Đánh giá các mối đe dọa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng các loài linh trưởng tại rừng phòng hộ quảng nam châu, huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48)

Sau thời gian nghiên cứu thực địa tại khu vực Quảng Nam Châu, chúng tôi đã ghi nhận và xác định được có tổng số 4 mối đe doạ chính đối với khu hệ Linh trưởng cũng như sinh cảnh sống của chúng. Việc đánh giá mức độ tác

động các mối đe doạ tới các loài Linh trưởng và sinh cảnh sống của chúng được thực hiện theo phương pháp của Margoluis và Salafsky (2001), kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.4. Tổng hợp và xếp hành các mối đe dọa

TT Các mối đe doạ

Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp loại Diện tích Cường độ Tính cấp thiết 1 Săn bắn, bẫy bắt 3 3 4 10 I 2 Khai thác gỗ trái phép 2 4 3 9 II

3 Chăn thả gia súc 4 2 1 7 III

4 Thu hái LSNG 1 1 2 4 IV

Tổng 10 10 10 30

Từ kết quả tổng hợp từ bảng trên cho thấy tại khu vực nghiên cứu hoạt động săn bắn, bẫy bắt đang là mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với sự tồn tại của các loài Linh trưởng; hoạt động khai thác gỗ được đánh giá là mối nguy hại quan trọng thứ hai, tiếp đến là hoạt động Chăn thả gia súc và hoạt động thu hái LSNG là mối đe dọa ít nghiêm trọng nhất đối với khu hệ Linh trưởng.

4.4. Đề xuất các giải pháp ảo tồn khu hệ Linh trƣởng 4.4.1. Hiện trạng công tác quản lý

Ban quản lý RPH hồ Trúc Bài Sơn dưới sự chỉ đạo, giám sát của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh và UBND tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, Ban quản lý của RPH hồ Trúc Bài Sơn chỉ có 14 cán bộ, viên chức và 03 thành viên tổ bảo vệ rừng theo dự án BV&PTR, dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng, cụ thể: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, ... trưởng phòng, Kế toán, văn

thư, lái xe và các Kiểm lâm tiểu khu. Cơ cấu hoạt động được minh họa trên hình 4.10.

Với diện tích trên 12 nghìn ha, tập thể lãnh đạo công chức, viên chức và lao động hợp đồng RPH phải quản lý một diện tích tương đối rộng (khoảng hơn 700 ha/thành viên quản lý). Mặc dù diện tích quản lý tương đối rộng nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, trong những năm qua tình trạng săn bắt và khai thác gỗ đã có chiều hướng thuyên giảm. Đây là một trong những nỗ lực to lớn của tập thể lãnh đạo công chức, viên chức và lao đông hợp đồng của lực lượng kiểm lâm.

4.4.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn

4.4.2.1. Giải pháp bảo vệ loài và sinh cảnh sống

Săn bắn, bẫy bắt đang là nguyên nhân chính làm suy giảm số lượng các loài động vật tại các KBT/ VQG ở Việt Nam nói chung và tại RPH Quảng Nam Châu nói riêng. Do vậy, hoạt động ưu tiên đầu tiên là bảo vệ loài và sinh cảnh sống của khu hệ Linh trưởng, trong thời gian tới cần xem xét và ưu tiên triển khai các hoạt động như:

- Xác định rõ phạm vi ranh giới và cắm mốc thực địa: Tại một số khu vực trọng điểm, ranh giới một số điểm giữa diện tích khu RPH và của người dân chưa được xác định rõ ràng ngoài thực địa. Vì vậy, trong thời gian tới các lực lượng chức năng cần tiến hành xác định ranh giới, sau đó tiến hành cắm mốc ranh giới cụ thể ngoài thực địa của khu rừng.

- Khoanh vùng phân bố của các loài Linh trưởng từ đó tập trung tuần tra, kiểm soát của lực lượng kiểm lâm.

- Mở rộng và bổ sung thêm các tuyến tuần tra đặc biệt là nơi phân bố của các loài Linh trưởng và trong khu rừng ít bị tác động.

