3.2.3.1. Giao thông
Khu vực Nà Hẩu chưa có đường giao thông đến trung tâm xã. Một đoạn đường đã được mở mới chỉ đến địa phận Đại Sơn và Mỏ Vàng, tuy nhiên do đường đất, độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở, thậm chí trượt núi, đoạn tầng xảy ra tắc đường không có khả năng khắc phục ngay. Nhìn chung là điều kiện giao thông đi lại vào các xã trong Khu Bảo tồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên các xã đã trú trọng xây dựng đường nội xã, liên thôn, nhưng chủ yếu là đường hẹp, dốc, lầy lội nhất là vào mùa mưa.
3.2.3.2. Y tế, giáo dục
Các xã đều có trạm y tế và cán bộ y tế. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương. Trong điều kiện giao thông như Nà Hẩu thì rất cần thiết phải tăng cường y tế tuyến xã. Thường xuyên xảy ra các bệnh xã hội như bướu cổ, sốt rét, mắt hột.
Các xã đều có trường học cấp tiểu học cơ sở và trung học cơ sở, nhưng điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Đa số trường học tại các thôn bản là nhà tạm, bàn ghế không đảm bảo. Số trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông trung học được đến trường rất thấp. Hầu hết phải đi học trường dân tộc nội trú, nhưng số này không nhiều.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tính đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
Với mục tiêu đặt ra từ đầu khi thực hiện luận văn tôi tiến hành nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu với những nội dung: Đa dạng về thành phần loài; Đa dạng về dạng sống; Đa dạng về giá trị sử dụng. Kết quả của những nghiên cứu đó như sau:
4.1.1 Đa dạng về thành phần loài
4.1.1.1 Đa dạng về taxon ngành thực vật
- Đa dạng bậc ngành
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi đã thống kê được 657 loài thuộc 440 chi và 154 họ thuộc 5 ngành thực vật [phụ lục 01]: Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông (Pinophyta) và Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Kết quả được tổng kết được qua biểu 4.1 như sau:
Biểu 4.1: Đa dạng taxon
Taxon Họ Chi Loài
Tên la tinh Tên Việt Nam Số họ % Số chi % Số loài % Lycopodiophyta Thông đất 2 1,29 3 0,68 4 0,61 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,64 1 0,23 1 0,15 Polypodiophyta Dương xỉ 15 9,74 18 4,09 28 4,26 Pinophyta Thông 5 3,25 5 1,14 7 1,07 Magnoliophyta Ngọc Lan 131 85,08 413 93,86 617 93,91 Tổng cộng 154 440 657
Qua biểu 4.1 ta thấy rằng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có độ đa dạng thực vật khá cao, trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch Khu Bảo tồn đã có 5 ngành chỉ thiếu ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta). Các ngành thực vật đóng một vai trò khác nhau với hệ thực vật trong Khu Bảo tồn nhưng không đồng đều, qua Biểu 01 ta thấy Ngành thực vật Hạt kín đóng vai trò quan trọng nhất với 617 loài chiếm 93,91 % tổng số loài trong khu vực nghiên cứu.
- So sánh hệ thực vật Nà Hẩu với hệ thực vật các khu vực lân cận và hệ thực vật Việt Nam.
