Giải pháp phát triển và mở rộng các loại hình du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long, tỉnh ninh bình​ (Trang 77 - 81)

Dựa vào những những đặc điểm tự nhiên về địa hình, địa chất, tài nguyên rừng, hệ sinh thái ĐNN và tài nguyên nhân văn tại KBTTNĐNN Vân Long ta có thể tổ chức các loại hình du lịch sinh thái như sau:

- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với thăm quan ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã của hệ sinh thái núi đá vôi và hệ sinh thái ĐNN tại KBT.

- Du lịch sinh thái đi thuyền trên lòng hồ Vân Long, thăm quan hệ thống hang động núi đá, quan sát Voọc quần đùi trắng (Loài động vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới, chỉ có thể quan sát ngoài tự nhiên duy nhất ở Vân Long).

- Du lịch sinh thái thăm quan học tập nghiên cứu HST rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái ĐNN nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ.

- Du lịch sinh thái thám hiểm leo núi, đi bộ trong rừng.

- Du lịch sinh thái tại các di tích lịch sử, văn hóa giao lưu văn hóa với người dân địa phương.

- Du lịch sinh thái du thuyền trên lòng hồ Ðầm Cút.

- Tiếp tục phát triển loại hình du lịch Homestay, mở rộng loại hình du lịch này ra các xã vùng dự án.

* Các địa điểm, tuyến du lịch:

+ Khu dịch vụ hành chính BQL rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long. + Khu vực Hang Bóng, Kẽm Trăm.

+ Khu vực chân núi Hoàng Quyển. + Khu vực chân núi Mèo Cào. + Khu vực Núi Ba Chon.

+ Khu vực Thung Quèn Cả - Thung Đàm Bái - Thung Lau (động Hoa Lư) + Khu vực lòng hồ Đầm Cút.

+ Khu vực tại các thôn: Tập Ninh, Thanh Uy – xã Gia Vân; thôn Vườn Thị, Gọng Vó, Đồi Ngô – xã Gia Hòa; thôn Cọt, Hoa Tiên xã Gia Hưng.

Địa điểm 1: Khu dịch vụ hành chính BQL rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long và khu bến thuyền trung tâm.

Tại đây khách du lịch được giới thiệu tổng quát về KBTTN ĐNN Vân Long - Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới của KBT

- Các hệ sinh thái đặc trưng điển hình tại KBT Vân Long.

- Tài nguyên thiên nhiên của KBT, những loài động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ.

- Những hoạt động về quản lý, bảo vệ, nghiên cứu khoa học của KBT.

- Thăm quan khu trưng bày mẫu vật, khu chuyên gia, trung tâm giáo dục cộng đồng, vườn thực vật... xem Sa bàn của KBT để biết được địa hình, địa mạo bằng trực quan sinh động.

- Ngoài ra khách du lịch có thể thăm quan các gian hàng lưu niệm của người dân địa phương tại bến thuyền trung tâm.

Hình 4.9: Hang Bóng tại KBTTNĐNN Vân Long

(Nguồn:Phòng khoa học KBTTN đất ngập nước Vân Long)

Từ bến thuyền trung tâm đi bằng thuyền về phía Bắc, qua các dẫy núi trùng điệp khoảng 1,5 km là vị trí của Hang Bóng. Hang Bóng có chiều dài khoảng 100m, với các hình nhũ đá rất độc đáo và đẹp mắt. Từ Hang Bóng đi thuyền khoảng 500 m tới Kẽm Trăm là nơi non nước sơn thủy hữu tình với cảnh đẹp hoang dã của thiên nhiên ban tặng. Từ Kẽm Trăm đi thuyền ra khu vực rừng Tràm thuộc KBT, là nơi trú ngụ của hàng vạn con Cò bợ, Bồ Nông, Vạc xám... tại đây khách du lịch có thể thỏa thích chiêm ngưỡng những hình ảnh bay lượn của những đàn chim hoang dã... sau đó quay trở lại bến thuyền trung tâm.

Địa điểm 3: Khu vực chân núi Hoàng Quyển và khu vực xung quanh

Từ bến thuyền trung tâm đi thuyền về phía tây mất khoảng 30 phút tới dẫy núi Hoàng Quyển, nơi đây là khu vực sinh sống chủ yếu của loài Voọc quần đùi trắng tại Vân Long. Đi thuyền dọc chân núi và quan sát bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy những đàn Voọc quần đùi trằng đang kiếm ăn trên các sườn núi. Trong khu vực này còn có một số hang động rất đẹp như hang Tranh, hang Cá... đặc biệt hang Thúi Thó, trước cửa hang có một vách đá khi té nước lên thì sẽ hiện ra những hình thù rất kỳ lạ.