- Thực thi nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp: Việc xử phạt nghiêm minh, đúng theo qui định của pháp luật Nhà

nước sẽ là một biện pháp hiệu quả, trừng trị thích đáng với những người đã vi phạm, hơn thế nữa điều này cũng kịp thời răn đe với những người có ý định xâm phạm trái phép tới tài nguyên rừng trong khu vực.

- Tăng cường hoạt động tuần tra: Bên cạnh các hoạt động tuần tra thông thường, việc xây dựng, bố trí các chốt bảo vệ xung quanh phạm vi khu vực, đặc biệt là ở những điểm giao cắt, điểm giáp ranh, luân chuyển giữa các xã là rất cần thiết, điều này không chỉ giúp cho việc dễ dàng kiểm soát người dân vào rừng trái phép, hạn chế tác động tiêu cực đến rừng.

4.4.2.2. Giải pháp phục hồi sinh thái

Đối với các nương rẫy đang bỏ hoang xung quanh khu rừng phòng hộ và các vùng đất trống tiến hành thực hiện các chương trình phục hồi rừng có kiểm soát trên các đối tượng rừng cụ thể mà đối tượng cây trồng là cây bản địa. Cần thực hiện các hoạt động sau:

Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên các đối tượng trảng cây bụi đã có tái sinh (IC, IB) ở tất cả các xã có trạng thái này. Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy và khoán BVR cho dân bảo vệ.

Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy. Trồng cục bộ cây bản địa tái sinh Lát hoa, lim xanh, Sến mật, Sấu, Xoan đào, Trám trắng, Trám đen, …). Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ sung, có thể khoán cho dân bảo vệ.

Giao khoán bảo vệ rừng cho dân và cộng đồng thôn, bản. Hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật lâm nghiệp, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao.

4.4.2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng

Song song với các hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng, việc xây dựng và tổ chức các chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi

tầng lớp nhân dân tại các xã là rất cần thiết. Đây là việc làm có tính lâu dài nhưng phải thường xuyên và liên tục; phải là sự nghiệp chung của toàn xã hội, nếu chỉ có lực lượng kiểm lâm không thì sẽ trở nên đơn độc và hiệu quả không cao.

Để thực hiện giải pháp trên cần phải xây dựng mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện cụ thể. Trước tiên mọi cán bộ, cán bộ Đảng viên phải là những tấm gương sáng về ý thức, nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học như vậy việc tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng mới hiệu quả.

Nội dung tuyên truyền cần phủ hết được các yêu cầu của công tác bảo tồn, từ luật pháp đến đa dạng sinh học, giá trị và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học. Nội dung tuyên truyền cần cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu và đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền như: bằng áp phíc, băng zon, khẩu hiệu, truyền thanh.

4.4.2.4. Giải pháp cải thiện sinh kế cho người dân

Hiện nay một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự suy giảm về động vật hoang dã nói riêng và đa dạng sinh học nói riêng là do cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy, tăng cường đầu tư trợ giúp khu vực phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án đầu tư, dự án Lâm nghiệp xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ rừng đối với cộng đồng địa phương.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới tận người dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả.

- Tổ chức chuyển giao kỹ thuật xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả cao cho người dân ở giáp ranh với rừng (chăn nuôi, trồng trọt) chú trọng phát triển kinh tế trồng một số cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ.

- Hỗ trợ cây giống Lâm nghiệp cho người dân trong vùng trồng quanh khu gia đình, diện tích rừng sản xuất trong vùng đệm nhằm mục đích lấy củi để phục vụ cuộc sống, phát triển khinh tế hộ gia đình giảm áp lực vào rừng.

4.4.2.5. Giải pháp tăng cường nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Cho đến nay khu RPH Quảng Nam Châu mới chỉ có một nghiên cứu về khu hệ thú trong khi đó những nghiên cứu về khu hệ thực vật, động vật là chưa có. Vì vậy, để QLBVR và bảo tồn ĐDSH cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu để có cơ sở đề suất giải pháp bảo tồn.

