Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý thông qua các công cụ, phần mềm như:
Excel, Word: Dùng thống kê và viết luận văn
Mapinfo 11.5: Dùng để lập tuyến điều tra và thể hiện phân bố của các loài Linh trưởng.
Định loại Linh trưởng theo ảnh màu của Francis (2008). Tên phổ thông và tên khoa học của các loài linh trưởng và hệ thống phân loại chủ yếu theo Roos et al., (2014) và Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009).
Giá trị bảo tồn của các loài linh trưởng sẽ được xác định căn cứ vào Danh lục đỏ IUCN, 2018; Sách Đỏ Việt Nam, 2007; Nghị định 32-2006/NĐ- CP, Nghị định 160-2013/NĐ-CP và Công ước CITES.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực Quảng Nam Châu nằm trên địa phận 2 xã Quảng Sơn và Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Bắc giáp Trung Quốc, với đường biên giới dài 17,2 km;
- Phía Đông giáp thành phố Móng Cái;
- Phía Nam giáp các xã Quảng Thành, Quảng Thịnh, Quảng Long và Đường Hoa;
- Phía Tây giáp huyện Đầm
Hà và huyện Bình Liêu (Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, 2017).
3.1.2. Địa hình
Khu vực Quảng Nam Châu có dạng địa hình từ đối núi trung bình đến đồi núi cao, độ cao tuyệt đối từ 200 đến1.500 m so với mặt nước biển, bao gồm các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên. Đỉnh núi cao nhất trong khu vực được ghi nhận là đỉnh Quảng Nam Châu với 1.507 mét, các khu vực thấp hơn thường từ 600 đến 1000 mét so với mực nước biển. Địa hình chia cắt nhiều tạo thành các dãy núi dài, liên tục, được bao phủ bởi thảm thực vật rừng tự nhiên, với tổ thành loài đa dạng và phong phú.
Địa hình cao và chia cắt phức tạp, rất khó khăn trong việc đi lại, đặc biệt là trong công tác quản lý bảo vệ rừng (Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, 2017).
3.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu Quảng Nam Châu nằm trong khu vực thuộc tiểu khí hậu núi cao phía bắc, và cơ bản có nhiều nét tương đồng với khí hậu trong toàn huyện. Với việc bị ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên đặc trưng của khí hậu huyện Hải Hà là nhiệt đới duyên hải, với hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông khô lạnh, có gió đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm từ 22,4 đến 23,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 30 đến 340C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông xuống đến 5 - 150C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn từ 10 - 120
C.
- Lượng mưa năm khá cao nhưng không đều, mưa trung bình 3.120 mm/năm; năm có lượng mưa lớn nhất đạt từ 3.800 – 4.000mm, thấp nhất là từ 2.000-2100mm.
- Về chế độ gió, trên toàn huyện có 2 hướng gió chính là gió Đông – Bắc, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và gió Đông – Nam, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9. Nhìn chung, chế độ gió trong khu vực ảnh hưởng không nhiều đến hoạt động canh tác, sản xuất trong các xã trên địa bàn huyện, duy chỉ có gió mùa Đông – Bắc xuất hiện thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến việc chăn thả gia súc và sức khỏe con người.
Ngoài ra, do là khu vực thuộc huyện ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ từ biển vào. Bão thường xuất hiện vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, bão thường kèm theo mưa nhiều gây nguy cơ lũ. Tuy nhiên nhờ có diện tích rừng tự nhiên lớn, che phủ phần lớn khu vực phía bắc của 2 xã
Quảng Sơn và Quảng Đức, do đó hạn chế tối đa nguy cơ sảy ra lũ lụt và sạt lở đất trong khu vực (Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, 2017).
3.1.4. Sông ngòi, thủy văn
Khu vực Quảng Nam Châu có hệ thống sông suối khá dày đặc như sông Kalong, sông Tấn Mài, sông Tài Chi và nhiều sông suối nhỏ khác. Nhìn chung, hệ thống sông suối chảy từ hướng Tây bắc ra Đông nam và đổ ra các xã ven biển. Đây là nguồn nước ngọt có trữ lượng lớn, bền vững, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trong khu vực.
