Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 41)

4. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Sơn Dương là một huyện Trung du - miền núi, nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30km về phía Đông Nam; cách Thủ

đô Hà Nội 104 km theo hướng Quốc lộ 2C và đường Cao tốc 05 Nội Bài - Lào Cai qua các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo hướng Quốc lộ 37; phía Tây Nam cách Trung tâm huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 44 km theo hướng Quốc lộ 2C sang Quốc lộ 2; phía Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp huyện Định Hoá, cách khu di tích lịch sử ATK Định Hóa khoảng 29 km theo Quốc lộ 2C Sơn Dương- Tân Trào.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Sơn Dương là 78.795,2 ha; trong đó: Đất Nông lâm nghiệp 69.206,4 ha, chiếm 87,83% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 9.169,9 ha, chiếm 11,64% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 418,89 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích tự nhiên. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C (cao nhất từ 33 - 350C, thấp nhất từ 12 - 130C); lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm; huyện có hai sông lớn chảy qua, bao gồm sông Lô (chảy qua địa phận 11 xã của huyện Sơn Dương, với chiều dài 33km), sông Phó Đáy (chảy qua địa phận 10 xã của huyện, với chiều dài 50km), hệ thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú. Đất đai của huyện Sơn Dương khá đa dạng về nhóm và loại (đất phù sa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng, vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ trên núi cao...) đã tạo ra nhiều vùng sinh thái nông- lâm nghiệp thích hợp cho việc trồng các loại cây như mía, chè, cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển nông nghiệp.

Diện tích đất nông nghiệp chiếm 87,83% diện tích tự nhiên toàn huyện, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Sơn Dương. Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2018 của UBND huyện, giá trị sản xuất của khối nông lâm nghiệp - thủy sản đạt 2.486,477 tỷ đồng, trong đó khối nông nghiệp chiếm 87,12%, khối lâm nghiệp chiếm 9,99%, khối thủy sản chiếm 2,89%.

Diện tích đất lâm nghiệp lớn, chiếm 68%, trong đó diện tích rừng trồng vào khoảng 23.000 ha, vì vậy với mục tiêu quản lý rừng bền vững huyện Sơn Dương đã

xây dựng kế hoạch thực hiện cấp chứng chỉ rừng FSC cho diện tích rừng của các hộ gia đình, theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt.

Kết quả trồng rừng năm 2018 trên địa bàn huyện Sơn Dương đạt 2.161,6 ha, trong đó: trồng rừng sản xuất 2.136,6 ha (doanh nghiệp 372,94 ha, hộ gia đình 1.763,66 ha); trồng cây phân tán thực hiện 25 ha; khai thác gỗ rừng trồng: 1.881,16 ha, sản lượng 133.344,53 m3.Triển khai cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) tại địa bàn 03 xã: Cấp Tiến, Tú Thịnh, Hợp Thành với diện tích 3.395,3 ha (Cấp Tiến 857,54 ha, Tú Thịnh 1.037,76 ha, Hợp Thành 1.500 ha). Sau khi thực hiện cấp CCR, nhận thức của các hộ nông dân tham gia vào chứng chỉ rừng đã có bước đầu thay đổi, ví dụ trước khi được cấp CCR các hộ nông dân thường khai thác rừng trồng (keo) ở năm thứ tư, năm thứ năm, tuy nhiên sau khi được cấp CCR, các hộ dân đã khai thác gỗ ở năm thứ 7 trở đi, giá trị gỗ rừng trồng được cấp chứng chỉ tăng trên 10%. Mặc dù vậy trong quá trình thực hiện các nguyên tắc QLRBV của chứng chỉ rừng FSC, do các hộ dân chưa hiểu hết hoàn toàn về bộ nguyên tắc nên trong quá trình đánh giá hàng năm vẫn còn gặp nhiều lỗi dẫn đến khó khăn cho công tác cấp CCR. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng quản lý rừng bền vững đối với rừng trồng tại huyện Sơn Dương và đề xuất các giải pháp là vấn đề cấp thiết.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện Sơn Dương; Trong đó tập trung trên đối tượng nhóm hộ đã được cấp chứng chỉ rừng.

- Phạm vi không gian nghiên cứu: trên địa bàn 3 xã Cấp Tiến, Tú Thịnh, Hợp Thành tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu: Quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC.