Biểu 4.2: Biểu so sánh các dẫn liệu của hệ thực vật bậc cao Nà Hẩu với hệ thực vật Việt Nam
Ngành thực vật Nà Hẩu Việt Nam Tỷ lệ so sánh
Số loài % Số loài % Lycopodiophyta 4 0,60 57 0,54 7,02 Equisetophyta 1 0,15 2 0,02 50 Polypodiophyta 28 4,26 644 6,08 4,35 Pinophyta 7 1,07 63 0,6 11,11 Magnoliophyta 617 93,92 9812 92,75 6,28 Tổng số 657 10578
(Nguồn tài liệu: Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)
Qua biểu 4.2 ta thấy rằng hệ thực vật Việt Nam nói chung cũng như hệ thực vật Nà Hẩu nói riêng khá đa dạng về ngành thực vật, mỗi ngành thực vật chiếm một vị trí khác nhau, số lượng và tỷ lệ phần trăm các loài, chi, họ là khác nhau nhưng ngành Ngọc lan vẫn chiếm ưu thế cao nhất. Ngoài ra khi so sánh số lượng trong từng ngành của hệ thực vật Nà Hẩu với hệ thực vật Việt Nam, ta thấy ở Nà Hẩu ngành Ngọc lan chỉ chiếm 6,28%, ngành Thông đất chiếm 7,02%, ngành Dương xỉ chiếm 4,35%, ngành Cỏ tháp bút chiếm 50 % và ngành Thông chiếm 11,11%. Có thể lý giải tỷ lệ so sánh này là thấp vì diện tích của khu vực tôi nghiên cứu rất nhỏ so với diện tích toàn quốc.
Có thể so sánh thành phần thực vật của Nà Hẩu với các khu vực lân cận và Việt Nam để làm rõ hơn sự đa dạng thực vật của Nà Hẩu
Biểu 4.3: Biểu so sánh hệ thực vật Nà Hẩu và các khu vực lân cận Khu vực Diện tích (ha) Số họ Số chi Số loài
Khu Bảo tồnTN Nà Hẩu 16.950 153 440 657 Tỉnh Yên Bái 980.700 161 559 1.035 Khu Bảo tồnTN Na Hang 7.091 121 - 627 VQG Ba Vì 6.786 98 472 812
Qua biểu 4.2, 4.3 ta thấy so với các khu vực lân cận thì Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có độ đa dạng thực vật khá cao.
- Các chỉ số đa dạng
Tiếp theo, chúng tôi đã xác định được các chỉ số đa dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và số chi trung bình của một họ. Các chỉ số không chỉ của cả hệ thực vật mà có tính riêng cho từng ngành, cụ thể ghi ở Biểu 4.4 sau đây:
Biểu 4.4: Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Cấp bậc chỉ số Chỉ số chi Chỉ số họ Số chi/ số họ Lycopodiophyta 1,33 2 1,5 Equisetophyta 1 1 1 Polypodiophyta 1,55 1,86 1,2 Pinophyta 1,4 1,4 1 Magnoliophyta 1,49 4,71 3,15 Hệ thực vật 1,49 4,27 2,86
Qua biểu 4.4 ta thấy rằng: Hệ thực vật Nà Hẩu có chỉ số họ là 4.27 tức là trung bình mỗi họ có khoảng 4 loài, chỉ số đa dạng chi là 1,49 tức một chi có xấp xỉ từ 1 đến 2 loài, số chi trung bình của mỗi họ là 2,86 tức là mỗi họ trung bình có 3 chi. Ngành Polypodiophyta là ngành đa dạng nhất về mặt chỉ số, chỉ số chi là 1,55 và chỉ số họ là 1,86. Tiếp theo là ngành Thông, mỗi chi trung bình có xấp xỉ 2 loài và mỗi họ cũng xấp xỉ có 2 lần. Ngành Ngọc lan là ngành có chỉ số họ lớn nhất, mỗi họ có gần 5 loài.
- Tỷ trọng hai lớp Một lá mầm và Hai lá mầm trong ngành Ngọc lan
Không chỉ có sự đa dạng về loài giữa các ngành trong Khu Bảo tồn mà ngay trong nội tại của ngành Ngọc lan (ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất của hệ thực vật trong Khu Bảo tồn) cũng có sự khác nhau về taxon họ, chi, loài giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Sự khác biệt đó được thể hiện theo biểu sau:
Biểu 4.5: Phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan
Lớp Họ Chi Loài
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Một lá mầm (A) 22 16,79 80 19,37 125 20,26
Tổng số 131 100 413 100 617 100 Tỷ trọng B/A 4,95 4,16 3,96
Qua Biểu 4.5 ta thấy lớp Hai lá mầm chiếm ưu thế hơn hẳn về cả họ, chi và loài cụ thể là: Trong lớp hai lá mầm số họ chiếm 83,21 %, số chi chiếm 80,63 %, số loài chiếm 79,74% còn lớp một lá mầm số họ chiếm 16,79 %, số chi chiếm 19,37 %, số loài chiếm 20,26 % so với tổng số họ, chi, loài của Ngành Ngọc lan. Điều này chứng tỏ rằng hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu mang tính chất nhiệt đới.
