Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 35 - 38)

4. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới chứng chỉ rừng được xem xét từ nhiều khía cạnh nhưng thường thì được coi là một công cụ hỗ trợ chính sách đồng thời đó cũng làm một quá trình giúp cho công tác quản lý rừng tại địa phương được tốt hơn. Trong cả hai trường hợp nêu trên thì chứng chỉ rừng có 02 mục tiêu chính là: (1) Cải thiện thực tiễn quản lý rừng và (2) tạo ra những thuận lợi về mặt thị trường cho người sản xuất và các sản phẩm được cấp chứng chỉ. Việc sử dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường được các chuyên gia về kinh kế và các tổ chức quốc tế lớn trên thế giới (OECD-Tổ chức phát triển kinh tế hoặc WB-ngân hàng thế giới) khuyến khích trong gần hai thập kỷ qua. Trong một đánh giá gần đây, tổ chức phát triển quốc tế (OECD) đã coi chứng chỉ là một khuyến khích kinh tế gián tiếp với định nghĩa là: “Bất kỳ một cơ chế nào tạo ra hoặc cải thiện các tín hiệu thị trường và giá cả đối với tài nguyên sinh học, khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững tính đa dạng sinh học”.

Hiện nay trên thế giới có một số quy trình cấp chứng chỉ rừng đang hoạt động như Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC), Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC) của Châu Âu, Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) của Bắc Mỹ, Hội tiêu chuẩn Canada (CSA), Quy trình chứng chỉ quốc gia CertforChile của Chile, Viện nhãn sinh thái Indonesia (LEI), và Hội đồng chứng chỉ gỗ Mã Lai (MTCC). Hai quy trình đang hoạt động ở cấp toàn cầu là FSC và PEFS, trong khi đó các quy trình khác chỉ hoạt động ở cấp vùng hoặc quốc gia (Lê Khắc Côi, 2009; Nguyễn Ngọc Lung, 2013).

Tại Đức, chính phủ thông báo chỉ mua gỗ có nguồn gốc hợp pháp trên cơ sở quản lý rừng bền vững. Hệ thống cấp chứng chỉ PEFC được sử dụng như một công cụ chứng minh tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ. Chính phủ liên bang đã xây dựng bộ quy chế nhằm chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp và khẳng định để ngăn chặn sự suy thoái của rừng thì việc áp dụng các phương pháp quản lý rừng bền vững là một việc làm bắt buộc và rất cần thiết.

Tại Phần Lan, lâm nghiệp được quản lý ở quy mô nhỏ với cấp hộ gia đình là chính. Tại đây hiện tại có hơn 400 nghìn chủ sở hữu rừng quy mô nhỏ cung cấp tới hơn 80% tổng số gỗ cho cả nước với quy mô hơn 60% sở hữu với diện tích nhỏ hơn 20 ha. Việc cấp chứng chỉ ở đây được thực hiện từ những năm 1990 theo hình thức tự nguyện, các chủ rừng có thể làm đơn xin cấp chứng chỉ cho cá nhân hoặc theo nhóm. Việc thanh tra kiểm tra sẽ được tiến hành hàng năm áp dụng cho các chủ rừng được lựa chọn bất kỳ, kết quả thanh tra do một cơ quan độc lập thẩm định. Hiện tại hệ thống cấp chứng chỉ rừng của Phần lan có 37 tiêu chuẩn áp dụng trên toàn quốc.