- Giới hạn loại rừng nghiên cứu: Rừng trồng sản xuất.

- Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu: đề tài số liệu được thu thập từ năm 2017 đến năm 2019

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

(1) Khảo sát thực trạng công tác quản lý rừng trên địa bàn Sơn Dương; hiện trạng tài nguyên rừng; và biến động diện tích rừng sản xuất trong 3 năm gần đây (2017-2019)

(2) Điều tra hiện trạng cấp chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn trong giai đoạn 2017-2019, phân tích ảnh hưởng và tác động của hoạt động cấp chứng chỉ rừng đối với nhóm hộ đã được cấp CCR; đánh giá thực trạng công tác giám sát sau cấp chứng chỉ rừng.

Phân tích các lỗi chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn FSC của nhóm hộ đã được cấp chứng chỉ từ các đợt giám sát hàng năm

(3) Đề xuất xây dựng hệ thống giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng trên địa bàn huyện Sơn Dương.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận của đề tài căn cứ vào nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lê Nin.

Về phương pháp tiếp cận:

- Tiếp cận có sự tham gia: đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia thông qua lấy ý kiến của người dân, cán bộ kiểm lâm địa bàn và các cán bộ, doanh nghiệp tham gia FSC

- Tiếp cận hệ thống: đề tài tiếp cận theo hướng hệ thống bao gồm các cấp các nghành tham gia quản lý bảo vệ rừng và chứng chỉ rưng

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

- Thu thập số liệu thứ cấp: kế thừa số liệu về diện tích rừng, bản đồ rừng, kế hoạch, kết quả công tác quản lý rừng của huyện Sơn Dương và các xã có diện tích rừng được cấp CCR thông qua các báo cáo chính thức hàng năm của Chi cục kiểm lâm tỉnh, UBND huyện, phòng nông nghiệp huyện, hạt kiểm lâm, UBND các xã và các đơn vị có liên quan...các công trình nghiên cứu liên quan

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn các bên liên quan bằng bảng hỏi (questionaires).

Đối tượng phỏng vấn bao gồm: (i). Cán bộ quản lý nhà nước tham gia Ban đại diện nhóm FSC (UBND huyện, UBND xã, thôn, cán bộ từ phòng ban chuyên môn trên địa bàn huyện; đại diện chủ rừng); (ii) các hộ có diện tích rừng sản xuất đã được cấp chứng chỉ rừng.(iii) Các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tham gia cấp CCR FSC.

Nội dung phỏng vấn tập trung vào các hoạt động quản lý rừng; Vai trò và chức năng của từng thành phần; mối liên hệ giữa các thành phần ; thực trạng quản lý rừng

thông qua FSC, các thuận lợi, khó khăn trong tham gia FSC. Tác động của tham gia chứng chỉ rừng FSC đối với các hộ .

Xác định số lượng hộ phỏng vấn tại mỗi xã áp dụng công thức: 𝒏 = 𝑵

𝟏+𝑵 (𝒆)𝟐 Trong đó: n - số lượng hộ phỏng vấn

N - Tổng số hộ đã được cấp chứng chỉ rừng tại mỗi xã e - sai số tiêu chuẩn

Phương pháp chọn mẫu: đối với đối tượng phỏng vấn bằng bảng hỏi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên phần mềm excel.

Phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan đến quản lý-bảo vệ rừng tại huyện Sơn Dương

Đối tượng phỏng vấn bao gồm: cán bộ hạt kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn tại các xã, cán bộ phòng nông nghiệp huyện, cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp tại các xã có diện tích rừng sản xuất lớn, các trưởng nhóm bảo vệ rừng...nội dung phỏng vấn các vấn đề liên quan đến thực trạng quản lý và bảo vệ- phát triển rừng, các thuận lợi/khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển rừng, nhận thức của các hộ trồng rừng về FSC và quản lý rừng bền vững, các tiềm năng/cơ hội mở rộng diện tích cấp chứng chỉ rừng FSC...