4.1.1.2 Đa dạng taxon dưới ngành
Ngoài việc đánh giá tính đa dạng theo taxon ngành thực vật, tôi còn đánh giá tính đa dạng của khu hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu ở mức độ họ và chi, qua việc đánh giá các họ có nhiều loài nhất và chi có nhiều loài nhất. Đặc trưng trong mỗi khu hệ thực vật là cấu trúc tổ thành vì vậy việc đánh giá tính đa dạng theo chi và họ sẽ cho ta thấy được đặc trưng của khu hệ.
- Đa dạng bậc họ
Để đánh giá được sự đa dạng ở bậc họ ở hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu chúng tôi thống kê theo thứ tự 10 họ có số loài đa dạng nhất, đây là những họ phổ biến và thường mang những nét đặc trưng của khu hệ thực vật Nà Hẩu.
Biểu 4.6: Mười họ đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu
TT Họ Chi Loài
Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng % Số lượng % 1 Poaceae Họ Cỏ 30 6,82 34 5,17 2 Euphobiaceae Thầu dầu 22 5 32 4,87 3 Asteraceae Cúc 17 3,86 23 3,50 4 Moraceae Dâu tằm 8 1,81 20 3,04 5 Rubiaceae Cà phê 15 3,41 18 2,73 6 Fabaceae Đậu 15 3,41 17 2,58 7 Orchidaceae Phong lan 11 2,50 16 2,44 8 Arecaceae Cau 6 1,36 15 2,28 9 Lauraceae Long não 6 1,36 14 2,14 10 Caesalpiniaceae Vang 7 1,59 10 1,52
Tổng số 137 31,13 199 30,28
Biểu 4.5 thể hiện 10 họ đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu, các họ này đều có từ 10 loài trở lên chiếm 6,4% tổng số họ, chiếm 31,13 % tổng số chi và 30,28% tổng số loài. Mười họ đa dạng nhất được xếp theo thứ tự từ 1 đến 10 lần lượt là: Họ Cỏ (Poaceae), Thầu dầu (Euphobiaceae), Cúc (Asteraceae), Dâu tằm (Moraceae), Cà phê (Rubiaceae), Đậu (Fabaceae), Phong lan (Orchidaceae), Cau (Arecaceae), Long não (Lauraceae), Vang (Caesalpiniaceae). Trong đó họ đa dạng loài nhất là Họ Cỏ (Poaceae) với 34 loài thuộc 32 chi rồi đến họ Thầu dầu (Euphobiaceae) 32 loài thuộc 22 chi, họ Cúc (Asteraceae) 23 loài thuộc 17 chi…ít nhất là họ Vang (Caesalpiniaceae) có 10 loài thuộc 7 chi. Mười họ thực vật này cũng là những họ thực vật rất đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, các họ này cũng là những họ đặc trưng cho hệ thực vật nhiệt đới.
Ngoài ra trong 10 họ đa dạng nhất thì loài chiếm tỷ lệ cao nhất cũng chỉ là 5,17% không có họ nào chiếm 10% của tổng số loài trong khu vực nghiên cứu và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ này cũng chỉ đạt 30,28%. Điều này khẳng định khu hệ thực vật Nà Hẩu rất đa dạng về họ, kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Tolmachop cho rằng: “Ở vùng nhiệt đới thành phần các họ thực vật khá đa dạng, thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm đến 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt không vượt quá 40 - 50% tổng số loài của khu hệ thực vật”.
