Vùng đệm Khu Bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nà hẩu huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 77)

Vùng đệm đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự tồn tại của Khu Bảo tồn. Muốn bảo vệ tốt khu rừng nào đó phải có được sự đồng thuận và ủng hộ của người dân các xã lân cận. Chính vì vậy mà các giải pháp tác động để bảo tồn tốt phải tác động vào khu vực vùng đệm.

4.4.2.1 Giải pháp thể chế quản lý liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng thực vật

- Các quy định có tính chất hành chính về quản lý tài nguyên rừng ở các làng bản có thể không phát huy hết tác dụng nếu không được sự đồng ý với người dân địa phương. Việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng dưới sự ghi nhận và xây dựng của người dân địa phương sẽ có hiệu lực cao. Ban quản lý Khu bảo tồn cần tiếp tục triển khai công việc xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng, ký cam kết bảo vệ rừng cho làng bản mình;

- Thực hiện tốt các quy định, quy chế trong hoạt động của Khu Bảo tồn. Khi thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đã xây dựng một quy chế hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động quy chế đã không còn phù hợp vì vậy cần phải xây dựng một quy ước mới cho phù hợp với điều kiện địa phương. Cần phải nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động này, đồng thời phải tuyên truyền sâu cho người dân vùng đệm quy chế hoạt động để mọi người tuân thủ đúng quy chế;

- Tuyên truyền giáo dục: Người dân địa phương vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong quản lý tài nguyên rừng, vì thế họ là những đối tượng chủ động ra các

quyết định quản lý có ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng của địa phương. Chính vì thế mà thực hiện tuyên truyền giáo dục nâng cao năng lực hiểu biết về tài nguyên, quản lý tài nguyên sâu rộng không chỉ cho người dân vùng đệm mà còn cho người dân vùng xung quanh sẽ giúp cho việc quản lý, phát triển tài nguyên được tốt hơn. Chi cục Kiểm lâm phối kết hợp với Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên, UBND các xã vùng đệm, các trường học trong và ngoài khu vực vùng đệm tổ chức các buổi nói chuyện với các trường học và người dân các thôn. Phát tờ rơi, làm pano, áp phích. Tiếp tục duy trì chuyên mục “Toàn dân bảo vệ rừng” trên đài truyền thanh, truyền hình...

4.4.2.2 Các chính sách phát triển kinh tế vùng đệm

a, Quy hoạch sử dụng đất

Các xã vùng đệm chưa có được quy hoạch sử dụng đât rõ ràng. Chính vì vậy mà xây dựng quy hoạch sử dụng đất là điều kiện đầu tiên để phát triển kinh tế xã hội vùng đệm Khu Bảo tồn.

- Về mặt không gian: Xác định rõ các khu vực dành cho các mục đích khác nhau: Đất lúa, đất lâm nghiệp, đất ở...; Xác định trình tự phát triển theo không gian. Cơ sở của sự phân chia này là đặc điểm điều kiện tự nhiên, sự sử dụng hiện tại của người dân địa phương, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hoàn cảnh nhân lực, tiền vốn...;

- Về mặt thời gian: Cần xác định được những biến đổi môi trường và tài nguyên rừng; Xác định nhu cầu và khả năng của hộ gia đình người dân trong phát triển các loại hình kinh tế xã hội; Dự báo biến động thị trường các loài cây trồng vật nuôi; Xác định tiến trình phát triển kinh tế xã hội trong từng khu vực cụ thể để có những quy hoạch sử dụng đất cụ thể;

- Về tổ chức thực hiện: Quy hoạch phải mang tính logic, tính hệ thống và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện Văn Yên đã xây dựng nên, khi đã có quy hoạch sử dụng đất thì phải thực hiện theo đúng như bản quy hoạch đã xây dựng.

b, Chính sách, giải pháp phát triển Lâm sản ngoài gỗ trong rừng khoanh nuôi nhằmbảo tồn và phát triển đa dạng thực vật

- Lựa chọn tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương.

