- Là khu vực miền núi biên giới khó khăn của huyện Hải Hà, xã Quảng Sơn và Quảng Đức đều là thuộc trong những xã nghèo, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Với phương thức canh tác, kỹ thuật sản xuất còn khá cũ, chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, chưa có nhiều ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, do đó ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi.
+ Trồng trọt: Các loài cây trồng chính về nông nghiệp như Lúa, Ngô,
Khoai, Lạc…, trong đó Lúa vẫn là cây nông nghiệp chủ đạo. Về cây lâm nghiệp, chủ yếu là Keo tai tượng và một số loài khác như Quế, cây măng tre Mai…
Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, song vùng sản xuất lại không tập trung, phân bố rải rác theo địa hình các thôn bản, tập trung chủ yếu trên các khu vực ven suối và các thung lũng không bằng phẳng, do đó thường dễ bị tác động và chịu ảnh hưởng của các hiện tượng như lũ lụt, sạt lở đất, gây thiệt hại về kinh tế.
+ Chăn nuôi tương đối phát triển với nhiều các loài gia súc, gia cầm,
trong đó gia súc Trâu, Bò, được cho là loài vật nuôi chủ yếu, có giá trị kinh tế cao được bà con chăn nuôi với số lượng lớn. Tính đến năm 2016, tổng số trâu bò trên địa bàn 2 xã ước tính có từ 2.500 đến 3.000 con đang được các hộ dân trong khu vực chăn thả ở địa phương.
- Về hạ tầng giao thông, hệ thống đường liên thôn, liên xã cơ bản đã được đầu tư kiên cố hóa, tuy nhiên cho đến nay đã xuống cấp. Một số khác cần tiếp tục đầu tư thêm để đảm bảo và đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân. Mạng lưới điện trong khu vực đã được triển khai tới hầu khắp các thôn, các hộ trên địa bàn các xã, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của người dân.
- Hệ thống trường học, cơ sở y tế, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt nhìn chung đã được đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo và đáp ứng được các nhu cầu của người dân và chính quyền địa phương trong xã.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thành phần loài Linh trƣởng tại rừng phòng hộ Quảng Nam Châu
4.1.1. Thành phần loài
Kết quả điều tra, khảo sát đã ghi nhận được tổng số 04 loài linh trưởng thuộc 02 họ tại Rừng phòng hộ Quảng Nam Châu thông qua các nguồn thông tin phỏng vấn, tài liệu và quan sát trực tiếp (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Thành phần loài Linh trƣởng tại khu vực nghiên cứu TT Bộ - Họ - Loài Tên địa
phƣơng Nguồn
Tên Việt Nam Tên khoa học
I Họ Cu li Lorisidae 1 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus (Bonhote, 1907) Khỉ gió; Tu lình kè TL 2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (Lacepede, 1800) Khỉ gió; Tu lình kè QS II Họ khỉ Cercopithecidae 3 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides
(I. Geoffroy, 1831) Căng Dui QS 4 Khỉ vàng Macaca mulatta
(Zimmermann, 1780)
Căng ke;
Khỉ đỏ đít QS Ghi chú: QS- quan sát; TL- tài liệu Trong số các loài ghi nhận được có 03 loài được ghi nhận qua quan sát trực tiếp ngoài thực địa. Đối với loài Cu li nhỏ quá trình điều tra và phỏng vấn đều không ghi nhận được mà chỉ ghi nhận qua tài liệu. Tuy nhiên các tác giả cũng cho rằng: thông tin phỏng vấn từ người dân cho thấy, cách đây khoảng 10 – 15 năm về trước có bắt gặp loài này nhưng hiện tại, đa phần người dân trong khu vực đều xác nhận không còn ghi nhận dấu hiệu của loài này ở khu vực nghiên cứu. Vì vậy, để khẳng định sự có mặt hay không có mặt của loài cần các nghiên cứu tiếp theo vào các thời điểm khác nhau.
Nguồn: Vũ Văn Quyêt
Hình 4.1. Khỉ vàng
Hình 4.2. Vết ăn loài Khỉ
Nguồn: Vũ Văn Quyêt (Ảnhghi nhận tại bản Pạc sủi núi đục Quảng sơn)
Thảo luận
Để thấy rõ hơn về tính đa dạng thành phần các loài Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu đề tài tiến hành so sánh một số khu hệ Linh trưởng của các Khu bảo tồn/ VQG khác.
