Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 72 - 84)

4. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Giải pháp cụ thể

1. Phía kiểm lâm

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ rừng đến từng thôn bản, thường xuyên nắm địa bàn kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Hàng năm mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng Kiểm lâm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý rừng bền vững.

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho

người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Thiết lập và sử dụng có hiệu quả máy tính chuyên ngành với hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp hiện đại, những thông tin về diễn biến rừng được số hóa, chính xác, minh bạch, nhằm đem lại những hiệu quả to lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tăng cường nghiệp vụ cho cán bộ kiểm lâm địa bàn trong công tác số hóa bản đồ

- Thúc đẩy phát triển thị trường thông qua tìm kiếm các đối tác tiềm năng trong xuất khẩu gỗ có chứng chỉ rừng FSC.

- Xử lý triệt để các nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thực hiện chứng chỉ rừng.

2. Phía người dân

- Chấp hành tốt các chủ chương, chính sách, quy định của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng.

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, chủ động tố giác các đối tượng vi phạm trong thực hiện các tiêu chí/chỉ tiểu FSC.

- Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển rừng, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng rừng nhằm tăng chất lượng sản phẩm rừng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế từ rừng.

3. Các bên liên quan

- Cần có các chính sách thu hút các chương trình, dự án trong và ngoài nước hỗ trợ về phát triển kinh tế lâm nghiệp, cải thiện sinh kế của người dân

- Lực lượng Công an, quân đội: Tăng cường phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng theo các quy chế phối hợp đã đề ra. Tổ chức điều tra các đối tượng phá

rừng, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép đặc biệt phải triển khai các biện pháp kiên quyết trừng trị thích đáng, ngăn chặn triệt để tình trạng chống người thi hành công vụ.

- Các tổ chức xã hội: Phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tuyên truyền, vận động giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng theo hướng bền vững đảm bảo 3 khía cạnh: kính tế-xã hội và môi trường; Phát hiện đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng bền vững theo chứng chỉ rừng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác quản lý rừng bền vững; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Xác định rõ công tác quản lý và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng và cấp chứng chỉ rừng trên địa bàn huyện Sơn Dương cho thấy:

1. Sơn Dương có thế mạnh về phát triển rừng sản xuất, diện tích rừng sản xuất liên tục mở rộng diện tích qua các năm. Thu nhập từ rừng chiếm tỷ lệ đáng kể của các hộ nông dân. Trong những năm gần đây, thu nhập từ rừng trồng góp phần làm giàu cho nhiều hộ và là khoản để các hộ đầu tư làm nhà, mua phương tiện đi lại. Tham gia cấp chứng chỉ FSC góp phần giúp các hộ nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng theo hướng bền vững (nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định xã hội-bảo vệ an toàn cho người tham gia trồng rừng và khai thác rừng, bảo vệ môi trường thông qua các tiêu chí về đa dạng sinh học và bảo vệ hành lang ven sông suối). Gỗ được cấp chứng chỉ được mua với giá cao hơn so với gỗ thông thường, đây là cơ hội để các hộ tham gia cấp chứng chỉ rừng FSC.

2. Cấp chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện Sơn Dương được sự quan tâm của các cấp các ngành trên địa bàn huyện, ngoài ra được sự hỗ trợ của công ty Woodland và công ty tư vấn Phú Lâm, đây là những thuận lợi bước đầu để tạo điều kiện cho các hộ tham gia FSC. Tuy nhiên, thực hiện FSC vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường giá sản phẩm FSC chưa thực sự hấp dẫn người dân. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế, do vậy để thúc đẩy người dân tham gia chứng nhận FSC cần có sự vào cuộc của các cấp các ngành, và cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

