4. Cấu trúc luận văn
1.1.5. Phương pháp đánh giá quản lý rừng bền vững và giám sát thực hiện sau kh
được cấp CCR của FSC
1.1.5.1. Đánh giá quản lý rừng bền vững để cấp CCR
Tổ chức FSC đã ủy quyền cho 32 tổ chức thực hiện đánh giá QLRBV và cấp CCR, như Rainforest Aliance, GFA, Woodmark...; Mặc dù các tổ chức này khi đánh giá đều tiến hành theo quy trình riêng, nhưng điều kiện tiên quyết là đều phải căn cứ vào 10 tiêu chuẩn (nguyên tắc-Principle) của FSC để đánh giá.
a) Mục tiêu đánh giá: Đánh giá chính thức tiến hành cho một tổ chức xin cấp chứng chỉ rừng để quyết định liệu họ đáp ứng được các yêu cầu chứng chỉ quản lý rừng của FSC không. Theo FSC, việc cấp một chứng chỉ quản lý rừng là đưa ra một đảm bảo tin cậy rằng không có những lỗi chính trong việc tuân thủ các yêu cầu của quản trị rừng được xác định rõ ở mức các nguyên tắc và tiêu chí ở trong bất kỳ đơn vị quản lý rừng nằm trong phạm vi của chứng chỉ.
b) Khung cơ bản tiến hành đánh giá:
- Nộp hồ sơ - tiếp xúc lần đầu tiên - Tổ chức tiền đánh giá
- Đánh giá chính (Main audit) - chứng chỉ có giá trị 5 năm, sau 5 năm lại đánh giá lại.
c) Phương pháp tiếp cận đánh giá cơ bản:
- Các nguyên tắc và tiêu chí Danh sách kiểm tra; Các chỉ số nguồn kiểm chứng.
- Điểm chính của quả trình là đánh giá xem đã đạt được tiêu chuẩn chưa trên cơ sở thiết lập một danh sách kiểm tra.
- Đánh giá về:
+ Các hệ thống quản lý và thủ tục. + Các hoạt động và kết quả thực hiện. + Kết quả tham vấn các bên liên quan.
d) Các bước đánh giá cụ thể:
- Bước 1 - Nộp đơn: nội dung đơn sẽ cung cấp cho tổ chức đánh giá các thông tin cơ bản của chủ rừng theo mẫu của tổ chức cấp chứng chỉ .
- Bước 2 - Tổ chức đánh giá trả lời đơn: dựa vào các thông tin trong đơn đã nộp, tổ chức đánh giá sẽ xây dựng đề xuất và yêu cầu tài chính cho việc thực hiện có thể là “đánh giá ban đầu” hoặc chỉ có đánh giá chính.
- Bước 3 - Lập kế hoạch để đánh giá: người quản lý công việc của tổ chức đánh giá và công ty của khách hàng sẽ thỏa thuận chung về kế hoạch cuối cùng đề đánh giá hiện trường , nhóm đánh giá và các chi phí.
- Bước 4 - Đánh giá hiện trường: theo yêu cầu của FSC, ít nhất 30 ngày trước khi bắt đầu công việc hiện trường , tổ chức đánh giá thông báo với các bên liên quan về việc đánh giá và yêu cầu có những ý kiến bình luận về các hoạt động của người làm đơn có phù hợp với tiêu chuẩn của chứng chỉ.
- Bước 5 - Xây dựng dự thảo báo cáo: nhóm đánh giá sẽ xây dựng một dự thảo báo cáo, mà sẽ được người của tổ chức đánh giá xem xét. Báo cáo đánh giá này sẽ được trình bày cho khách hàng khoảng 30 ngày sau khi hoàn thành công việc hiện trường.
- Bước 6 - Xem xét bản thảo này là bên xin chứng chỉ rừng: báo cáo dự thảo này sẽ được xem xét bởi bên xin chứng chỉ rừng để có ý kiến. Báo cáo này sẽ trình lên cho các chuyên gia độc lập xem xét sơ bộ. Việc xem xét sơ bộ là một bước theo yêu cầu của FSC.
- Bước 7 - Xây dựng báo cáo cuối: trước khi quyết định cấp chứng chỉ, nhân viên chương trình sẽ cập nhật báo cáo chứng chỉ kết hợp với kết quả xem xét của người xin chứng chỉ và xem xét sơ bộ. Bất kỳ những thay đổi nào trong các hoạt động khắc phục có thể được áp dụng sẽ thông báo và thảo luận với người xin chứng chỉ.
- Bước 8 - Quyết định chứng chỉ: dựa vào việc phát hiện và đề xuất của nhóm đánh giá và ý kiến của những người xem xét sơ bộ, Ủy ban quyết định chứng chỉ của tổ chức đánh giá sẽ ra quyết định cuối cùng về chứng chỉ .
- Bước 9 - Ký hợp đồng chứng chỉ và trao chứng chỉ: nếu chứng chỉ được phê duyệt bởi Ủy ban quyết định chứng chỉ và người xin chứng chỉ đồng ý các yêu cầu của các hoạt động khắc phục chứng chỉ và các quan sát thì một hợp đồng chứng chỉ gia hạn 5 năm được ký giữa tổ chức cấp chứng chỉ với người xin chứng chỉ.
1.1.5.2. Giám sát hàng năm
Mục đích của giám sát hàng năm: là chứng minh về sự tuân thủ của chủ rừng về các tiêu chuẩn QLRBV của FSC đã đánh giá, giám sát năm trước (đánh giá chính thức hoặc giám sát năm trước) đã phát hiện được và yêu cầu chủ rừng khắc phục. Tương tự như đánh giá chính thức, giám sát hàng năm tiến hành các hoạt động sau:
- Phát hiện những thay đổi trong QLR và những tác động liên quan đến sự tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn FSC đối với chủ rừng.
- Phát hiện khiếu nại, mâu thuẫn mà các bên liên quan nêu lên cho chủ rừng hoặc cho tổ chức cấp CCR.
- Phát hiện mức độ khắc phục các lỗi chưa tuân thủ mà lần giám sát trước phát hiện được.
- Phát hiện các lỗi mới chưa tuân thủ trong quá trình thực hiện KHQLR trên cơ sở đối chiếu với tiêu chuẩn QLRBV.
- Yêu cầu nội dung và kế hoạch khắc phục các lỗi chưa được khắc phục (giám sát lần trước phát hiện) và các lỗi mới (giám sát năm nay) được phát hiện thêm.
- Những lỗi phát hiện qua quan sát (lỗi quan sát): những lỗi phát hiện qua quan sát là những vấn đề rất nhỏ hoặc giai đoạn sớm của một vấn đề mà bản thân nó chưa tạo ra một lỗi không tuân thủ, nhưng người giám sát thấy rằng nó có thể dẫn đến một lỗi không tuân thủ trong tương lai nếu mà chủ rừng không giải quyết ngay.