Số lượng phỏng vấn: 3 cán bộ hạt kiểm lâm cấp huyện, 3 kiểm lâm địa bàn xã, 2 cán bộ cấp huyện và 3 cán bộ cấp xã, 6 trưởng thôn/trưởng nhóm bảo vệ rừng/nhóm FSC, mỗi xã phỏng vấn 30 hộ dân tham gia chứng chỉ rừng FSC

Đối tượng lựa chọn phỏng vấn sâu: sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, những người nắm được thông tin liên quan đến đề tài

b. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập thông tin nhằm phân tích và bổ xung những vấn đề tồn tại, các giải pháp trong công tác cấp chứng chỉ rừng và giám sát sau khi được cấp chứng chỉ. Phỏng vấn 5 cán bộ tư vấn FSC (2 cán bộ phòng

nông nghiệp, 2 cán bộ hạt kiểm lâm, 1 cán bộ công ty tư vấn FSC thuộc công ty Phú Lâm)

2.3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Tài liệu, số liệu thu thập và phỏng vấn được xử lý bằng các công cụ thống kê như: thống kê mô tả, thống kê phân tích ... để tổng hợp, mô tả, phân tích, so sánh các số liệu thu thập, khảo sát nhằm phục vụ cho các nội dung nghiên cứu.

Các số liệu thu thập được, được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel. Sử dụng công cụ phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý rừng thông qua chứng chỉ rừng FSC;

2.3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu về diện tích và biến động tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Sơn Dương và tại 3 xã Cấp Tiến, Tú Thịnh, Hợp Thành trong giai đoạn nghiên cứu

- Chỉ tiêu về thực trạng cấp chứng chỉ rừng FSC và hiện trạng quản lý BVR của các nhóm hộ, các lỗi thường gặp trong quá trình giám sát đánh giá thực hiện

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC và rừng trồng chưa được cấp chứng chỉ FSC

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng của huyện Sơn Dương

3.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và độ che phủ rừng của huyện Sơn Dương

Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Sơn Dương

Năm Loại rừng Diện tích Toàn

huyện (ha) Tỷ lệ % độ che phủ Tổng diện tích đất tự nhiên 78.795,16 2017 Tổng Đất có rừng 38.751,04 48,95 Trong đó Rừng tự nhiên 12.927,55 Rừng trồng 25.643,49 2018 Tổng Đất có rừng 39.402,67 49,8 Trong đó Rừng tự nhiên 12.927,55 Rừng trồng 26.324,09 2019 Tổng Đất có rừng 40.593,51 51,5 Trong đó Rừng tự nhiên 12.926,66 Rừng trồng 27.666,85

(Nguồn Hạt kiểm lâm huyện Sơn Dương năm 2017-2019)

Qua bảng 3.1 cho thấy

Diện tích đất cho lâm nghiệp của huyện Sơn Dương năm 2019 là 78.795,16

ha: Diện tích đất có rừng 40.593,51ha, trong đó: Rừng tự nhiên 12.926,66 ha, rừng trồng 27.666,85 ha. Diện tích đất có rừng của huyện Sơn Dương năm 2018 là 39.402,67 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 12.927,55 ha, rừng trồng 26.324,09 ha. Năm 2017 Diện tích đất có rừng 38.751,04 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 12.927,55 ha, rừng trồng 25.643,49 ha.

Qua 3 năm từ 2017-2019 tỷ lệ che phủ rừng của huyện Sơn Dương tăng từ 48,95% lên 51,5%. Theo đó diện tích đất có rừng cũng tăng từ 38.751,04 ha năm 2017 lên 40.593,51 ha năm 2019. Qua phỏng vấn cán bộ kiểm lâm địa bàn cho thấy: trong những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Sơn Dương đã thấy được hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng cho nên nhiều hộ đã mở rộng diện tích trồng rừng, rất nhiều hộ đã chuyển đổi từ trồng sắn sang trồng Keo. Có được kết quả này là sự nỗ lực của các chính sách hỗ trợ của nhà nước (ví dụ: hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật..) cũng như sự vào cuộc tích cực của các ban ngành trên địa bàn huyện và sự tích cực vận động của cán bộ kiểm lâm trên địa bàn vận động bà con trồng rừng.