Hình 4.10: Bức họa kỳ lạ chỉ xuất hiện sau khi té nước tại hang Thúi Thó

(Nguồn:Phòng khoa học KBTTN đất ngập nước Vân Long)

Đã có mấy cách lý giải khác nhau về nội dung bức vẽ ở mái đá Hang Thúi Thó. Có người cho rằng đó là những tác phẩm của người nguyên thủy thuộc nền văn hóa Hòa Bình cư trú ở hang Thúi Thó gần đó. Có ý kiến cho rằng chúng có liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và có ý kiến cho rằng nội dung bức hoạ miêu tả quang cảnh buổi tra tấn hay hành hình tội nhân... đây vẫn là vấn đề đang được các nhà sử học và văn hóa tiếp tục nghiên cứu. Từ đây cũng có thể đi thuyền vào làng sinh thái Vườn Thị, thuộc xã Gia Hòa.

Địa điểm 4: Núi Mèo Cào

Dẫy núi nằm ở phía Tây – Nam của KBT, đi thuyền từ bến thuyền trung tâm mất khoảng 30 phút đến chân núi Mèo Cào. Đây là bức tranh tự nhiên lớn nhất Việt Nam đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận năm 2010. Từ xa có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên lớn có những hình thù như vết mèo cào. Nằm trên lưng chừng núi ở độ cao 30m là ngôi chùa Thanh Sơn Tự, nơi đây có đường thông lên trời và đường ngầm thông ra đầm Cút. Từ đây cũng có thể đến làng sinh thái Vườn Thị xã Gia Hòa.

Hình 4.11: Tuyến du lịch núi Mèo cào

Từ khu dịch vụ hành chính của KBT đi về hướng Tây - Bắc bằng đường bộ khoảng 5 km là khu vực núi Ba Chon. Đây là đỉnh núi có độ cao lớn nhất KBT 426m, từ trên đỉnh núi có thể quan sát toàn cảnh KBT và các vùng lân cận, theo truyền thuyết kể lại rằng tứ vị Hồng Nương hoá trên đỉnh núi Ba Chon và được người dân địa phương lập đền thờ tại đây.

Địa điểm 6: Đầm Cút - Quèn Cả - Đầm Bái - Động Hoa Lư

Từ khu trung tâm đi bằng đường bộ khoảng 9 km về hướng Tây dọc theo Đầm Cút đi bộ khoảng 2 km vào khu vực Quèn Cả sang khu vực Đầm Bái là các hệ sinh thái rừng trồng và rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác với khung cảnh yên tĩnh và trong lành, nơi đây có thể tổ chức đi bộ trong rừng và du lịch cắm trại. Từ thung Đầm Bái quay trở lại khu hồ Đầm Cút đi vào khu vực động Hoa Lư (Thung Lau) là nơi phát tích của triều đại nhà Đinh, nơi Đinh Tiên Hoàng thửa nhỏ cờ lau tập trận tại nơi đây. Tiếp đến là Thung Lá nơi thờ cúng mẹ của Đinh Tiên Hoàng.

Địa điểm 7: Du lịch sinh thái tại các thôn, bản trong các xã tại KBT

Các thôn nằm trong và gần kề KBTTNĐNN Vân Long có truyền thống canh tác nông nghiệp từ nhiều đời nay, hoạt động sản xuất chính của họ chủ yếu là trồng cấy, chăn nuôi và đánh bắt thủy sải sản. Nhân dân sống trong vùng chủ yếu là dân tộc Kinh với nếp sống văn hóa điển hình của làng quê đồng bằng Bắc bộ.

Trụ sở của BQL KBT nằm trên địa bàn của thôn Tập Ninh, xã Gia Vân.Đây cũng là thôn có hoạt động du lịch sôi nổi nhất trong các thôn vùng dự án. Các thôn còn lại, thôn gần nhất nằm cách trụ sở BQL khoảng 1 km, thôn xã nhất cách khoảng 10 km, phương tiện giao thông đi lại thuận tiện bằng ô tô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long, tỉnh ninh bình​ (Trang 77 - 81)