Tình trạng bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng các loài linh trưởng tại rừng phòng hộ quảng nam châu, huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 38)

Cả ba loài Linh trưởng tại đều thuộc danh mục các nguy cấp, quý hiếm ưu tiên cho bảo tồn tại Rừng phòng hộ Quảng Nam Châu. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình trạng ảo tồn các loài Linh trƣởng TT Bộ - Họ - Loài Tình trạng bảo tồn

Tên Việt Nam SĐVN 2007 NĐ 160/ 2013 NĐ32/ 2006 CITES IUCN 2018 I Họ Cu li 1 Cu li lớn VU Có IB I VU 2 Cu li nhỏ VU Có IB I VU II Họ khỉ 3 Khỉ mặt đỏ VU IIB II VU 4 Khỉ vàng IIB II

Ghi chú: NĐ160: Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 của

Chính phủ: Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ [5]; NĐ32: Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [4]; SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 [2]; IUCN: Danh lục Đỏ thế giới (IUCN) năm 2018 [16]; CITES: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp [15].

+ VU: Sẽ nguy cấp

+ IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại + IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

+ I, II: Phụ lục I, phụ lục II của công ước CITES.

Qua bảng trên cho thấy tổng số bốn loài Linh trưởng đều thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm. Có 03 loài (chiếm 75,0 % tổng số các loài Linh trưởng tại khu vực điều tra) được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2018), trong đó có 03 loài xếp ở mức sẽ nguy cấp (VU) là: Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) ; Cu li lớn (Nycticebus bengalensis) và Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides). Trong khi đó Nghị định 32/2006/NĐ-CP và công ước CITES gồm cả 04 loài, cụ thể 02 loài thuộc nhóm IB và 02 loài thuộc nhóm IIB. Ngoài ra, có 02 loài nằm trong nghị định 160 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đó là: Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) và Cu li lớn (Nycticebus

bengalensis).

4.2. Phân ố theo sinh cảnh các loài Linh trƣởng

Qua quá trình điều tra và kết hợp với kết quả kiểm kê rừng (2015) tại khu vực nghiên cứu chia làm 03 dạng sinh cảnh (chỉ những sinh cảnh ghi nhận được các loài linh trưởng) chính sau:

- Sinh cảnh rừng phục hồi (SC1) - Sinh cảnh rừng trung bình (SC2) - Sinh cảnh rừng tre nứa, gỗ (SC3)

Đề tài đã xác định được phân bố các loài linh trưởng theo sinh cảnh (hình 4.8).

4.2.1. Sinh cảnh rừng phục hồi

Đây là dạng sinh cảnh chiếm diện tích lớn nhất trong khu RPH với tổng diện tích 6.317,03 ha. Là sản phẩm của quá trình khai thác chọn, cộng với những tác động từ cộng đông dân cư địa phương trong nhiều năm. Quần xã thứ sinh này còn được hình thành từ những nương rẫy bỏ hoang 15-12 năm và rừng đang dần phục hôi trở lại. Nhìn chung, kết cấu tầng thứ không rõ ràng có từ 1-2 tầng cây gỗ, tầng tán bị phá vỡ và tạo ra nhiều khoảng trống trong rừng. Những khoảng trống này tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài cây tái sinh trở lại và hình thành lớp cây mới. Các loài có thể nhắc đến Dẻ cau

Lithocarpus fenestratum, Dẻ bán cầu L. Haemispherica, Lòng mang

Pterospermum heterophyllum, Cà ổi Castanopsos ceratacantha, Cà ổi ấn độ

C. Indica, Bời lời Litsea spp., Kháo Machilus spp., Dung Symplocos

adenophylla, Bô hòn Sapindus mukorossi, Vối thuốc Schima wallichii, Ba bét

Mallotus spp., Sòi Sapium disconor, Bứa Garcinia planchonii, Nang trứng

Hydnocarpus annamensis, Vạng trứng Endospermum sinensis,..

Lớp thảm tươi dưới tán rừng chủ yếu các loài trong ngành dương xỉ, họ Cỏ Poaceae và rải rác một số loài cây bụi.

Đây là dạng sinh cảnh bị tác động và đã ghi nhận được sự xuất hiện loài Khỉ vàng và Cu li nhỏ .... Ngoài ra theo kết quả phỏng vấn, đây là dạng sinh cảnh ghi nhận cả loài Khỉ mặt đỏ khi về phá nông sản trên rẫy của người dân.