- Đa dạng bậc chi
Không chỉ đa dạng về họ mà hệ thực vật Nà Hẩu còn đa dạng cả về chi, điều này được thể hiện trong Biểu sau.
Biểu 4.6: Các chi đa dạng nhất
TT Tên chi Tên họ Số loài Tỷ lệ % 1 Ficus Fagaceae 11 1,67 2 Syzygium Myrtaceae 8 1,22 3 Calamus Arecaceae 6 0,91 4 Dioscorea Dioscoreaceae 6 0,91 5 Diospyros Ebenaceae 6 0,91
6 Michelia Magnoliaceae 5 0,76 7 Phyllanthus Euphorbiaceae 4 0,61 8 Litsea Lauraceae 4 0,61 9 Machilus Lauraceae 4 0,61 10 Prunus Rosaceae 4 0,61 Tổng số 58 8,82
Biểu 4.6 thể hiện số chi đa dạng nhất ở hệ thực vật Nà Hẩu, tỷ lệ phần trăm cho thấy trong 9 họ trong tổng số 154 họ (chiếm 5,84%) có 10 chi (chiếm 2,27%) trong tổng số 440 chi và chiếm 8,82% về loài trong tổng số 657 loài. Trong 10 chi thì chỉ toàn các loài thực vật thuộc ngành Ngọc lan; trong đó thì lớp hai lá mầm chiếm ưu thế còn lớp một lá mầm chỉ có hai chi là chi Calamus (thuộc họ Arecaceae) và chi Dioscorea (thuộc họ Dioscoreaceae). Các chi đa dạng nhất cũng chủ yếu thuộc các họ đặc trưng cho hệ thực vật nhiệt đới như chi Ficus (họ Moraceae), Syzygium (họ Myrtaceae), Diospyros (họ Ebenaceae), chi Phyllanthus (họ Euphorbiaceae), chi Litsea, Machilus (họ Lauraceae); phần lớn các chi này cũng là những chi nằm trong 10 họ đa dạng nhất, các họ và chi này đều đại diện cho họ, chi của vùng nhiệt đới. Điều này chứng tỏ hệ thực vật Nà Hẩu mang những nét đặc trưng của hệ thực vật vùng nhiệt đới.
4.1.2 Đa dạng về dạng sống
Khi nghiên cứu về phổ dạng sống cho hệ thực vật vùng Nà Hẩu tôi sử dụng cách phân loại của Raunkier và đã xác định được dạng sống cho 645 loài trong số 657 loài thực vật đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Còn lại 12 loài không xác định được dạng sống, những loài này không tham gia vào công thức phổ dạng sống của hệ thực vật trong khu vực nghiên cứu. Trong đó nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) có 435 loài trong toàn hệ thực vật và chiếm 66,21% tổng số loài và 67,44% về phổ dạng sống. Cây chồi sát đất (Ch) có 44 loài chiếm 6,7% tổng số loài và chiếm 6,82% về phổ dạng sống. Cây chồi nửa ẩn (H) có 44 loài và chiếm 6,7 % tổng số loài và chiếm 6,82 % phổ dạng sống. Cây chồi ẩn (Cr) có 60 loài chiếm 9,13 % tổng số loài và chiếm 9,3 % phổ dạng sống. Cây một năm (Th) có 62 loài chiếm
9,44% tổng số loài và chiếm 9,62% phổ dạng sống. Cụ thể phổ dạng sống của các loài trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được thể hiện trong biểu sau:
Biểu 4.9: Cấu trúc tổ thành phổ dạng sống của hệ thực vật Nà Hẩu Dạng sống
Tên Latin Tên Việt Nam Kí
hiệu lượng Số Tỷ lệ %
Phổ dạng sống Phanerophytes Cây có chồi trên đất Ph 435 66,21 67,44
Mesgaphanerophytes Messophanerophytes
Cây chồi trên lớn Cây chồi trên nhỡ MM
145 22,07 22,48
