3 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nà hẩu huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 32)

3.1.3.1. Điều kiện khí hậu

Khí hậu khu vực Nà Hẩu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô. Sau đây là số liệu các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại hai trạm quan trắc gần nhất là trạm khí tượng Văn Chấn và Lục Yên.

Biểu 01: Số liệu về các chỉ tiêu khí hậu cơ bản

Chỉ tiêu\ Trạm Văn Chấn Lục Yên

Tổng bức xạ (kcl/cm2) 147 147 Lượng mây (số phần 10) 8 8 Tổng số giờ nắng (giờ) 1585.1 1519.1 Vận tốc gió TB (m/s) 1 1.1 Nhiệt độ TB (0C ) 22.2 22.6 Nhiệt độ tối cao (0C) 41.2 39.9 Nhiệt độ tối thấp (0C) 0 0 Nhiệt độ tối cao TB (0C) 27.1 27.3 Nhiệt độ tối thấp TB (0C) 19.2 19.8 Biên độ nhiệt (0C) 7.9 7.6 Lượng mưa TB (mm) 1547.4 2126.1 Số ngày mưa (ngày) 129.4 172.3 Độ ẩm không khí (%) 84 86 Độ ẩm không khí tối thấp (%) 62 65 Lượng bốc hơi (mm) 778.2 700.2 Số ngày sương mù (ngày) 27.54 49.8 Số ngày sương muối (ngày) 0 0

Kinh độ 104.52 E 104.72 E

Toạ độ trạm Vĩ độ 21.60 N 22.08 N

Độ cao hải bạt 257,0m 80,0m

Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 220C đến 230C. Tổng bức xạ 147 Kcl/cm2 (nằm trong vành đai nhiệt đới).

Mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc, nhiệt độ trung bình các tháng này thường dưới 200C, nhiệt độ thường thấp nhất vào thàng 1 hàng năm với trung bình là 15,10C.

Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình thường trên 250C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, với nhiệt độ trung bình tháng bảy từ 27,6 đến 280C.

Lượng mưa trung bình năm từ 1547 - 2126mm ở Lục Yên, tập trung gần 90% lượng mưa vào mùa mưa, hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm hơn 10% tổng lượng mưa cả năm. Hạn hán ít khi xảy ra. Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 84 - 86%.

3.1.3.2. Thuỷ văn

Với lượng mưa tương đối cao và số ngày sương mù trong năm khoảng 40 ngày cho nên nguồn nước trong khu vực tương đối dồi dào. Các con suối chính thường có nước quanh năm. Lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp ở các xã. Tuy nhiên vùng thượng nguồn các con ngòi, suối thường dốc nên vào mùa mưa có thể xảy ra lũ quét.

3.1. 4. Địa chất thổ nhưỡng

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực Khu Bảo tồn có quá trình hình thành và phát triển địa chất rất phức tạp. Toàn vùng có cấu trúc dạng nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ.

Được hình thành trong điều kiện địa chất phức tạp vời nhiều kiểu dạng địa hình và đá mẹ khác nhau, nên có nhiều loại đất được hình thành trong khu vực. Chủ yếu gồm các loại đất Feralit với tầng đất được phong hoá từ đá trầm tích, đá mác ma và đá vôi. Do khí hậu nóng ẩm tạo nên tầng đất dày với các khoáng vật khó phong hoá như Thạch anh, Silíc. Thành phần cơ giới chủ yếu từ trung bình đến nặng.

Đất alít có mùn trên núi cao, được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không đọng nước, tầng mùn nhiều, phân bố trên các đỉnh núi cao trên 1400m, chủ yếu tập trung ở phía Nam của Khu Bảo tồn.

Đất feralit có mùn trên núi cao và núi trung bình, được hình thành trong điều kiện ẩm mát, không có kết von và nhiều mùn. Nhóm loại đất này phân bố tập trung ở các đai độ cao từ 700m đến 1400m.

Đất feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi và núi thấp, được hình thành với quá trình feralitic rất mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và độ ẩm. Nhóm loại đất này phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 700m. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất đai khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

Đất dốc tụ chân đồi và ven suối, là loại đất tốt, thích hợp với việc canh tác nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng thấp dưới 400m hoặc vùng thung lũng và bồn địa. Đất có tầng dày, màu mỡ.