4.2.2. Sinh cảnh rừng trung bình

Đây là dạng sinh cảnh chiếm diện tích lớn thứ hai trong RPH với tổng diện tích 3.456,47 ha. So với các quần xã thực vật khác xuất hiện trong RPH quần xã thực vật này có diện tích lớn nhất và hình thành các mảng lớn. Đây chính là quần xã thực vật quan trọng đóng góp to lớn trong công tác bảo tồn ĐDSH, điều hòa khí hậu và phòng hộ giữ nguồn nước trong vùng.

Sinh cảnh này chịu sự tác động bởi các hoạt động của cư dân bản địa, làm cho cấu trúc rừng mất đi đặc điểm riêng của kiểu rừng nguyên sinh. Các họ thực vật xuất hiện phổ biến trong quần xã như họ Dẻ - Fagaceae, họ Re - Lauraceae, họ Ngọc lan - Magnoliaceae, họ Chè -Theraceae, họ Sến - Sapotaceae, họ Hoa hông - Rosaceae, họ Hô đào - Juglandaceae, họ Thầu dầu- Euphorbiaceae, họ Trâm - Myrtaceae, họ Xoan -Meliaceae, họ Na- Annonaceae.

Tại sinh cảnh này ghi nhận 02 loài linh trưởng, đó là: Khỉ mặt đỏ và khỉ vàng.

Nguồn: Vũ Văn Quyêt

4.2.3. Sinh cảnh tre nứa, gỗ

Đây là dạng sinh cảnh chiếm diện tích khả nhỏ trong RPH với tổng diện tích 343,88 ha. Sinh cảnh này gồm một số loài cây gỗ cao từ 10- 15m gồm một số cây như: Nhãn rừng Dimocarpus fumatus ssp. Indochinensis,

Máu chó lá lớn Knema pierrei, Nhội Bischofia javanica… xen kẽ giữa cây gỗ là tre nứa như: nứa, giang,... Tại sinh cảnh này ghi nhận 02 loài linh trưởng, đó là: Cu li nhỏ và khỉ vàng

Nguồn: Vũ Văn Quyết

Hình 4.8. Bản đồ phân ố các loài linh trƣởng khu vực Quảng Nam Châu 4.3. Các mối đe dọa đến khu hệ linh trƣởng

4.3.1. Các mối đe dọa

Trong quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân, đề tài đã xác định được các mối đe dọa chính đối với loài khu hệ Linh trưởng và sinh cảnh của chúng tại RPH Quảng Nam Châu đó là: Săn bắn, Khai thác gỗ trái phép, Thu hái LSNG, Chăn thả gia súc tự do. Các mối tác động trên dược chia làm 2 nhóm là săn bắn và phá huỷ sinh cảnh.

4.3.1.1. Săn bắn, bẫy bắt

Săn bắn thực sự là mối đe doạ cực kỳ nghiêm trọng đối với các loài động vật hoang dã nói chung và các loài Linh trưởng nói riêng. Quá trình điều tra thực địa cho thấy các hoạt động này diễn ra chủ yếu ở những nơi có sự phân bố của các loài động vật hoang dã và thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11, thời điểm có nhiều hoa quả, thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc đi săn và cơ hội bắt gặp động vật nhiều hơn. Theo thông tin

được như da, lông, xương mà đem bán. Những sản phẩm săn chủ yếu được đem bán nguyên con và làm thực phẩm. Dụng cụ săn bắn chủ yếu là súng kíp và bẫy bán nguyệt (hình 4.9).

Tuy nhiên trong thời gian gần đây hoạt động này đã giảm do hoạt động đi săn không mang lại hiệu quả cao và đặc biệt lực lượng Kiểm lâm thường xuyên tuần tra. Hầu như súng săn được người dân giao nộp cho cơ quan quản lý (trừ một số trường hợp người dân còn giấu tại các lán ở rừng), đối tượng đi săn trong khu vực còn khá ít.

Trong thời gian khảo sát tại thực địa, chúng tôi đã nghe trực tiếp 01 lần nổ súng tại khoảnh 18, tiểu khu 303 với tọa độ (VN2000: 485416/ 2385463). Ngoài ra cũng phát hiện lán trại cũ và một số loại bẫy kẹp bán nguyệt với tọa độ (VN2000: 486651/2385704) được người dân sử dụng để bẫy, bắt động vật trong rừng. Mặc dù vẫn còn hiện tượng săn bắn động vật hoang dã, tuy nhiên do chưa thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên nên hoạt động tuyên truyền, tuần tra còn gặp nhiều khó khẵn. Vì vậy, có thể thấy công tác tuyên truyền, quản lý của lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực.

