Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 45 - 72)

4. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận của đề tài căn cứ vào nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lê Nin.

Về phương pháp tiếp cận:

- Tiếp cận có sự tham gia: đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia thông qua lấy ý kiến của người dân, cán bộ kiểm lâm địa bàn và các cán bộ, doanh nghiệp tham gia FSC

- Tiếp cận hệ thống: đề tài tiếp cận theo hướng hệ thống bao gồm các cấp các nghành tham gia quản lý bảo vệ rừng và chứng chỉ rưng

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

- Thu thập số liệu thứ cấp: kế thừa số liệu về diện tích rừng, bản đồ rừng, kế hoạch, kết quả công tác quản lý rừng của huyện Sơn Dương và các xã có diện tích rừng được cấp CCR thông qua các báo cáo chính thức hàng năm của Chi cục kiểm lâm tỉnh, UBND huyện, phòng nông nghiệp huyện, hạt kiểm lâm, UBND các xã và các đơn vị có liên quan...các công trình nghiên cứu liên quan

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn các bên liên quan bằng bảng hỏi (questionaires).

Đối tượng phỏng vấn bao gồm: (i). Cán bộ quản lý nhà nước tham gia Ban đại diện nhóm FSC (UBND huyện, UBND xã, thôn, cán bộ từ phòng ban chuyên môn trên địa bàn huyện; đại diện chủ rừng); (ii) các hộ có diện tích rừng sản xuất đã được cấp chứng chỉ rừng.(iii) Các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tham gia cấp CCR FSC.

Nội dung phỏng vấn tập trung vào các hoạt động quản lý rừng; Vai trò và chức năng của từng thành phần; mối liên hệ giữa các thành phần ; thực trạng quản lý rừng

thông qua FSC, các thuận lợi, khó khăn trong tham gia FSC. Tác động của tham gia chứng chỉ rừng FSC đối với các hộ .

Xác định số lượng hộ phỏng vấn tại mỗi xã áp dụng công thức: 𝒏 = 𝑵

𝟏+𝑵 (𝒆)𝟐 Trong đó: n - số lượng hộ phỏng vấn

N - Tổng số hộ đã được cấp chứng chỉ rừng tại mỗi xã e - sai số tiêu chuẩn

Phương pháp chọn mẫu: đối với đối tượng phỏng vấn bằng bảng hỏi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên phần mềm excel.

Phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan đến quản lý-bảo vệ rừng tại huyện Sơn Dương

Đối tượng phỏng vấn bao gồm: cán bộ hạt kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn tại các xã, cán bộ phòng nông nghiệp huyện, cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp tại các xã có diện tích rừng sản xuất lớn, các trưởng nhóm bảo vệ rừng...nội dung phỏng vấn các vấn đề liên quan đến thực trạng quản lý và bảo vệ- phát triển rừng, các thuận lợi/khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển rừng, nhận thức của các hộ trồng rừng về FSC và quản lý rừng bền vững, các tiềm năng/cơ hội mở rộng diện tích cấp chứng chỉ rừng FSC...

Số lượng phỏng vấn: 3 cán bộ hạt kiểm lâm cấp huyện, 3 kiểm lâm địa bàn xã, 2 cán bộ cấp huyện và 3 cán bộ cấp xã, 6 trưởng thôn/trưởng nhóm bảo vệ rừng/nhóm FSC, mỗi xã phỏng vấn 30 hộ dân tham gia chứng chỉ rừng FSC

Đối tượng lựa chọn phỏng vấn sâu: sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, những người nắm được thông tin liên quan đến đề tài

b. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập thông tin nhằm phân tích và bổ xung những vấn đề tồn tại, các giải pháp trong công tác cấp chứng chỉ rừng và giám sát sau khi được cấp chứng chỉ. Phỏng vấn 5 cán bộ tư vấn FSC (2 cán bộ phòng

nông nghiệp, 2 cán bộ hạt kiểm lâm, 1 cán bộ công ty tư vấn FSC thuộc công ty Phú Lâm)

2.3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Tài liệu, số liệu thu thập và phỏng vấn được xử lý bằng các công cụ thống kê như: thống kê mô tả, thống kê phân tích ... để tổng hợp, mô tả, phân tích, so sánh các số liệu thu thập, khảo sát nhằm phục vụ cho các nội dung nghiên cứu.