Đất biến đổi do trồng lúa, là loại đất bị biến đổi do canh tác lúa nước, đất chua, quá trình glây hoá mạnh.

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

Khu Bảo tồn trên địa bàn của 4 xã, với tổng số 1866 hộ, 11347 khẩu, trong đó nam 5664 người và nữ 5683 người

Mật độ dân số trung bình 26 người/km2, tỷ lệ hộ nghèo gần 21%.

Riêng ở xã Nà Hẩu, do mới được chuyển dân định cư vào những năm 1980, thành phần dân tộc gần 100% là H’Mông, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm hơn 1/3 số tổng số hộ.

Biểu 02: Tình hình dân số các xã vùng Khu Bảo tồn

TT Tên xã Số hộ Số khẩu MĐDS Số hộ nghèo

Tổng Nam Nữ ng/km2 Hộ %

1 Nà Hẩu 230 1433 704 729 25 80 34.78 2 Đại Sơn 445 2394 1215 1179 28 88 19.77

3 Mỏ Vàng 542 3267 1614 1653 33 99 18.26 4 Phong Dụ Thượng 649 4253 2131 2122 21 121 18.65

Tổng số 1866 11347 5664 5683 26 388 20.79

Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những hộ ở trên cao rải rác đã chuyển xuống thấp cùng bản làng.

Các dân tộc chủ yếu sinh sống trong vùng gồm người Dao, H’Mông

- Dân tộc Dao: Người Dao là một trong những dân tộc có số dân đông và phân bố rộng ở miền Bắc nước ta. Trong khu vực Khu Bảo tồn, người Dao sống phân bố ở các làng, bản thuộc các xã Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Mỏ Vàng, riêng ở Nà Hẩu tỷ lệ hộ người Dao không nhiều.

Người Dao ở đây còn giữ được nhiều thuần phong, mỹ tục và truyền thống đặc trưng của họ. Phụ nữ Dao hàng ngày vẫn mặc áo váy truyền thống do họ tự làm ra. Đàn ông Dao trưởng thành thực thụ phải trải qua lễ Lập tỉnh, trong ngày lễ này điệu múa truyền thống là múa xoè.

Trong sản xuất và sinh hoạt người Dao mang tính cộng đồng rõ nét. Canh tác nương rẫy là hình thức phổ biến, nay tuy đã định cư nhưng vẫn còn hiện tượng du canh bằng hình thức sản xuất lương thực trên nương rẫy không cố định. Tại Văn Yên nói chung và các xã Khu Bảo tồn nói riêng, nhiều hộ người Dao giầu có nhờ thu nhập tương đối cao từ nguồn bán vỏ quế.

- Dân tộc H’Mông: Người H’Mông là dân tộc có phân bố rộng ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc. Trong khu vực bảo tồn Nà Hẩu, người H’Mông đã định cư ở các xã, nhưng tập trung nhất là ở xã Nà Hẩu, thành phần dân tộc gần 100% là H’Mông.

Cũng như các dân tộc khác, người H’Mông cũng có những đặc trưng văn hoá và tuyền thống đẹp. Tại Nà Hẩu người H’Mông tuy chuyển dân định cư, canh tác lúa nước, nhưng vẫn giữ được đặc trưng bản sắc của dân tộc mình.

Trong cuộc sống sinh hoạt, cũng như trong sản xuất, người H’Mông có tính cộng đồng rất cao, có tinh thần tự cường và tài năng. Hàng ngày, thanh niên phụ nữ

H’Mông vẫn mặc áo váy truyền thống từ những sản phẩm vải đẹp do chính họ làm ra.

Một trong những tập quán cần được thay đổi của cả người Dao và người H’Mông là săn bắt động vật rừng. Thường các gia đình đều có súng săn tự tạo. Họ đi săn không chỉ vì mục đích thực phẩm, thu nhập mà còn vì đây còn là tập quán, là thú vui và đối với thanh niên còn là để tự thể hiện mình trước cộng đồng.