Hiện tại, mặc dù chưa có khảo sát đánh giá về trữ lượng nguồn nước ngầm ở địa phương, tuy nhiên theo người dân trong khu vực, trữ lượng nguồn nước ngầm là khá lớn, đảm bảo và đáp ứng cơ bản được nhu cầu tại chỗ. Có thể nói, việc đảm bảo và duy trì nguồn nước ngầm, hạn chế tối đa dòng chảy mặt trong khu vực, có liên quan nhiều tới vai trò của hệ thống rừng phòng hộ tự nhiên trong khu vực Quảng Nam Châu. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả hơn diện tích RTN này.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên: Về cơ bản, khu vực QNC có
ĐKTN tương đối thuận lợi, khí hậu ôn hòa không có nhiều các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây hại tới đời sống và hoạt động canh tác sản xuất của người dân trong khu vực. Tuy vậy, do địa hình phức tạp với nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ tới việc triển khai các hoạt động bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp của chính quyền địa phương cũng như người dân trên địa bàn (Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, 2017).
3.1.5. Tài nguyên động thực vật
a. Tài nguyên động vật
Cho đến nay chỉ có 1 nghiên cứu về khu hệ thú, theo đó bước đầu ghi nhận được 23 loài thú thuộc 14 họ và 6 bộ tại Khu vực Quảng Nam Châu (Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, 2017).
b. Tài nguyên thực vật
Tính đến hiện tại chưa có bất kỳ chương trình nghiên cứu chính thức, chuyên sâu về đa dạng sinh học nói chung cũng như đa dạng các loài thực vật được triển khai tại địa điểm nghiên cứu. Theo kết quả khảo sát của Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ (2017) cho thấy, thảm thực vật dày, cấu trúc tầng tán với nhiều loài cây gỗ lớn…
3.1.6. Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Quảng Nam Châu
3.1.6.1. Hiện trạng chủ quản lý
Theo kết quả điều tra, kiểm kê rừng năm 2015 của tỉnh Quảng Ninh, trong số 12.048 ha diện tích RTN khu vực Quảng Nam Châu có 10.014 ha RPH (chiếm 83% tổng diện tích) và 2.034 ha RSX (17% tổng diện tích) đang được giao cho 5 nhóm đối tượng quản lý, bao gồm:
- BQL RPH hồ sTrúc Bài Sơn - Đoàn KTQP 327
- Hộ gia đình, cá nhân
- Xí nghiệp xây dựng công trình số 1 - Ủy ban nhân dân xã
Bảng 3.1. Diện tích RTN khu vực Quảng Nam Châu theo chủ quản lý STT Chủ quản lý Diện tích RTN (ha) Tổng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 1 BQLRPH Hồ Trúc Bài Sơn 4.902,69 542,49 5.445,18 2 Đoàn KTQP 327 4.846,64 815,39 5.662,03
3 Hộ gia đình & Cá nhân 62,64 356,48 419,12
4 UBND xã 193,61 319,97 513,58
5 XNXD công trình số 1 8,68 8,68
Tổng 10.014,26 2.034,33 12.048,59
(Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, 2017).
Qua bảng tổng hợp 02 có thể nhận thấy, về cơ bản diện tích RTN trong khu vực nghiên cứu chủ yếu được quản lý bởi 2 đơn vị là BQL RPH hồ Trúc Bài Sơn và Đoàn KTQP 327, lần lượt chiếm 45,1 và 46,9 % tổng diện tích RTN trong khu vực.
3.1.6.2. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng
Hiện tại lực lượng trực tiếp tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu bao gồm 03 đơn vị là (1) Hạt kiểm lâm huyện Hải Hà, (2) BQL RPH hồ Trúc Bài Sơn, và (3) Lâm trường 103 – Đoàn KTQP 327. Trong những năm vừa qua, chính quyền địa phương từ cấp huyện đến cấp xã đã phối hợp, chỉ đạo sát sao trong công tác QLBVR, hạn chế tối đa các vụ vi phạm Luật BV&PTR. Tuy vậy, với diện tích lớn, địa hình rất phức tạp, khó khăn trong việc tuần tra, kiểm soát, công tác QLBVR vẫn còn một số tồn tại và bất cập như tình trạng cháy rừng, nạn khai thác gỗ trái phép … (Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà, 2016-2017)
3.2. Đặc điểm dân cƣ và tình hình kinh tế (Viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, 2017).