Người dân vùng đệm từ trước tới giờ có những kiến thức bản địa trồng lâm sản ngoài gỗ, lợi dụng những kiến thức bản địa này của người dân để đưa vào

trồng cho phù hợp. Với những thời gian sống gần vùng bảo tồn tôi đưa ra một số loài cây trồng lâm sản ngoài gỗ phù hợp với người dân địa phương;

+ Quế: Là loài cây Lâm sản ngoài gỗ đã gắn bó với người dân địa phương; Người dân địa phương đã trồng quế từ lâu đời, có nhiều kinh nghiệm trong trồng loài cây này, chính vì vậy phát triển rừng quế thuần loài là một hướng đi có thể làm thay đổi đời sống của người dân. Trồng quế hiện nay có nhiều lợi thế: Người dân có kiến thức trong việc trồng loài cây này; tại huyện có nhiều nhà máy chế biến tinh dầu quế. Tuy nhiên trồng quế hiện nay vẫn còn những khó khăn như: Giống quế cũ cho năng suất thấp, người dân chưa biết áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất;

+ Các loài tre trúc: Người dân bản địa thường trồng quanh nhà, trên đồi gần nhà một số loài tre, trúc như: Tre gai, Vầu đắng, nứa...Vì vậy đưa loài tre trúc vào trồng cũng có thể là hướng đi có thể nâng cao đời sống của người dân. Đặc biệt trồng tre, trúc ở đây có lợi thế là có nhiều nhà máy sản xuất nguyên liệu giấy, đũa cho các nhà máy sản xuất giấy tại địa phương;

+ Các loài cây thuốc nam: Người dân tộc địa phương có nhiều người có nhiều bài thuốc hay, được nhiều người ngoài Khu Bảo tồn quan tâm, hiện nay nhiều loài cây làm thuốc hiếm, chính vì vậy mà trồng các loài cây làm thuốc phục vụ cho nhu cầu thị trường;

- Hỗ trợ về kinh phí cho việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ tại địa phương. Cái thiếu của người dân các xã vùng đệm là kinh phí; chính vì vậy việc hỗ trợ kinh phí cho người dân là vấn đề cần thiết.

- Quản lý lâm sản ngoài gỗ dựa trên cơ sở cộng đồng, việc phát triển gây trồng các loài Lâm sản ngoài gỗ phải được toàn cộng đồng đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và hình thành các giải pháp để phát huy các nguồn lực của địa phương cho bảo vệ, phát triển và sử dụng tối ưu Lâm sản ngoài .

c, Các chính sách hỗ trợ về sản xuất cho người dân địa phương

- Hình thành các quỹ tín dụng tại địa phương. Các quỹ tín dụng cho người dân vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện thời gian cho người dân vay lâu dài. Áp dụng thời

hạn vay theo chu kỳ kinh doanh, những loài cây lâu thu hồi vốn sẽ được vay với thời gian dài hạn hơn những loài cây hàng năm hoặc sớm cho thu hoạch sản phẩm;

- Có thể hình thành các nhóm sản xuất hỗ trợ nhau trong việc kinh doanh một loài cây nào đó, ví dụ: Nhóm sản xuất quế, nhóm sản xuất tre trúc...Các nhóm này không chỉ hỗ trợ nhau về vốn mà còn hỗ trợ nhau về kỹ thuật, thị trường đầu ra của sản phẩm;

- Chú ý đến thị trường đầu ra của sản phẩm, các tổ chức chính quyền địa phương phải có những chính sách hỗ trợ người dân tìm thị trường đầu ra của sản phẩm; tránh tình trạng sản phẩm làm ra không bán được trên thị trường sẽ làm cho người dân nản không tin vào các phương án phát triển sản xuất của Ban quản lý đưa ra nữa. Đời sống không được cải thiện họ sẽ tiếp tục vào rừng chặt phá rừng trái phép.

d, Thực hiện tốt các dự án, đề án đang và sắp được triển khai tại địa phương.