3.2.2. Kinh tế và đời sống3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp 3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Biểu 03: Diện tích đất nông nghiệp

TT Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất lúa, màu

(ha) (ha) (%) (ha) (%)

1 Nà Hẩu 5680.0 363.3 6.4 55.7 15.3 2 Đại Sơn 8389.0 101.8 1.2 53.2 52.3 3 Mỏ Vàng 9961.0 532.0 5.3 39.1 7.3 4 Phong Dụ Thượng 19820.0 467.8 2.4 174.4 37.3

Cộng 43850.0 1464.9 3.3 322.4 22.0

Từ Biểu trên thấy rằng, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 3,3% quá nhỏ so với tiềm năng tổng diện tích đất đai. Trong đó đất trồng lúa, màu ít, bình quân đầu người về đất trồng lúa màu là 285m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt trong nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn…

Ruộng nước được phân bố nơi thấp, gần nới dân cư, ven suối và ruộng bậc thang. Năng suất lúa chưa được cao do kỹ thuật canh tác chưa cao, giống chưa được cải thiện, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Lúa nương được canh tác trên các sườn đồi, núi thấp. Do đất dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao và bấp bênh. Diện

tích lúa nương thường không ổn định mà du canh qua nhiều vùng khác nhau quanh các điểm dân cư.

Các loại hoa màu thường có Ngô, sắn… được trồng trên nơi đất cao, bằng phẳng nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước.

Theo kết quả trên, thấy rằng: Do diện tích ruộng nước không đầy 1sào/ người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để bổ sung nguồn lương thực. Diện tích nương hiện nay tuy không cao nhưng nếu luân chuyển hàng năm thì diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh đáng kể.

3.2.2.2. Lâm nghiệp

Trong khu vực không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp của Lâm trường vì hiện nay đây không phải là vùng rừng sản xuất. Các hoạt động của lâm trường Văn Yên ở khu vực này chủ yếu liên quan đến việc phát triển rừng trồng quế.

Sản xuất Lâm nghiệp chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát của nhân dân. Trước đây lâm sản do chính người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cung người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai. Hiện nay, người dân chủ yếu thu hái nguồn lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ. Một nguồn lợi từ rừng đem lại sự giàu có của nhiều hộ trong khu vực (nhất là ở Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng) là trồng và khai thác rừng quế. Có thể xem cây quế ở đây là cây xoá đói giảm nghèo, cần nghiên cứu để phát triển cây này trong các vùng đệm cũng như phân khu phục hồi hệ sinh thái rừng của Khu Bảo tồn, nơi có người dân sinh sống.

3.2.2.3. Đời sống sinh hoạt

Nếu theo chỉ tiêu phân loại hộ gia đình quốc gia thì tỷ lệ hộ nghèo đói trong khu vực sẽ cao hơn nhiều. (Theo số liệu thống kê năm 2008 của huyện, tại xã Nà Hẩu có trên 1/4 số hộ đói nghèo).

Đời sống sinh hoạt rất đơn sơ và gặp rất nhiều khó khăn. Đồ đạc trong gia đình hầu như không có giá trị. Cuộc sống nhiều người dân còn tạm bợ. Số hộ được

xem ti vi rất ít. Tại xã Nà Hẩu hiện nay chưa có đường giao thông đến xã, không có điện lưới quốc gia. Cả xã chỉ có trạm thu tivi tại uỷ ban xã nhưng cũng chỉ được xem phim Video vào cuối tuần do không có điện hoặc trục trặc. Hiện nay đang có một dự án xây thuỷ điện nhỏ phục vụ điện sinh hoạt cho người dân.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng. 3.2.3.1. Giao thông 3.2.3.1. Giao thông

Khu vực Nà Hẩu chưa có đường giao thông đến trung tâm xã. Một đoạn đường đã được mở mới chỉ đến địa phận Đại Sơn và Mỏ Vàng, tuy nhiên do đường đất, độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở, thậm chí trượt núi, đoạn tầng xảy ra tắc đường không có khả năng khắc phục ngay. Nhìn chung là điều kiện giao thông đi lại vào các xã trong Khu Bảo tồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên các xã đã trú trọng xây dựng đường nội xã, liên thôn, nhưng chủ yếu là đường hẹp, dốc, lầy lội nhất là vào mùa mưa.