- Thực hiện các công trình nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học.

- Xem phát triển quan hệ hợp tác quốc tế là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương, đặc biệt các nghiên cứu thuộc lĩnh vực cải thiện giống, lai giống, chế biến lâm sản, môi trường rừng, đa dạng sinh học.

- Đẩy mạnh đào tạo cán bộ thông qua hoạt động hợp tác quốc tế. Khuyến khích xây dựng và tham gia thực hiện các dự án hợp tác quốc tế.

- Kết hợp với sở Khoa học công nghệ, Chi cục Kiểm lâm, Phòng Khuyến nông - Khuyến lâm của huyện để nghiên cứu hay phối hợp nghiên cứu nhân giống trồng các cây có giá trị kinh tế tại địa phương (ba kích) nhằm giảm thiểu sự tác động của người dân vào tài nguyên rừng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tại khu vực nghiên cứu ghi nhận 4 loài Linh trưởng thuộc hai họ. Trong đó, có 03 loài được ghi nhận qua quan sát trực tiếp ngoài thực địa là: Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) và Cu li lớn

(Nycticebus bengalensis). Đối với loài Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) chỉ

ghi nhận qua nguồn tài liệu.

Kích thước quần thể và phân bố: Khỉ vàng có số lượng cá thể phong phú nhất với 03 đàn khoảng 48- 65 cá thể, trong khi đó Cu li lớn có số lượng loài ít nhất với khoảng 02 cá thể. Với Khỉ mặt đỏ khoảng 1 đàn với 10- 15 cá thể.

Các loài linh trưởng phân bố chủ yếu ở 3 dạng sinh cảnh chính: Sinh cảnh rừng phục hồi; Sinh cảnh rừng trung bình và sinh cảnh rừng tre nứa, gỗ.

Hai nhóm mối đe dọa chính đến khu hệ linh trưởng gồm: Săn bắn và phá huỷ sinh cảnh (Khai thác gỗ trái phép, Thu hái LSNG và Chăn thả gia súc tự do.

Đề tài đề xuất 05 giải pháp chính ưu tiên trong quản lý và bảo tồn các loài linh trưởng: (1) Bảo vệ loài và sinh cảnh sống; (2) Giải pháp phục hồi sinh thái; (3) Nâng cao nhận thức cộng đồng; (4) Cải thiện sinh kế cho người dân địa phương và (5) Giải pháp tăng cường nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

2. Tồn tại

Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối phức tạp với nhiều dãy núi cao và hiểm trở nên trong quá trình điều tra người điều tra gặp phải khó khăn trong việc điều tra và tiếp cận các loài linh trưởng.

Ngoài ra, hạn chế của nguồn kinh phí nên thời gian điều tra ngoài thực địa còn ngắn.

3. Kiến nghị

Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về đa dạng sinh học nói chung và các loài Linh trưởng nói riêng tại khu vực nghiên cứu để làm cơ sở cho việc thành lập Khu bảo tồn.

Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu bổ sung thêm các tuyến điều tra và thời gian nghiên cứu dài hơn để xác định cấu trúc giới tính của các loài linh trưởng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ khoa học và Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (phần I: Động vật),

Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2.Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quang Ninh (2015). Báo cáo Kết quả kiểm kê rừng

tỉnh Quảng Ninh năm 2015– Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn

quốc, giai đoạn 2013 – 2016;

3.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006). Nghị định số: 32/2006/NĐ- CP, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về: Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

4.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013). Nghị định số: 160/2013/NĐ-

CP, ngày 12/11/2013 của Thủ tướng chính phủ về: tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

5.Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009). Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam, Nhà xuất bản

Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

6.Bùi Văn Đông (2003). Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại Khu

bảo tồn Loài và Sinh cảnh Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Luận văn Thạc sỹ

khoa học Lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

7.Đồng Thanh Hải (2015). "Dẫn liệu mới về đa dạng thành phần loài Thú tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái", Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, tr. 212-221.

8.Đồng Thanh Hải (2015). "Nghiên cứu tình trạng và bảo tồn khu hệ Linh trưởng tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, Hà Giang", Tạp chí Khoa học & Công nghệ Lâm nghiệp. 1, tr. 48-57.

