Phân loại theo cấu trúc mạng nơron

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thuật toán nội suy sử dụng mạng nơron RBF trong phương pháp lập luận mờ dựa trên đại số (Trang 26 - 27)

Mạng nơ ron 1 lớp

Hình 1.3.1 là một loại liên kết đặc thù của mạng nơ ron. Nơ ron có các mối liên hệ đến các nơ ron khác nhờ các trọng số. Một lớp nơ ron là một nhóm các nơ ron mà chúng đều có cùng các trọng số, nhận cùng số tín hiệu đầu vào đồng thời

Mạng nơ ron truyền thẳng nhiều lớp

Mạng nơron nhiều lớp (hình 1.3.3) có các lớp được phân chia thành 3 loại như sau:

- Lớp vào là lớp nơron đầu tiên nhận tín hiệu vào xi. Mỗi tín hiệu xi được đưa đến tất cả các nơron của lớp đầu vào, chúng được phân phối trên các trọng số đúng bằng số nơron của lớp nàỵ Thông thường, các nơron đầu vào không làm biến đổi các tín hiệu vào xi, tứclà chúng không có các trọng số hoặc không có các loại hàm chuyển đổi nào, chúng chỉ đóng vai trò phân phối các tín hiệu và không đóng vai trò sửa đổi chúng.

- Lớp ẩn là lớp nơron dưới lớp vào, chúng không trực tiếp liên hệ với thế giới bên ngoài như các lớp nơron vào và rạ

- Lớp ra là lớp nơron tạo các tín hiệu ra cuối cùng.

Mạng nơ ron hồi quy

Mạng nơ ron hồi quy còn được gọi là mạng phản hồi, là loại mạng tự liên kết thành các vòng và liên kết hồi quy giữa các nơron. Mạng nơron hồi quy có trọng số liên kết đối xứng như mạng Hopfield luôn hội tụ về trạng thái ổn định (hình 1.3.2). Mạng BAM thuộc nhóm mạng nơron hồi quy, gồm 2 lớp liên kết 2 chiều, không được gắn với tín hiệu vào-rạ Nghiên cứu mạng nơron hồi quy có trọng số liên kết không đối xứng sẽ gặp phức tạp nhiều hơn so với mạng truyền thẳng và mạng hồi quy đối xứng.

Đặc điểm cấu trúc mạng nơron mà người ta quan tâm đến là: số lượng đầu vào, đầu ra, số lượng các lớp, số lượng nơ ron có trong mỗi lớp, trọng số liên kết trong mỗi lớp và giữa các lớp với nhaụ

Hình 1.3. Một số liên kết đặc thù của mạng nơ ron.

Căn cứ vào yêu cầu của tín hiệu học, đối với mỗi cấu trúc mạng, mạng nơron cần được đánh giá lại giá trị của trọng số liên kết bằng cách thực hiện bài toán tối ưu thông qua các điều kiện thực hiện được gọi là luật học. Mỗi luật học chỉ phù hợp với từng dạng tín hiệu học và cũng chỉ phù hợp với từng kiểu cấu trúc mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thuật toán nội suy sử dụng mạng nơron RBF trong phương pháp lập luận mờ dựa trên đại số (Trang 26 - 27)