Các số liệu thu thập được, được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel. Sử dụng công cụ phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý rừng thông qua chứng chỉ rừng FSC;

2.3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu về diện tích và biến động tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Sơn Dương và tại 3 xã Cấp Tiến, Tú Thịnh, Hợp Thành trong giai đoạn nghiên cứu

- Chỉ tiêu về thực trạng cấp chứng chỉ rừng FSC và hiện trạng quản lý BVR của các nhóm hộ, các lỗi thường gặp trong quá trình giám sát đánh giá thực hiện

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC và rừng trồng chưa được cấp chứng chỉ FSC

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng của huyện Sơn Dương

3.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và độ che phủ rừng của huyện Sơn Dương

Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Sơn Dương

Năm Loại rừng Diện tích Toàn

huyện (ha) Tỷ lệ % độ che phủ Tổng diện tích đất tự nhiên 78.795,16 2017 Tổng Đất có rừng 38.751,04 48,95 Trong đó Rừng tự nhiên 12.927,55 Rừng trồng 25.643,49 2018 Tổng Đất có rừng 39.402,67 49,8 Trong đó Rừng tự nhiên 12.927,55 Rừng trồng 26.324,09 2019 Tổng Đất có rừng 40.593,51 51,5 Trong đó Rừng tự nhiên 12.926,66 Rừng trồng 27.666,85

(Nguồn Hạt kiểm lâm huyện Sơn Dương năm 2017-2019)

Qua bảng 3.1 cho thấy

Diện tích đất cho lâm nghiệp của huyện Sơn Dương năm 2019 là 78.795,16

ha: Diện tích đất có rừng 40.593,51ha, trong đó: Rừng tự nhiên 12.926,66 ha, rừng trồng 27.666,85 ha. Diện tích đất có rừng của huyện Sơn Dương năm 2018 là 39.402,67 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 12.927,55 ha, rừng trồng 26.324,09 ha. Năm 2017 Diện tích đất có rừng 38.751,04 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 12.927,55 ha, rừng trồng 25.643,49 ha.

Qua 3 năm từ 2017-2019 tỷ lệ che phủ rừng của huyện Sơn Dương tăng từ 48,95% lên 51,5%. Theo đó diện tích đất có rừng cũng tăng từ 38.751,04 ha năm 2017 lên 40.593,51 ha năm 2019. Qua phỏng vấn cán bộ kiểm lâm địa bàn cho thấy: trong những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Sơn Dương đã thấy được hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng cho nên nhiều hộ đã mở rộng diện tích trồng rừng, rất nhiều hộ đã chuyển đổi từ trồng sắn sang trồng Keo. Có được kết quả này là sự nỗ lực của các chính sách hỗ trợ của nhà nước (ví dụ: hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật..) cũng như sự vào cuộc tích cực của các ban ngành trên địa bàn huyện và sự tích cực vận động của cán bộ kiểm lâm trên địa bàn vận động bà con trồng rừng.

Bảng 3.2. Tổng hợp độ che phủ rừng năm 2019 tại 3 xã nghiên cứu

Đơn vị tính: ha TT Tên Diện tích tự nhiên Tổng DT có rừng

Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng

DT chưa thành rừng Độ che phủ rừng % Tổng Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất 1 Cấp Tiến 2.564,38 1.223,03 1.276,65 - 1.223,03 - - 1.223,03 53,62 47,7 2 Tú Thịnh 3.059,74 964,84 1.026,11 - 964,84 - - 1.026,11 61,27 31,5 3 Hợp Thành 3.178,79 2.232,05 2.305,64 449,23 1.782,82 432,30 - 1.873,34 73,59 70,2

(Nguồn Hạt kiểm lâm huyện Sơn Dương năm 2019)

Qua Bảng 3.2 cho thấy tổng diện tích có rừng của cả 03 xã là tương đối lớn cụ thể: xã Cấp Tiến 1.276,65 ha; Tú Thịnh 1.026,11 ha; Hợp Thành 2.305,64 ha, Diện tích quy hoạch 3 loại rừng chia theo nguồn gốc thì chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên chỉ có ở xã Hợp Thành với tỷ lệ rât nhỏ là 449,23 ha. Xã Cấp Tiến và Tú Thịnh không có rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm tỷ lệ 100%; Chia theo mục đích sử dụng ở 2 xã Cấp Tiến và Tú Thịnh có diện tích rừng sản xuất đạt 100%, xã Hợp Thành có

432,30 ha rừng đặc dụng và 1.873,34 ha rừng sản xuất; rừng phòng hộ ở cả 3 xã đều không có. Tỷ lệ che phủ rừng ở Hợp Thành cao nhất đạt trên 70%, xã Cấp tiến đạt 47,7% và thấp nhật là Tú Thịnh đạt 31,5%.