Hiện nay, UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt nhiều dự án, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội cho người dân địa phương trong tỉnh trong đó ưu tiên người dân các xã vùng đệm của hai Khu Bảo tồn Nà Hẩu và Mù Cang Chải. Các đề án “Nương rẫy” và đề án “Giao đất, giao rừng” đều tập trung vào việc tạo quyền kinh doanh, làm chủ rừng của người dân và hỗ trợ kinh phí cho người dân các xã trồng rừng và sinh sống được đến khi rừng cho sản phẩm thu hoạch. Thực hiện tốt hai đề án lớn này của tỉnh, đời sống của người dân xã vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu sẽ được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Nhờ đó mà rừng cũng được bảo vệ tốt hơn.

Chương 5

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Sau thời gian điều tra, giám định các loài thực vật bậc cao có mạch Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái, chúng tôi rút ra một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật ở đây như sau:

1. Thành phần hệ thực vật ở đây đa dạng và phong phú, gồm 657 loài thuộc 440 chi và 154 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch (Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta).

2. Hệ thực vật Nà Hẩu đặc trưng cho hệ thực vật nhiệt đới điển hình

3. Mười họ đa dạng nhất là: Họ Cỏ - Poaceae, Thầu dầu – Euphorbiaceae, Cúc – Asteraceae, Dâu tằm – Moraceae, Cà phê – Rubiaceae, Đậu – Fabaceae, Phong lan – Orchidaceae, Cau – Arecaceae, Long não – Lauraceae, Vang – Caesalpiniaceae.

4. Mười chi đa dạng nhất (từ 4 loài trở lên): Ficus, Syzygium, Calamus, Dioscorea, Diospyros, Michellia, Phyllanthus, Litsea, Machilus, Prunus

5. Đã nghiên cứu được phổ dạng sống cho 645 loài thực vật, còn 12 loài chưa nghiên cứu được phổ dạng sống. Công thức phổ dạng sống của hệ thực vật Nà Hẩu như sau:

SB = 67,44 Ph + 6,28 Ch + 6,28 H + 9,3 Cr + 9,62 Th

6. KBTTN Nà Hẩu có 822 lượt công dụng với 13 công dụng sử dụng chính như: Làm thuốc, lấy gỗ, lương thực, thực phẩm, làm cảnh...

7. Hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được chia thành 2 kiểu rừng chính là Rừng kín ẩm thường xanh mưa nhiệt đới và Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng – lá kim ẩm á nhiệt đới, trong đó có 4 phân kiểu và 19 ưu hợp.

8. Trong 657 loài thực vật đang có mặt tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thì có 28 loài thực vật quý hiếm nằm trong Danh lục đỏ của IUCN , Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục của công ước CITES và Nghị định 32/2006/ NĐ – CP.

9. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu:

- Nguyên nhân trực tiếp: (1) Do thiếu đất sản xuất; (2) Phong tục tập quán như: du canh du cư; (3) Do khai thác và buôn bán gỗ, Lâm sản ngoài gỗ; (4) Các nguyên nhân khác như: Lửa rừng, chăn thả rông gia súc.

- Nguyên nhân gián tiếp: (1) Tình trạng đói nghèo; (2) Áp lực dân số; (3) Nhận thức của cộng đồng còn thấp; (4) Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế

10. Xây dựng được 2 nhóm giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật cho vùng lõi và vùng đệm.

5.2 Tồn tại

- Do hạn chế về thời gian và nguồn tư liệu chúng tôi chưa thể đi sâu về sự đa dạng về các yếu tố địa lý, về vật hậu của Thực vật khu vực nghiên cứu.

- Bản thân còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm về nhận biết các loài thực vật cũng như tổ chức đợt thực tập nên còn gặp nhiều thiếu sót.