3.2.1. Dân số và thành phần dân tộc
Tổng dân số trên địa bàn 2 xã Quảng Sơn và Quảng Đức là 1.472 hộ, tương ứng với khoảng hơn 8.200 khẩu. Tổng số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn 2 xã là 777 hộ, chiếm khoảng 50% tổng số hộ. Về thành phần dân tộc, chủ yếu là đồng bào các dân tộc như Dao, Hoa, Tày, Nùng và Kinh, trong đó bà con dân tộc Dao là chiếm đa số với khoảng trên 70 %.
Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn 2 xã trong khoảng 3.350 người, chiếm khoảng 45 đến 50 % tổng dân số. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn với khoảng trên 70%, còn lại là lao động khác. Thu nhập bình quân đầu người trong khu vực đạt 18,5 – 19 triệu/người/năm (tính đến năm 2016) còn thấp so với thu nhập của huyện, tỉnh. (Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH năm 2016 và định hướng kế hoạch phát triển KTXH năm 2017 xã Quảng Sơn; Đề án nhiệm vụ và giải pháp hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 xã Quảng Đức).
3.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội
- Là khu vực miền núi biên giới khó khăn của huyện Hải Hà, xã Quảng Sơn và Quảng Đức đều là thuộc trong những xã nghèo, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Với phương thức canh tác, kỹ thuật sản xuất còn khá cũ, chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, chưa có nhiều ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, do đó ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi.
+ Trồng trọt: Các loài cây trồng chính về nông nghiệp như Lúa, Ngô,
Khoai, Lạc…, trong đó Lúa vẫn là cây nông nghiệp chủ đạo. Về cây lâm nghiệp, chủ yếu là Keo tai tượng và một số loài khác như Quế, cây măng tre Mai…
Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, song vùng sản xuất lại không tập trung, phân bố rải rác theo địa hình các thôn bản, tập trung chủ yếu trên các khu vực ven suối và các thung lũng không bằng phẳng, do đó thường dễ bị tác động và chịu ảnh hưởng của các hiện tượng như lũ lụt, sạt lở đất, gây thiệt hại về kinh tế.
+ Chăn nuôi tương đối phát triển với nhiều các loài gia súc, gia cầm,
trong đó gia súc Trâu, Bò, được cho là loài vật nuôi chủ yếu, có giá trị kinh tế cao được bà con chăn nuôi với số lượng lớn. Tính đến năm 2016, tổng số trâu bò trên địa bàn 2 xã ước tính có từ 2.500 đến 3.000 con đang được các hộ dân trong khu vực chăn thả ở địa phương.
- Về hạ tầng giao thông, hệ thống đường liên thôn, liên xã cơ bản đã được đầu tư kiên cố hóa, tuy nhiên cho đến nay đã xuống cấp. Một số khác cần tiếp tục đầu tư thêm để đảm bảo và đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân. Mạng lưới điện trong khu vực đã được triển khai tới hầu khắp các thôn, các hộ trên địa bàn các xã, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của người dân.
- Hệ thống trường học, cơ sở y tế, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt nhìn chung đã được đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo và đáp ứng được các nhu cầu của người dân và chính quyền địa phương trong xã.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thành phần loài Linh trƣởng tại rừng phòng hộ Quảng Nam Châu
4.1.1. Thành phần loài
Kết quả điều tra, khảo sát đã ghi nhận được tổng số 04 loài linh trưởng thuộc 02 họ tại Rừng phòng hộ Quảng Nam Châu thông qua các nguồn thông tin phỏng vấn, tài liệu và quan sát trực tiếp (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Thành phần loài Linh trƣởng tại khu vực nghiên cứu TT Bộ - Họ - Loài Tên địa
phƣơng Nguồn
Tên Việt Nam Tên khoa học
I Họ Cu li Lorisidae 1 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus (Bonhote, 1907) Khỉ gió; Tu lình kè TL 2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (Lacepede, 1800) Khỉ gió; Tu lình kè QS II Họ khỉ Cercopithecidae 3 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides
(I. Geoffroy, 1831) Căng Dui QS 4 Khỉ vàng Macaca mulatta
(Zimmermann, 1780)
Căng ke;
Khỉ đỏ đít QS Ghi chú: QS- quan sát; TL- tài liệu Trong số các loài ghi nhận được có 03 loài được ghi nhận qua quan sát trực tiếp ngoài thực địa. Đối với loài Cu li nhỏ quá trình điều tra và phỏng vấn đều không ghi nhận được mà chỉ ghi nhận qua tài liệu. Tuy nhiên các tác giả cũng cho rằng: thông tin phỏng vấn từ người dân cho thấy, cách đây khoảng 10 – 15 năm về trước có bắt gặp loài này nhưng hiện tại, đa phần người dân trong khu vực đều xác nhận không còn ghi nhận dấu hiệu của loài này ở khu vực nghiên cứu. Vì vậy, để khẳng định sự có mặt hay không có mặt của loài cần các nghiên cứu tiếp theo vào các thời điểm khác nhau.