Nguồn: Vũ Văn Quyết

4.3.1.2. Phá hủy sinh cảnh

Khai thác gỗ trái phép

Hoạt động khai thác gỗ diễn ra do truyền thống, tập quán sử dụng các loài gỗ tốt làm nhà của người dân trong khu vực khá cao, thêm vào đó là điều kiện kinh tế còn khó khăn nên một số hộ dân chưa có điều kiện mua và sử dụng các loại vật liệu khác để thay thế. Hoạt động khai thác gỗ chủ yếu phục vụ xây dựng nhà cửa, đồ dùng trong nhà. Tuy nhiên, theo thông tin từ phỏng vấn một số đối tượng đã lợi dụng phong tục tập quán để khai thác gỗ trái phép với mục đích thương mại. Một số loài cây có giá trị kinh tế cao như: Lim, Sến, Rổi xanh, Thông nàng … đã bị khai thác dùng để làm hàng gia dụng, … với giá khá cao. Trái ngược với các phương thức khai thác truyền thống trước đây là sử dụng cưa tay thì các đối tượng khai thác trái phép chủ yếu dùng cưa máy. Việc sử dụng cưa xăng có ưu điểm là khai thác nhanh trong thời gian ngắn, từ đó có thể tránh được sự kiểm soát của lực lượng Kiểm lâm cũng như chính quyền các cấp.

Ngoài ra máy cưa xăng không chỉ có công suất phá hủy nhanh và mạnh mà nó còn gây ra tiếng ồn ảnh hưởng lớn tới những loài động vật trong khu vực đặc biệt là những loài Linh trưởng khiến cho chúng phải lui sâu vào những khu vực chúng thường kiếm ăn hoặc trốn chạy đến những khu vực không thuận lợi cho các hoạt động sống của chúng.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, hoạt động khai thác gỗ trái phép vẫn diễn ra trong phạm vi khu vực Quảng Nam Châu với tọa độ (VN2000: 487907/ 2383466 và VN2000: 489707/ 2384612) (hình 4.10.)

Nguồn: Vũ Văn Quyết

Hình 4.10. Khai thác gỗ trái phép (ở tiểu khu 304)

Việc khai thác trái phép gỗ trong khu vực nghiên cứu có thể được lý giải bởi hai nguyên nhân sau đây:

(1) Quảng Nam Châu là khu vực rộng lớn, tiếp giáp vùng biên giới phía bắc và tiếp giáp với nhiều địa phương khác nhau trong khu vực. Với tính chất phức tạp và đặc thù của vùng biên giới cộng với địa hình chia cắt mạnh hoạt động quản lý và nắm bắt địa bàn phục vụ công tác QLBVR là cực kỳ khó khăn. Bên cạnh đó, do là rừng thuộc khu vực giáp ranh, bởi vậy có nhiều đường ngang, lối tắt, dễ dàng cho việc tiếp cận, xâm nhập vào rừng, điều này vừa tạo điều kiện cho các đối tượng khai thác tiếp cận vừa gây khó khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng.

(2) Hiện tại, theo kết quả khảo sát thông tin cho thấy, khu vực Quảng Nam Châu thuộc quản lý của 02 đơn vị chủ rừng là BQL RPH Trúc Bài Sơn và Lâm trường 103 thuộc Đoàn Kinh tế Quốc phòng 327. Về cơ bản, để thực hiện tốt các hoạt động QLBVR cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ từ 2 đơn vị chủ rừng này. Bên cạnh đó, qua khảo sát và các thông tin phỏng vấn, chúng tôi cũng nhận thấy, việc thay đổi vị trí Trạm quản lý bảo vệ rừng của Lâm trường 103 từ vị trí ở khu vực Suối Đôi, nay chuyển sang khu Hang Vây cũng là nguyên nhân gián tiếp làm giảm hiệu quả trong công tác QLBVR. Bởi ở vị

trí trước đây, trạm QLBVR khu vực Suối Hai được đặt ở sát bìa rừng, cũng là nơi trung tâm, kiểm soát đường chính vào của người dân trong khu vực, qua đó làm hạn chế tối đa số vụ xâm nhập trái phép vào rừng.

Thu hái lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ có vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân cư sống trong địa bàn, lâm sản ngoài gỗ ở đây rất đa dạng, phong phú và là nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống. Người dân trong khu vực có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ cho các mục đích khác nhau như: thực phẩm, làm thuốc và kinh tế,..

