Khu Bảo tồn trên địa bàn của 4 xã, với tổng số 1866 hộ, 11347 khẩu, trong đó nam 5664 người và nữ 5683 người
Mật độ dân số trung bình 26 người/km2, tỷ lệ hộ nghèo gần 21%.
Riêng ở xã Nà Hẩu, do mới được chuyển dân định cư vào những năm 1980, thành phần dân tộc gần 100% là H’Mông, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm hơn 1/3 số tổng số hộ.
Biểu 02: Tình hình dân số các xã vùng Khu Bảo tồn
TT Tên xã Số hộ Số khẩu MĐDS Số hộ nghèo
Tổng Nam Nữ ng/km2 Hộ %
1 Nà Hẩu 230 1433 704 729 25 80 34.78 2 Đại Sơn 445 2394 1215 1179 28 88 19.77
3 Mỏ Vàng 542 3267 1614 1653 33 99 18.26 4 Phong Dụ Thượng 649 4253 2131 2122 21 121 18.65
Tổng số 1866 11347 5664 5683 26 388 20.79
Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những hộ ở trên cao rải rác đã chuyển xuống thấp cùng bản làng.
Các dân tộc chủ yếu sinh sống trong vùng gồm người Dao, H’Mông
- Dân tộc Dao: Người Dao là một trong những dân tộc có số dân đông và phân bố rộng ở miền Bắc nước ta. Trong khu vực Khu Bảo tồn, người Dao sống phân bố ở các làng, bản thuộc các xã Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Mỏ Vàng, riêng ở Nà Hẩu tỷ lệ hộ người Dao không nhiều.
Người Dao ở đây còn giữ được nhiều thuần phong, mỹ tục và truyền thống đặc trưng của họ. Phụ nữ Dao hàng ngày vẫn mặc áo váy truyền thống do họ tự làm ra. Đàn ông Dao trưởng thành thực thụ phải trải qua lễ Lập tỉnh, trong ngày lễ này điệu múa truyền thống là múa xoè.
Trong sản xuất và sinh hoạt người Dao mang tính cộng đồng rõ nét. Canh tác nương rẫy là hình thức phổ biến, nay tuy đã định cư nhưng vẫn còn hiện tượng du canh bằng hình thức sản xuất lương thực trên nương rẫy không cố định. Tại Văn Yên nói chung và các xã Khu Bảo tồn nói riêng, nhiều hộ người Dao giầu có nhờ thu nhập tương đối cao từ nguồn bán vỏ quế.
- Dân tộc H’Mông: Người H’Mông là dân tộc có phân bố rộng ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc. Trong khu vực bảo tồn Nà Hẩu, người H’Mông đã định cư ở các xã, nhưng tập trung nhất là ở xã Nà Hẩu, thành phần dân tộc gần 100% là H’Mông.
Cũng như các dân tộc khác, người H’Mông cũng có những đặc trưng văn hoá và tuyền thống đẹp. Tại Nà Hẩu người H’Mông tuy chuyển dân định cư, canh tác lúa nước, nhưng vẫn giữ được đặc trưng bản sắc của dân tộc mình.
Trong cuộc sống sinh hoạt, cũng như trong sản xuất, người H’Mông có tính cộng đồng rất cao, có tinh thần tự cường và tài năng. Hàng ngày, thanh niên phụ nữ
H’Mông vẫn mặc áo váy truyền thống từ những sản phẩm vải đẹp do chính họ làm ra.
Một trong những tập quán cần được thay đổi của cả người Dao và người H’Mông là săn bắt động vật rừng. Thường các gia đình đều có súng săn tự tạo. Họ đi săn không chỉ vì mục đích thực phẩm, thu nhập mà còn vì đây còn là tập quán, là thú vui và đối với thanh niên còn là để tự thể hiện mình trước cộng đồng.