3.1.2. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý

Căn cứ theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Hạt kiểm lâm huyện Sơn Dương, diện tích rừng trên địa bàn huyện Sơn Dương được phân chia theo các chủ quản lý gồm: Ban quản lý rừng đặc dụng, các tổ chức kinh tế (Công ty cổ phần, công ty lâm nghiệp...), Uỷ ban nhân dân xã, hộ gia đình& cá nhân, các tổ chức khác (viện nghiên cứu, trường đại học...).

Trên địa bàn huyện Sơn Dương phân ra 4 loại rừng, cụ thể: Rừng phân theo nguồn gốc, Rừng phân theo điều kiện lập địa, rừng tự nhiên phân theo loài cây, rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng, đất chưa có quy hoạch cho lâm nghiệp.

Hầu hết diện tích đất có rừng đã được giao cho các chủ rừng quản lý, diện tích rừng được giao quản lý nhiều nhất là cho Ủy ban nhân dân xã tiếp đến là các hộ gia đình, Ban quản lý rừng đặc dụng, các tổ chức kinh tế, giao ít nhất các tổ chức khác.

Bảng 3.3. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý năm 2019

Đơn vị tính: ha TT Phân loại rừng Tổng BQL rừng đặc dụng Tổ chức kinh tế Hộ gia đình, cá nhân Các tổ chức khác UBND xã Tổng DT rừng và đất LN 43.956,89 6.193,95 4.883,35 8.458,06 128,14 24.293,39 1 Rừng phân theo nguồn gốc 40.593,51 6.190,95 4.337,34 7.557,00 128,14 22.380,08 2 Rừng phân theo điều kiện lập địa 40.593,51 6.190,95 4.337,34 7.557,00 128,14 22.380,08 3 Rừng tự nhiên phân theo loài cây 12.926,66 5.169,69 763,80 162,99 6.830,18 4 Diện tích chưa thành rừng 7.910,45 43,19 845,74 2.046,66 6,22 4.968,64

(Nguồn: Hạt kiểm lâm Sơn Dương, năm 2019)

Qua Bảng 3.3 và thực tế điều tra cũng cho thấy hiện nay việc giao rừng cho hộ gia đình ở 4 loại rừng đều khá cao: Rừng phân theo nguồn gốc giao cho hộ gia đình,

cá nhân đạt 7.557,00 ha . Rừng phân theo điều kiện lập địa giao hộ gia đình, cá nhân 7.557,00 ; Diện tích chưa thành rừng giao cho hộ gia đình đạt 2.046,66.

3.1.3. Đánh giá của người dân về diễn biến diện tích và chất lượng rừng tại khu vực nghiên cứu

Bảng 3.4. Đánh giá biến động tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu

Đơn vị tính: %

Xã/thôn Tổng số hộ phỏng vấn

Diện tích và chất lượng rừng

Tăng lên Không thay đổi

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Cấp Tiến 30 24 80,0 6 20,0

Tú Thịnh 30 21 70 9 30,0

Hợp Thành 30 25 83,3 5 16,6

N 90

(Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2019)

Qua Bảng 3.4 cho thấy, đối với diện tích rừng ở 03 xã nghiên cứu thuộc huyện Sơn Dương thì có 70/90 người được phỏng vấn cho rằng chất lượng và diện tích rừng đã tăng lên so với trước đây, chiếm trên 70%, cụ thể tại: Cấp Tiến là: 24/30 người chiếm 80,0%, Tú Thịnh là: 21/30 người chiếm 70%, Hợp Thành là: 25/30 người chiếm 83,3%, có 20/90 người được phỏng vấn cho rằng chất lượng rừng là không thay đổi chiếm trên 20% cụ thể tại các xã: Cấp Tiến là: 6/30 người chiếm 20,0%, Tú Thịnh là: 09/30 người chiếm 30,0%, Hợp Thành 5/30 người chiếm 16,6%.

3.1.4. Đánh giá chung công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Sơn Dương

a) Thuận lợi

Huyện Sơn Dương có tổng diện tích lâm nghiệp trên 40 nghìn ha, trong đó rừng trồng trên 27 nghìn ha, chủ yếu là rừng trồng thuần cây keo, chiếm đến trên 80% tổng diện tích. Sản lượng gỗ rừng trồng đạt bình quân từ 70 đến 80 m3/ha.