Nguồn: Vũ Văn Quyêt
Hình 4.1. Khỉ vàng
Hình 4.2. Vết ăn loài Khỉ
Nguồn: Vũ Văn Quyêt (Ảnhghi nhận tại bản Pạc sủi núi đục Quảng sơn)
Thảo luận
Để thấy rõ hơn về tính đa dạng thành phần các loài Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu đề tài tiến hành so sánh một số khu hệ Linh trưởng của các Khu bảo tồn/ VQG khác.
Bảng 4.2. So sánh mức độ phong phú về thành phần loài Linh trƣởng tại khu vực nghiên cứu với các KBT/VQG khác
TT Tên KBT/ VQG Số loài Nguồn
1. Khu vực nghiên cứu 04 Nghiên cứu này
2. KBTLVSC Khau Ca 06 Đồng Thanh Hải, 2015 [7] 3. KBT Kim Hỷ 06 Đỗ Quang Huy và Cộng Sự, 2010 [8] 4. KBTL&SC Mù Cang Chải 07 Đồng Thanh Hải, 2015 [6]
4. Cả nước 25 Roos et al., 2014 [13]
Qua bảng trên cho thấy tại khu vực nghiên cứu có số lượng loài ít hơn so với các khu rừng đặc dụng: KBTLVSC Khau Ca và KBT Kim Hỷ (06 loài), KBTL&SC Mù Cang Chải (07 loài). Mặc dù khu vực nghiên cứu có số lượng loài ít hơn nhưng do đây mới là lần đầu nghiên cứu nên có thể số lượng loài sẽ tăng trong các nghiên cứu tiếp theo.
Hình 4.4. So sánh tính đa dạng khu hệ Linh trƣởng giữa khu vực Quảng Nam Châu với các khu vực khác
4.1.2. Kích thước quần thể và phân bố khu hệ linh trưởng
- Đối với Cu li lớn (Nycticebus bengalensis): Đây là loài Linh trưởng
hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm, hoạt động đơn lẻ hơn nữa do thực hiện đề tài vào thời điểm gần đến mùa đông (tập tính ngủ đông) nên quá trình điều tra đề tài chưa ghi nhận được ngoài thực địa. Vì vậy kích thước quần thể chưa xác định được, tuy nhiên theo thông tin phỏng vấn người dân khẳng định tại các khu rừng thuộc xã Quảng Sơn và núi Đục nằm giáp ranh với phía tây khu vực Quảng Nam Châu còn khoảng hai cá thể.
- Đối với Khỉ vàng (Macaca mulatta): Quá trình điều tra thực địa cùng với thông tin phỏng vấn bước đầu xác định được khoảng 03 đàn với số lượng dao động từ 48- 65 cá thể, cụ thể:
Bảng 4.3. Kích thƣớc quần thể khỉ vàng
Đàn Số lƣợng (cá thể) Tọa độ Địa điểm
1 16-24 488864/ 2382705 khoảnh 2,4,12,13
tiểu khu 304 Xã Quảng Sơn
2 12- 16 488950/2384454 khoảnh 5,8,9, 11 của tiểu khu 304. Xã Quảng Sơn 3 20-25 486898/ 2385381 khoảnh 16,17, 18
của tiểu khu 303. Xã Quảng Sơn
- Đối với loài Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides): Quá trình điều tra đã bắt gặp 01 đàn (VN2000: 490794/ 2385860) với số lượng khoảng 10- 15 cá thể, phân bố tập trung ở khu vực rừng xã Quảng Đức, các khoảnh 1,3, 6,10,11 thuộc TK 302 và khoảnh 1,2 – tiểu khu 305 và một số khu vực khác. Đây là
loài kiếm ăn rộng, thường xuyên di chuyển, do đó địa bàn phân bố khá rộng. Kết quả phỏng vấn cũng ghi nhận sự xuất hiện của loài này ở khu vực rừng phía Tây, thuộc xã Quảng Sơn, tại các khoảnh 2,11,3 thuộc tiểu khu 304. Đây