Quá trình điều tra cho thấy, nhóm đối tượng vào rừng để thu hái LSNG thường là người dân sống trên địa bàn 2 xã Quảng Sơn và Quảng Đức. Các loài cây thường được người dân thu hái chủ yếu bao gồm: Ba Kích (Mã kích), Củ Ba mươi, dây Hoàng đằng, Bảy lá một hoa, Sâm cau… Các loài LSNG thường được người dân bán với giá tương đối cao, đặc biệt là Ba kích (Mã kích rừng), giá thu mua có thể lên tới 280.000/kg tươi trong khi đó các loài cây còn lại có giá bán trung bình thấp hơn. Đây có thể coi là nguồn thu nhập quan trọng và tương đối ổn định đối với người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ, người không có việc làm ổn định.

Nguồn: Vũ Văn Quyết

Về cơ bản, các hoạt động thu hái LSNG tuy không gây tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới khu hệ Linh trưởng cũng như sinh cảnh sống của chúng tuy nhiên các hoạt động này được coi là tác nhân gây, quấy nhiễu sinh cảnh sống của chúng, ảnh hưởng tới công tác bảo tồn ĐDSH nói chung.

Chăn thả gia súc

Chăn thả gia súc là một vấn đề gây trở ngại lớn đối với các KBT/VQG ở Việt Nam. Tại khu vực nghiên cứu, các hộ dân thường thả gia súc tại các chân đồi, thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng. Theo thông tin ghi nhận thực tế cho thấy, hiện tại tổng số lượng trâu, bò được người dân của 2 xã chăn thả tự do trong khu vực Quảng Nam Châu có thể lên đến 300 cá thể. Hoạt động này đã phá hại cây non, cây tái sinh ngăn cản quá trình phục hồi và tái sinh rừng. Ngoài ra, việc chăn thả gia súc trong rừng có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh truyền nhiễm tới các loài động vật khác trong rừng.

Nguồn: Vũ Văn Quyết

Hình 4.12. Chăn thả gia súc tại khu vực Quảng Nam Châu

4.3.2. Đánh giá các mối đe dọa

Sau thời gian nghiên cứu thực địa tại khu vực Quảng Nam Châu, chúng tôi đã ghi nhận và xác định được có tổng số 4 mối đe doạ chính đối với khu hệ Linh trưởng cũng như sinh cảnh sống của chúng. Việc đánh giá mức độ tác

động các mối đe doạ tới các loài Linh trưởng và sinh cảnh sống của chúng được thực hiện theo phương pháp của Margoluis và Salafsky (2001), kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.4. Tổng hợp và xếp hành các mối đe dọa

TT Các mối đe doạ

Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp loại Diện tích Cường độ Tính cấp thiết 1 Săn bắn, bẫy bắt 3 3 4 10 I 2 Khai thác gỗ trái phép 2 4 3 9 II

3 Chăn thả gia súc 4 2 1 7 III

4 Thu hái LSNG 1 1 2 4 IV

Tổng 10 10 10 30

Từ kết quả tổng hợp từ bảng trên cho thấy tại khu vực nghiên cứu hoạt động săn bắn, bẫy bắt đang là mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với sự tồn tại của các loài Linh trưởng; hoạt động khai thác gỗ được đánh giá là mối nguy hại quan trọng thứ hai, tiếp đến là hoạt động Chăn thả gia súc và hoạt động thu hái LSNG là mối đe dọa ít nghiêm trọng nhất đối với khu hệ Linh trưởng.

4.4. Đề xuất các giải pháp ảo tồn khu hệ Linh trƣởng 4.4.1. Hiện trạng công tác quản lý

Ban quản lý RPH hồ Trúc Bài Sơn dưới sự chỉ đạo, giám sát của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh và UBND tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, Ban quản lý của RPH hồ Trúc Bài Sơn chỉ có 14 cán bộ, viên chức và 03 thành viên tổ bảo vệ rừng theo dự án BV&PTR, dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng, cụ thể: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, ... trưởng phòng, Kế toán, văn

thư, lái xe và các Kiểm lâm tiểu khu. Cơ cấu hoạt động được minh họa trên hình 4.10.

Với diện tích trên 12 nghìn ha, tập thể lãnh đạo công chức, viên chức và lao động hợp đồng RPH phải quản lý một diện tích tương đối rộng (khoảng hơn 700 ha/thành viên quản lý). Mặc dù diện tích quản lý tương đối rộng nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, trong những năm qua tình trạng săn bắt và khai thác gỗ đã có chiều hướng thuyên giảm. Đây là một trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng các loài linh trưởng tại rừng phòng hộ quảng nam châu, huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)