9.Đỗ Quang Huy và Đồng Thanh Hải (2010). "Tài nguyên thú Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - Bắc Cạn", Thông tin Khoa học Lâm nghiệp. 1,

tr. 78-86.

10.Phạm Nhật (2002). Thú Linh trưởng của Việt Nam, NXB Nông Nghiệp,

Hà Nội.

11.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2017). Báo cáo tổng hợp xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

12.Thủ tướng Chính phủ (2017) QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

13.Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ (2017). Báo cáo điều tra đa dạng sinh học khu hệ thú tại khu vực Quảng Nam Châu, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

TIẾNG ANH

14. CITES (2018). http://checklist.cites.org/#/en, Downloaded http://checklist.cites.org/#/en.

15. IUCN (2018). IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded inhttp//:www.iucn.org/2012Redlist/.

16.Blair M, Sterling E và and Hurley M. (2011). Taxonomy and Conservation of Vietnam’s Primates: A Review, American Journal of Primatology (73), tr. 1093–1106.

17.Groves, C.P. (2004). Taxonomy and biogeography of primates in Vietnam

and neighbouringregions. In: Conservation of Primates in Vietnam, T.

Nadler, U. Streicher and Ha Thanh Long (eds.), pp.15 –22. Frankfurt Zoological Soci-ety, Hanoi.

18.Francis, C. M. (2008). A Guide to the Mammals of Southeast Asia. USA: Princeton University Press.

19.Margoluis R. and Salafsky N. (2001). Is our project succeeding? A guide

to threat reduction Assessment for conservation. American DC. USA.

Biodiversity support program

20.Nadler (2012). Why Sea Lions don’t catch Zebras – Thoughts about common names of Indochinese primates, Vietnamese Journal of Primatology (2 (1)), tr. 3-5.

21.Roos C. (2004). Molecular evolution and systematics of Vietnam primates pp. 23-28 in Nadler T., Streicher U, Ha Thang Long (eds.):

Conservation of Primates in Vietnam. Hanoi, Frankfurt Zoological

Society.

22.Roos C. Boonratana R., Supriatna J., Fellowes J.R., Groves C.P., Nash S.D. , Rylands A.B., and Mittermeier R.A. (2014). An updated taxonomy and conservation status review of asian primates, Asian Primates Journal. 4(1).

23.Schwitzer, C., Mittermeier, R.A., Rylands, A.B., Chiozza, F., Williamson, E.A., Macfie, E.J., Wallis, J. and Cotton, A. (eds.). (2017). Primates in Peril: The World’s 25 Most Endangered Primates 2016–2018.

IUCN SSC Primate Specialist Group (PSG), International Primatological Society (IPS), Conservatio International (CI), and Bristol Zoological Society, Arlington, VA. 99 pp.

Nội dung phỏng vấn dƣới dạng câu hỏi chính sau đây:

1.Anh/chị đã từng gặp loài khỉ nào tại khu bảo tồn ? Tên địa phương? Số lượng ?

2. Lần gặp gần đây nhất là khi nào? 3. Loài nào dễ săn bắn nhất?

4. Người dân ở đây thường sử dụng dụng cụ nào để săn bắt? 5. Anh/chị đã từng đi săn loài khỉ nào chưa?

6. Săn thú mùa nào hiệu quả nhất?

7. Loài nào trước kia ở đây có mà bây giờ không còn?

8. Giá bán loài nào đắt nhất (bán thịt theo kg, theo da lông,..?

9. Những loài săn được thường được sử dụng vào mục đích gì? (làm cảnh, nấu cao, làm thức ăn, ngâm rượu)

10. Ở nhà có những di vật về các loài này không (xương sọ, xương chi và các bộ phận khác của cơ thể)?

Danh sách phỏng vấn

TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ Nơi công tác/Xã

1 Tằng Mần Sồi 1959 Người dân Quảng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng các loài linh trưởng tại rừng phòng hộ quảng nam châu, huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)