Nhận thức của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long, tỉnh ninh bình​ (Trang 55 - 56)

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển du lịchtạ

4.3.1. Nhận thức của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương

Con người là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tính bền vững trong q trình phát triển DLST tại các khu du lịch nói chung và tại KBT Vân Long nói riêng. Thực

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2010 2011 2012 2013 2014 2015

chất của vấn đề phát triển DLST là người dân, chính quyền địa phương và du khách cần phải nhìn thấy những lợi ích của DLST có thể mang lại thơng qua những hoạt động và những cơ hội mà loại hình du lịch này tạo nên mà mục tiêu cơ bản của DLST là phát triển bền vững. Để tạo điều kiện và kích thích loại hình du lịch này thì vấn đề giáo dục cộng đồng đóng vai trị quan trọng. Cần phải làm cho tất cả các thành phần trong xã hội, nhất là cư dân địa phương hiểu những tác động tích cực của DLST đó là:

- Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng, nhất là những ai tham gia trực tiếp vào ngành này, trong đó bao gồm cả sự cải thiện những dịch vụ xã hội như: y tế, nhà cửa, hệ thống giao thơng, cấp - thốt nước, điện năng…

- Giúp cho việc bảo vệ và tơn tạo các di sản văn hóa lịch sử, làm tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng.

- Góp phần làm tăng danh tiếng địa phương, giúp cho du khách khám phá những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới.

- Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia, phá vỡ ngăn cách về văn hóa và dân tộc thơng qua quan hệ này.

- Du lịch sinh thái cịn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương.

Trong những năm qua, cộng đồng và chính quyền địa phương ở KBTTN ĐNN Vân Long nhận thức đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhìn về

khía cạnh phát triển bền vững thì hầu hết chưa được quan tâm nhiều(Theo số liệu

của phiếu điều tra du khách). Nhiều hộ dân tham gia các hoạt động du lịch trên địa

bàn chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trước mắt mà không quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hay tạo ấn tượng tốt cho du khách khi đến thăm quan Vân Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long, tỉnh ninh bình​ (Trang 55 - 56)