Microphanerophytes Cây chồi trên nhỏ Mi 125 19,03 19,38 Nanophanerophytes Cây chồi trên lùn Na 64 9,74 9,92 Lianephanerophytes Dây leo quấn Lp 67 10,2 10,39 Epiphytesphanerophytes Cây phụ sinh Ep 20 3,04 3,1 Hemiparasitephanerophytes Cây kí sinh Pp 8 1,22 1,24 Phanerophytes herbacesr Cây thân thảo Hp 6 0,91 0,93
Chamephytes Cây chồi sát đất Ch 44 6,7 6,82 Hemicrytophytes Cây chồi nửa ẩn H 44 6,7 6,82 Crytophytes Cây chồi ẩn Cr 60 9,13 9,3 Therrophytes Cây một năm Th 62 9,44 9,62 Cây chưa xác định 12 1,83 100
Tổng cộng 657 100
Từ kết quả trên ta xây dựng được phổ dạng sống của hệ thực vật Nà Hẩu như sau:
SB = 67,44 Ph + 6,28 Ch + 6,28 H + 9,3 Cr + 9,62 Th
Để làm rõ hơn phổ dạng sống của hệ thực vật Khu Bảo tồn Nà Hẩu qua biểu đồ sau: 67.44 6.82 6.82 9.3 9.62 Ph Ch H Cr Th Hình 4.1: Phổ dạng sống của hệ thực vật Nà Hẩu
4.1.2.1. Nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph)
Nhóm này có 404 loài chiếm 61,48 % tổng số loài trong khu vực, đây là nhóm dạng sống chiếm ưu thế nhất trong hệ thực vật Nà Hẩu, trong nhóm này có những nhóm nhỏ sau:
- Nhóm cây lớn và vừa có chồi trên mặt đất (MM): Nhóm này có 145 loài chiếm 22,07% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu và 22,48 % phổ dạng sống thuộc nhiều họ khác nhau, những họ có nhiều loài thuộc nhóm này như: Họ Thầu dầu (Dipterocarpaceae) 9 loài, Họ Mộc lan (Magnoliaceae) 9 loài. Ngoài ra còn có rất nhiều họ có toàn bộ số loài là thuộc nhóm MM. Đây là nhóm tập trung nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao như: Chò chỉ (Parashorea chinensis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Vù hương (Cinamomum balansae), Lát hoa (Chukrasia tabularis)…
- Nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi): Nhóm này có 125 loài chiếm 19,03% số loài của phổ dạng sống và 19,38% tổng số loài của khu hệ thực vật. Các họ có nhiều loài thuộc nhóm này là: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 11 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) 10 loài, họ Sim (Myrtaceae) 8 loài…thuộc nhóm này có những loài là các cây gỗ cho gỗ thường phục vụ xây dựng, làm củi.
- Nhóm cây chồi trên lùn (Na): có 64 loài chiếm 9,74% tổng số loài của khu vực nghiên cứu và 9,92% phổ dạng sống thực vật bậc cao có mặt trong Khu Bảo tồn. Các họ có nhiều loài thuộc nhóm này là họ Cà phê (Rubiaceae) 7 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 7 loài, họ Đơn nem (Myrsinaceae) 5 loài... đây là nhóm đặc trưng cho lớp thảm tươi dưới tán rừng.
- Nhóm cây chồi trên đất dây leo quấn (Lp): Nhóm này có 67 loài chiếm 10,2 % tổng số loài thuộc khu vực nghiên cứu và 10,39 % phổ dạng sống họ có nhiều loài này là: Họ Cau (Arecaceae) 6 loài, Họ Nhài (Oleaceae) 4 loài. Đây là nhóm loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm, trong Khu Bảo tồn Nà Hẩu những loài