tia vàng.
Ngoài ra còn do mức độ xu quang của từng loài có loài xu quang mạnh với đèn này thì với đèn khác là xu quang yếu nhưng có những loài rất xu quang cực mạnh chúng lao vào tất cả các đèn với số lượng đông.