3.2.3.2. Y tế, giáo dục

Các xã đều có trạm y tế và cán bộ y tế. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương. Trong điều kiện giao thông như Nà Hẩu thì rất cần thiết phải tăng cường y tế tuyến xã. Thường xuyên xảy ra các bệnh xã hội như bướu cổ, sốt rét, mắt hột.

Các xã đều có trường học cấp tiểu học cơ sở và trung học cơ sở, nhưng điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Đa số trường học tại các thôn bản là nhà tạm, bàn ghế không đảm bảo. Số trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông trung học được đến trường rất thấp. Hầu hết phải đi học trường dân tộc nội trú, nhưng số này không nhiều.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tính đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

Với mục tiêu đặt ra từ đầu khi thực hiện luận văn tôi tiến hành nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu với những nội dung: Đa dạng về thành phần loài; Đa dạng về dạng sống; Đa dạng về giá trị sử dụng. Kết quả của những nghiên cứu đó như sau:

4.1.1 Đa dạng về thành phần loài

4.1.1.1 Đa dạng về taxon ngành thực vật

- Đa dạng bậc ngành

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi đã thống kê được 657 loài thuộc 440 chi và 154 họ thuộc 5 ngành thực vật [phụ lục 01]: Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông (Pinophyta) và Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Kết quả được tổng kết được qua biểu 4.1 như sau:

Biểu 4.1: Đa dạng taxon

Taxon Họ Chi Loài

Tên la tinh Tên Việt Nam Số họ % Số chi % Số loài % Lycopodiophyta Thông đất 2 1,29 3 0,68 4 0,61 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,64 1 0,23 1 0,15 Polypodiophyta Dương xỉ 15 9,74 18 4,09 28 4,26 Pinophyta Thông 5 3,25 5 1,14 7 1,07 Magnoliophyta Ngọc Lan 131 85,08 413 93,86 617 93,91 Tổng cộng 154 440 657

Qua biểu 4.1 ta thấy rằng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có độ đa dạng thực vật khá cao, trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch Khu Bảo tồn đã có 5 ngành chỉ thiếu ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta). Các ngành thực vật đóng một vai trò khác nhau với hệ thực vật trong Khu Bảo tồn nhưng không đồng đều, qua Biểu 01 ta thấy Ngành thực vật Hạt kín đóng vai trò quan trọng nhất với 617 loài chiếm 93,91 % tổng số loài trong khu vực nghiên cứu.

- So sánh hệ thực vật Nà Hẩu với hệ thực vật các khu vực lân cận và hệ thực vật Việt Nam.

Biểu 4.2: Biểu so sánh các dẫn liệu của hệ thực vật bậc cao Nà Hẩu với hệ thực vật Việt Nam

Ngành thực vật Nà Hẩu Việt Nam Tỷ lệ so sánh

Số loài % Số loài % Lycopodiophyta 4 0,60 57 0,54 7,02 Equisetophyta 1 0,15 2 0,02 50 Polypodiophyta 28 4,26 644 6,08 4,35 Pinophyta 7 1,07 63 0,6 11,11 Magnoliophyta 617 93,92 9812 92,75 6,28 Tổng số 657 10578

(Nguồn tài liệu: Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)

Qua biểu 4.2 ta thấy rằng hệ thực vật Việt Nam nói chung cũng như hệ thực vật Nà Hẩu nói riêng khá đa dạng về ngành thực vật, mỗi ngành thực vật chiếm một vị trí khác nhau, số lượng và tỷ lệ phần trăm các loài, chi, họ là khác nhau nhưng ngành Ngọc lan vẫn chiếm ưu thế cao nhất. Ngoài ra khi so sánh số lượng trong từng ngành của hệ thực vật Nà Hẩu với hệ thực vật Việt Nam, ta thấy ở Nà Hẩu ngành Ngọc lan chỉ chiếm 6,28%, ngành Thông đất chiếm 7,02%, ngành Dương xỉ chiếm 4,35%, ngành Cỏ tháp bút chiếm 50 % và ngành Thông chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nà hẩu huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)