5.3 Khuyến nghị

- Cần tiếp tục điều tra thực địa nhằm tìm ra được thêm các loài mới, loài quý, loài hiếm để bổ xung thêm vào danh lục của Khu Bảo tồn. Có thể xây dựng một trung tâm lưu trữ các mẫu tiêu bản động vật, thực vật tại Khu Bảo tồn.

- Hệ thực vật Nà Hẩu đa dạng về loài vì vậy muốn bảo vệ sự đa dạng đó cần phải bảo vệ cả hệ sinh thái. Tuy nhiên khi tiến hành bảo tồn loài với mục đích bảo tồn nguồn gen cần có sự ưu tiên bảo tồn các loài quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế, đặc biệt là những loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt hoặc đe doạ bị tiêu diệt.

- Nhiều loài thực vật đã phát hiện ra giá trị của chúng nhưng nhiều loài vẫn chưa phát hiện được giá trị sử dụng, chính vì vậy mà Ban quản lý Khu Bảo tồn không chỉ chú ý đến bảo tồn ngoại vi mà phải chú ý đến cả bảo tồn nội vi.

- Cần tổ chức tuyên truyền cho người dân hiểu được tầm quan trọng của rừng, vai trò của họ trong việc bảo tồn tài nguyên để họ phồi hợp cùng với các cơ quan chức năng quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả.

- Cần thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho các cán bộ trong Kiểm lâm làm công tác bảo vệ rừng tại Khu Bảo tồn, các thành viên của Hội đồng quản lý bảo vệ rừng, của Tổ tuần tra bảo vệ rừng. Trả lương xứng đáng cho thành viên của Tổ tuần tra bảo vệ rừng để họ tâm huyến hơn công việc mình đang làm.

- Muốn bảo tồn tốt hệ thực vật khu vực nghiên cứu cần phải chú ý phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người dân các xã vùng đệm. Đời sống của người dân có được nâng cao thì tự trong mỗi người dân sẽ có ý thức bảo tồn hệ thực vật tại địa phương nơi mình sinh sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Chi cục Kiểm lâm Yên Bái (2005), Luận chứng kinh tế - kỹ thuật xây dựng Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái, (Bản đánh máy).

2. Chi cục Kiểm lâm Yên Bái (2005), Báo cáo chuyên đề thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái, (Bản đánh máy).

3. Chi cục Kiểm lâm Yên Bái (2009), Báo cáo chuyên đề thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái, (Bản đánh máy).

4. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc (1983), Danh lục thực vật Tây Nguyên

7. Danh lục đỏ Việt Nam (2007), Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội 8. Lê Thạc Cán, Đặng Huy Huỳnh (chủ biên) (1993), Bảo vệ đa dạng sinh học ở

Việt Nam, tập 1B, Hà Nội.

9. Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992), Thực vật và Thực vật đặc sản rừng, Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp.

10.Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập I, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

12.Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1987), Phân loại học thực vật (thực vật bậc cao) Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Dũng (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng làm cơ sở cho việc quản lý bảo vệ tài nguyên thực vật rừng tại khu bảo vệ nghiêm

ngặt Vườn quốc gia Cát Bà, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp - trường Đại học Lâm nghiệp.

14. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Lan Thomas. Aljos Farjon, Leonid Averyanov và Jacinto Regalado Jr với sự cộng tác của Paul Mathew, Sar Oldfield, Sheelagh O’Reilly, Thomas Osbon và Steven Swan (2005), Thông Việt Nam, nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội

15. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam Quyển 1 -3, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Phạm Hoàng Hộ (1985), Thực vật đảo Phú Quốc, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

17. Nguyễn Văn Huy (2005), Báo cáo kết quả phúc tra tài nguyên thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ, Hà Tây.

18. Lê Thị Huyên (1998), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ khu bảo vệ nghiêm ngặt Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp

19.Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1996), Tính đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nà hẩu huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)