Bảng 3.2. Tổng hợp độ che phủ rừng năm 2019 tại 3 xã nghiên cứu

Đơn vị tính: ha TT Tên Diện tích tự nhiên Tổng DT có rừng

Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng

DT chưa thành rừng Độ che phủ rừng % Tổng Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất 1 Cấp Tiến 2.564,38 1.223,03 1.276,65 - 1.223,03 - - 1.223,03 53,62 47,7 2 Tú Thịnh 3.059,74 964,84 1.026,11 - 964,84 - - 1.026,11 61,27 31,5 3 Hợp Thành 3.178,79 2.232,05 2.305,64 449,23 1.782,82 432,30 - 1.873,34 73,59 70,2

(Nguồn Hạt kiểm lâm huyện Sơn Dương năm 2019)

Qua Bảng 3.2 cho thấy tổng diện tích có rừng của cả 03 xã là tương đối lớn cụ thể: xã Cấp Tiến 1.276,65 ha; Tú Thịnh 1.026,11 ha; Hợp Thành 2.305,64 ha, Diện tích quy hoạch 3 loại rừng chia theo nguồn gốc thì chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên chỉ có ở xã Hợp Thành với tỷ lệ rât nhỏ là 449,23 ha. Xã Cấp Tiến và Tú Thịnh không có rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm tỷ lệ 100%; Chia theo mục đích sử dụng ở 2 xã Cấp Tiến và Tú Thịnh có diện tích rừng sản xuất đạt 100%, xã Hợp Thành có

432,30 ha rừng đặc dụng và 1.873,34 ha rừng sản xuất; rừng phòng hộ ở cả 3 xã đều không có. Tỷ lệ che phủ rừng ở Hợp Thành cao nhất đạt trên 70%, xã Cấp tiến đạt 47,7% và thấp nhật là Tú Thịnh đạt 31,5%.

3.1.2. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý

Căn cứ theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Hạt kiểm lâm huyện Sơn Dương, diện tích rừng trên địa bàn huyện Sơn Dương được phân chia theo các chủ quản lý gồm: Ban quản lý rừng đặc dụng, các tổ chức kinh tế (Công ty cổ phần, công ty lâm nghiệp...), Uỷ ban nhân dân xã, hộ gia đình& cá nhân, các tổ chức khác (viện nghiên cứu, trường đại học...).

Trên địa bàn huyện Sơn Dương phân ra 4 loại rừng, cụ thể: Rừng phân theo nguồn gốc, Rừng phân theo điều kiện lập địa, rừng tự nhiên phân theo loài cây, rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng, đất chưa có quy hoạch cho lâm nghiệp.

Hầu hết diện tích đất có rừng đã được giao cho các chủ rừng quản lý, diện tích rừng được giao quản lý nhiều nhất là cho Ủy ban nhân dân xã tiếp đến là các hộ gia đình, Ban quản lý rừng đặc dụng, các tổ chức kinh tế, giao ít nhất các tổ chức khác.

Bảng 3.3. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý năm 2019

Đơn vị tính: ha TT Phân loại rừng Tổng BQL rừng đặc dụng Tổ chức kinh tế Hộ gia đình, cá nhân Các tổ chức khác UBND xã Tổng DT rừng và đất LN 43.956,89 6.193,95 4.883,35 8.458,06 128,14 24.293,39 1 Rừng phân theo nguồn gốc 40.593,51 6.190,95 4.337,34 7.557,00 128,14 22.380,08 2 Rừng phân theo điều kiện lập địa 40.593,51 6.190,95 4.337,34 7.557,00 128,14 22.380,08 3 Rừng tự nhiên phân theo loài cây 12.926,66 5.169,69 763,80 162,99 6.830,18 4 Diện tích chưa thành rừng 7.910,45 43,19 845,74 2.046,66 6,22 4.968,64

(Nguồn: Hạt kiểm lâm Sơn Dương, năm 2019)

Qua Bảng 3.3 và thực tế điều tra cũng cho thấy hiện nay việc giao rừng cho hộ gia đình ở 4 loại rừng đều khá cao: Rừng phân theo nguồn gốc giao cho hộ gia đình,

cá nhân đạt 7.557,00 ha . Rừng phân theo điều kiện lập địa giao hộ gia đình, cá nhân 7.557,00 ; Diện tích chưa thành rừng giao cho hộ gia đình đạt 2.046,66.

3.1.3. Đánh giá của người dân về diễn biến diện tích và chất lượng rừng tại khu vực nghiên cứu

Bảng 3.4. Đánh giá biến động tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)