Với mục tiêu quản lý rừng bền vững, trong năm 2019 huyện Sơn Dương đã xây dựng kế hoạch và thực hiện cấp chứng chỉ rừng FSC cho 2.000 ha rừng của các hộ gia đình, theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt. Đến nay, đã hoàn thành cấp chứng chỉ rừng FSC tại xã Cấp Tiến và Tú Thịnh với diện tích 1. 894,3 ha, trong đó: xã Cấp Tiến 857,54 ha; Tú Thịnh 1.036,76 ha. Sau khi được cấp chứng chỉ rừng FSC giá trị gỗ rừng trồng của nhân dân tăng thêm từ 12- 15%, là điều kiện thúc đẩy các hộ tham gia trồng rừng và quản lý rừng bền vững.

Trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng của Sơn Dương đã đạt được một số kết quả như sau:

- Tuyên truyền, vận động nhân dân trồng mới 1.390,76 ha rừng sản xuất, đạt 104% kế hoạch; đăng ký 62,30 ha trồng rừng sản xuất nhận hỗ trợ theo Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh; khai thác rừng trồng, diện tích 1.617,5 ha, đạt 113%; sản lượng 129.200 m3, đạt 100% kế hoạch

(Tăng 168,23 ha; 47.807,5 m3 so với năm 2018).

Đôn đốc chủ hợp đồng chăm sóc 57,5 ha rừng trồng nhận hỗ trợ theo Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND; 35,5 ha rừng trồng phòng hộ theo Dự án phát triển Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang; hoàn thành cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) 1.894,3 ha cho nhóm hộ tại xã Cấp Tiến và xã Tú Thịnh.

b) Những tồn tại

Năm 2019, Luật Lâm nghiệp và nhiều văn bản có hiệu lực thi hành, một số quy định chưa sát thực tế tại địa phương; công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng thực tế diện tích rừng trồng Chương trình 327 và Dự án 661 tại xã Đại Phú và xã Đồng Quý, giải quyết tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực hiện Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 17/3/2010 của UBND tỉnh mất nhiều thời gian và nhân lực.

Địa bàn quản lý rộng, địa hình phức tạp, nhiều đơn vị hành chính cấp xã, giáp ranh với nhiều địa phương; nhận thức pháp luật về Lâm nghiệp trong Nhân dân còn hạn chế; phong tục, tập quán canh tác lạc hậu vẫn tồn tại; nhiều chủ rừng, chưa lập và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định; chủ hợp đồng trồng, bảo vệ rừng, không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết, tự ý chuyển nhượng rừng,

bao che, tiếp tay cho đối tượng vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp.

Biên chế đơn vị thường xuyên giảm và thiếu; hiện nay, 09 công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn 28 xã, thị trấn (01 công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn từ 02 đến 06 xã); một số công chức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, năng lực công tác chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; trang thiết bị phục vụ công tác trang cấp từ lâu, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất chưa đầy đủ (Trạm Kiểm lâm Tân Bình, chưa có Trụ sở làm việc).

3.2. Thực trạng Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện Sơn Dương

3.2.1. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu và tình hình thực hiện cấp CCR FSC tại huyện Sơn Dương

Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu

Thực tế điều tra ở các hộ cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là 44,9 tuổi là độ tuổi có năng suất lao động cao, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững; Từ bảng phân tích đặc điểm nhóm hộ ta có thể thấy chủ hộ có trình độ từ cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất (68,9%), chủ hộ có trình độ cấp 2 chiếm trên 27,8%. Tuy trình độ cao đẳng, đại học vẫn còn chiểm tỷ lệ nhỏ (3,3%) nhưng so với mặt bằng chung của lao động nông thôn trong cả nước, trình độ dân trí của vùng nghiên cứu là khá cao.

Bảng 3.5. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu

STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng

Số lượng Cơ cấu (%)

Tổng số hộ điều tra Hộ 90 100

1 Độ tuổi trung bình của chủ hộ Tuổi 44,9

2 Nhân khẩu trung bình khẩu 3,7

3 Trình độ văn hóa

Cấp 2 Người 25 27,8

Cấp 3 Người 62 68,9

4 Dân tộc

Kinh Người 10 11,1

Cao Lan Người 69 65,5

Tày Người 9 10

Dao Người 12 13,3

(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2019)

Trình độ dân trí phát triển có ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 45 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)