3. Qua nghiên cứu thực trạng cấp chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện Sơn Dương chúng tôi đề xuất 1 số giải pháp nhằm thúc đẩy cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn như : cần có sự vào cuộc của các cấp các ngành, đặc biệt là ban chỉ đạo FSC (tuyên truyền, đôn đốc các hộ tham gia, giám sát chặt chẽ các bước tiến hành theo bộ tiêu chí...) ; tìm kiếm thị trường xuất khẩu để đẩy mạnh phát triển thị trường hấp dẫn về giá sản phẩm FSC ; nâng cao nhận thức cho các hộ dân về lợi ích của quản lý bảo vệ rừng bền vững theo chứng chỉ FSC...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT (2019, a). Báo cáo diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - Thành công, bài học kinh nghiệm và giải pháp bứt phá năm 2019”. Hà Nội, ngày 22/2/2019.

2. Bộ NN-PTNT (2019, b). Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN, ngày 19/3/2019;

Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018.

3. Bộ NN-PTNT (2018). Báo cáo tổng quan ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu; Tài liệu phục vụ Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”. Hà Nội, ngày 8/8/2018. 4. Bộ NN-PTNT (2006, a). Cẩm nang ngành lâm nghiệp; Chương: Quản lý rừng

bền vững; Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.

5. 4. Bộ NN-PTNT (2006, b). Cẩm nang ngành lâm nghiệp; Chương: Chứng chỉ rừng; Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.

6. Bộ NN-PTNT (2005). Quyết định số 40/2005/QĐ-BNNPTNT; Ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

7. Bộ NN-PTNT (2013). Quyết định số 1565/QĐ-BNNPTNT-TCLN, ngày 8/7/2013; Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.

8. Bộ NN&PTNT(2014). Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT, ngày 3/11/2014;

Hướng dẫn Quản lý rừng bền vững.

9. Bộ NN&PTNT (2017). Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT, ngày 15/11/2017;

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

10. Bộ NN&PTNT (2018). Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16/11/2018;

Thông tư Quy định về quản lý rừng bền vững.

11. Bộ TNMT (2017). Quyết định số 2311/QĐ-BTNMT, ngày 28/9/2017. Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2016.

12. Dương Thị Liên (dịch, 2018). Tiêu chuẩn FSC cho Nhóm quản lý rừng. FSC- STD-30-005 V1-1 EN; Trong Tài liệu tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 8/2019

13. Đào Công Khanh, Dương Thị Liên (2019). Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng Việt Nam, từ chính sách đến thực tiễn.

https://baovemoitruong.org.vn/quan-ly-rung-ben-vung-va-chung-chi-rung-viet-nam- tu-chinh-sach-den-thuc-tien/

14. Đào Công Khanh (2015). Quản lý rừng bền vững và tiến trình chứng chỉ rừng ở Việt Nam.

15. Hà Sỹ Đồng (2016). Luận án Tiến sĩ Lâm Nghiệp; Đánh giá quản lý rừng bền vững và giám sát thực hiện sau khi được cấp chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.

16. 17. IUCN, PanNature (2018). Một số ghi nhận và khuyến nghị Hội thảo Cải thiện chính sách và tài chính cho phát triển trồng rừng gỗ lớn ở Việt Nam. Đà Nẵng, 6/2018.

17. Lê Khắc Côi (2009). Tóm lược tình hình lâm nghiệp và chứng chỉ rừng thế giới, chứng chỉ rừng ở Việt Nam; Kỷ yếu Hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn. Hà Nội - 2009.

18. Lê Khắc Côi (2018). Chia sẻ về chứng chỉ rừng. Hội chủ rừng Việt Nam. 19. Nguyễn Bá Ngãi (2009). Quản lý rừng cộng đồng ở VN; Chính sách và thực tiễn. 20. Nguyễn Ngọc Lung (2009). Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt

Nam và định hướng nghiên cứu phát triển. Kỷ yếu Hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn. Hà Nội, 2009.

21. Nguyễn Ngọc Lung (2013). Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam, cơ hội và thách thức. Tài liệu tập huấn Quản lý tài nguyên thiên nhiên CRES-FOREST TREND. Hà Nội 28/5/2013.