Tại Thụy Điển, FSC thành lập một nhóm xây dựng bộ chứng chỉ từ năm 1996, thành phần của nhóm xây dựng bao gồm đại diện các doanh nghiệp lâm nghiệp, chính quyền, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ... và đến năm 1998 nội dung cơ bản của bộ công cụ đã được hoàn thành. Hệ thống chứng chỉ rừng ở đây có thể được đánh giá là nghiêm khắc nhất trong tất các các hệ thống đang áp dụng cấp chứng chỉ hiện nay trên thế giới. Nó được xây dựng với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên trong cả các khu vực rừng sản xuất vì vậy những chủ rừng lớn và các cơ quan trong chính phủ phải lồng ghép những quy định bắt buộc đó vào các văn bản hướng dẫn. Cũng tại nước này, các tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng của FSC là điều kiện bắt buộc phải thực hiện do vậy sản lượng rừng của nước này tăng lên đáng kể. Hiệp hội liên minh các chủ rừng ban đầu rất tích cực tham gia đàm phán về hệ thống các tiêu chuẩn của FSC, tuy nhiên nhiều tiêu chuẩn trong hệ thống không được họ đồng tình và hệ thống cấp chứng chỉ của Thụy Điển bị chỉ trích dữ dội từ phía các chủ rừng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là tiêu chuẩn ở đây không phù hợp với các chủ rừng quy mô nhỏ với diện tích nhỏ là các cá nhân hộ gia đình. FSC cũng có đề nghị cấp chững chỉ cho một nhóm các hộ gia đình chủ rừng nhỏ nhưng hiệp hội liên minh rừng không

đồng ý, họ cho rằng không thể cấp chứng chỉ cho hàng ngàn chủ hộ có diện tích rừng quy mô nhỏ trong khi các hoạt động buôn bán lâm sản của họ diễn ra ở khắp nơi, như vậy khó có thể truy xuất ra nguồn gốc nguyên liệu gỗ để sản xuất ra sản phầm. Các chủ rừng giữ quan điểm cho rằng hệ thống cấp chứng chỉ phải được hài hòa cấp quốc tế và là quy tắc tương đồng với tiêu chuẩn của các nước khác. Như vậy có thể đánh giá bộ tiêu chuẩn FSC tại đây đã gây ra thiệt hại về kinh tế với chủ rừng là tư nhân hoặc các hộ gia đình cá nhân vì theo ước tính của FSC nếu áp dụng tiêu chuẩn đó thì sẽ có tới 14% diện tích rừng không được khai thác để dùng cho mục tiêu bảo tồn.

Tại Canada, chính phủ nước này chính thức cam kết quản lý rừng bền vững bằng việc xây dựng và phê duyệt chiến lược lâm nghiệp quốc gia và quản lý rừng bền vững vào năm 1992. Hiện nay Canada có 23 triệu ha rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và là nước có diện tích được cấp chứng chỉ lớn nhất trên thế giới, đứng thứ hai là Nga với 21 triệu ha đã được cấp chứng chỉ (Nguyễn Ngọc Lung, 2013).

Tại Châu Á, từ những năm 1990, khi thảo luận về các vấn đề về rừng thì việc quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng luôn được thảo luận sôi nổi hơn cả, việc đưa ra các tiêu chuẩn cũng được cân nhắc để đảm bảo tính hợp lý và phù hợp với chính sách của từng nước khác nhau. Tuy nhiên do ở Châu Á có nhiều kiểu rừng khác nhau nên việc đưa ra một bộ tiêu chuẩn để áp dụng chung vẫn chưa thực hiện được. Cấp chứng chỉ rừng được khẳng định là công cụ quan trọng và là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất trong quản lý rừng được các nước trong khu vực Châu Á khẳng định. Để tham gia vào các hoạt động cấp chứng chỉ rừng theo các nước trên thế giới, Châu Á cũng dần dần tham gia vào các hoạt động cho việc cấp chứng chỉ rừng như: tham gia vào các cuộc họp thượng đỉnh Trái đất năm 1992 và là thành viên của tổ chức ITTO, xây dựng các bảng tiêu chuẩn quốc gia dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí của FSC và đã có một số diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng. Tuy nhiên thành tựu của các nước Châu Á còn bị hạn chế nhiều do gặp nhiều khó khăn trong việc cấp chứng chỉ rừng do tính bền vững chưa có, các khó khăn về chính sách đất đai, nạn khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp vẫn là vấn đề ảnh hưởng lớn đến quản lý rừng và cấp chứng chỉ rừng (Hà Sỹ Đồng, 2016).

Trên thế giới, đến tháng 3 năm 2018 có 200.138.102 ha được cấp chứng chỉ rừng với số lượng 1.548 chứng chỉ; Có 85 quốc gia có rừng được cấp chứng chỉ FSC FM/CoC với tổng số chứng chỉ CoC là 33.841 (Lê Khắc Côi, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)