22. Nguyễn Ngọc Lung, Vũ Nhâm, Nguyễn Thị Bảo Lâm (2019). Tài liệu tập huấn nâng cao nhận thưc, năng lực quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Thái Nguyên, 8/2019.

23. Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm (2010). Tài Nguyên Rừng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

24. Quốc Hội khóa 14 (2017). Luật số 16/2017/QH14; Luật Lâm nghiệp.

25. Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg; Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

26. Thủ tướng Chính phủ (2017). Quyết định số 886/QĐ-TTg, ngày 16/6/2017; Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

27. Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định số 1288/QĐ-TTg, ngày 1/10/2018; Phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

28. Thủ tướng Chính phủ, (2019). Chỉ thị 08, ngày 28/3/2019. Về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu

29. UBND huyện Sơn Dương (2019). Báo cáo kết quả phát triển KTXH, QP-AN năm 2018; phương hướng và nhiệm vụ năm 2019.

30. Văn phòng Chính phủ (2017). Thông báo số 511/TB-VPCP, ngày 1/11/2017;

Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới”.

31. Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (2008). Đánh giá rừng độc lập về quản lý rừng trồng của mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

32. Viện tư vấn phát triển KTXH nông thôn và miền núi (2009). Báo cáo chính thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam; Dự án xây dựng phương pháp lập kế hoạch QLRBV.

33. Vũ Văn Mễ (2009). Quản lý rừng bền vững ở VN; Nhận thức và thực tiễn. Kỷ yếu Hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn. Hà Nội, 2009.

34. Vụ Quản lý sản xuất Lâm nghiệp (10/2015). Báo cáo tổng hợp diện tích được cấp chứng chỉ FSC tại Việt Nam.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn cán bộ cấp xã, huyện

1. Họ và tên người trả lời phỏng vấn ……… chức vụ: ……….. giới tính: Nam [ ] Nữ [ ]

Địa chỉ: Thôn/tổ ……… xã/Thị trấn ……… huyện …….. tỉnh ……….

2. Vai trò, chức năng nhiệm vụ hiện nay của anh/chị trong bộ máy chính quyền cấp xã/huyện như thế nào? Anh/chị có vai trò gì trong công tác quản lý bảo vệ rừng / hoặc đối với hoạt động cấp chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn?...

3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn do xã/huyện quản lý: [1] Tổng diện tích tự nhiên……...…….. (ha)

[2] Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp ……… đất có rừng ….. ….. trong đó rừng tự nhiên …… rừng trồng …....…đất trống lâm nghiệp ……… [3] Diện tích đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp ………

[4] Các loại đất khác ………..

[5] Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: đất lâm nghiệp (bao gồm diện tích đất có rừng và đất chưa có rừng) ...… đất nông nghiệp...…đất khác … 4. Tình hình sản xuất lâm nghiệp hiện nay trên địa bàn:

- Khoán quản lý bảo vệ rừng: diện tích giao khoán ……….. đối tượng giao khoán ……. đặc điểm rừng giao khoán ………….. hình thức giao khoán (từng năm hay khoán ổn định lâu dài) ………… cơ chế hưởng lợi như thế nào ………….. các hoạt động hỗ trợ sau giao khoán ……….

- Cho thuê đất lâm nghiệp (bao gồm cả rừng và đất rừng): diện tích ……….. đối tượng cho thuê ……. đặc điểm rừng cho thuê ……….. hình thức cho thuê ……… cơ chế hưởng lợi như thế nào …….. các hoạt động hỗ trợ sau khi cho thuê ……… - Giao đất lâm nghiệp (rừng và đất rừng): diện tích giao ….. đối tượng giao …….. đặc điểm rừng giao ………….. hình thức giao ………. cơ chế hưởng lợi

như thế nào ………….. các hoạt động hỗ trợ sau khi cho thuê ……….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)