Bảng 4.2. So sánh mức độ phong phú về thành phần loài Linh trƣởng tại khu vực nghiên cứu với các KBT/VQG khác
TT Tên KBT/ VQG Số loài Nguồn
1. Khu vực nghiên cứu 04 Nghiên cứu này
2. KBTLVSC Khau Ca 06 Đồng Thanh Hải, 2015 [7] 3. KBT Kim Hỷ 06 Đỗ Quang Huy và Cộng Sự, 2010 [8] 4. KBTL&SC Mù Cang Chải 07 Đồng Thanh Hải, 2015 [6]
4. Cả nước 25 Roos et al., 2014 [13]
Qua bảng trên cho thấy tại khu vực nghiên cứu có số lượng loài ít hơn so với các khu rừng đặc dụng: KBTLVSC Khau Ca và KBT Kim Hỷ (06 loài), KBTL&SC Mù Cang Chải (07 loài). Mặc dù khu vực nghiên cứu có số lượng loài ít hơn nhưng do đây mới là lần đầu nghiên cứu nên có thể số lượng loài sẽ tăng trong các nghiên cứu tiếp theo.
Hình 4.4. So sánh tính đa dạng khu hệ Linh trƣởng giữa khu vực Quảng Nam Châu với các khu vực khác
4.1.2. Kích thước quần thể và phân bố khu hệ linh trưởng
- Đối với Cu li lớn (Nycticebus bengalensis): Đây là loài Linh trưởng
hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm, hoạt động đơn lẻ hơn nữa do thực hiện đề tài vào thời điểm gần đến mùa đông (tập tính ngủ đông) nên quá trình điều tra đề tài chưa ghi nhận được ngoài thực địa. Vì vậy kích thước quần thể chưa xác định được, tuy nhiên theo thông tin phỏng vấn người dân khẳng định tại các khu rừng thuộc xã Quảng Sơn và núi Đục nằm giáp ranh với phía tây khu vực Quảng Nam Châu còn khoảng hai cá thể.
- Đối với Khỉ vàng (Macaca mulatta): Quá trình điều tra thực địa cùng với thông tin phỏng vấn bước đầu xác định được khoảng 03 đàn với số lượng dao động từ 48- 65 cá thể, cụ thể:
Bảng 4.3. Kích thƣớc quần thể khỉ vàng
Đàn Số lƣợng (cá thể) Tọa độ Địa điểm
1 16-24 488864/ 2382705 khoảnh 2,4,12,13
tiểu khu 304 Xã Quảng Sơn
2 12- 16 488950/2384454 khoảnh 5,8,9, 11 của tiểu khu 304. Xã Quảng Sơn 3 20-25 486898/ 2385381 khoảnh 16,17, 18
của tiểu khu 303. Xã Quảng Sơn
- Đối với loài Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides): Quá trình điều tra đã bắt gặp 01 đàn (VN2000: 490794/ 2385860) với số lượng khoảng 10- 15 cá thể, phân bố tập trung ở khu vực rừng xã Quảng Đức, các khoảnh 1,3, 6,10,11 thuộc TK 302 và khoảnh 1,2 – tiểu khu 305 và một số khu vực khác. Đây là
loài kiếm ăn rộng, thường xuyên di chuyển, do đó địa bàn phân bố khá rộng. Kết quả phỏng vấn cũng ghi nhận sự xuất hiện của loài này ở khu vực rừng phía Tây, thuộc xã Quảng Sơn, tại các khoảnh 2,11,3 thuộc tiểu khu 304. Đây là khu vực rừng thường xanh với nhiều cây gỗ lớn, tầng tán dày, đặc biệt là có nhiều vách đá dựng, địa hình rất phức tạp, khó khăn cho việc tiếp cận ở hiện trường.
4.1.3. Tình trạng bảo tồn
Cả ba loài Linh trưởng tại đều thuộc danh mục các nguy cấp, quý hiếm ưu tiên cho bảo tồn tại Rừng phòng hộ Quảng Nam Châu. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tình trạng ảo tồn các loài Linh trƣởng TT Bộ - Họ - Loài Tình trạng bảo tồn
Tên Việt Nam SĐVN 2007 NĐ 160/ 2013 NĐ32/ 2006 CITES IUCN 2018 I Họ Cu li 1 Cu li lớn VU Có IB I VU 2 Cu li nhỏ VU Có IB I VU II Họ khỉ 3 Khỉ mặt đỏ VU IIB II VU 4 Khỉ vàng IIB II
Ghi chú: NĐ160: Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 của
Chính phủ: Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ [5]; NĐ32: Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [4]; SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 [2]; IUCN: Danh lục Đỏ thế giới (IUCN) năm 2018 [16]; CITES: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp [15].
+ VU: Sẽ nguy cấp
+ IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại + IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
+ I, II: Phụ lục I, phụ lục II của công ước CITES.
Qua bảng trên cho thấy tổng số bốn loài Linh trưởng đều thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm. Có 03 loài (chiếm 75,0 % tổng số các loài Linh trưởng tại khu vực điều tra) được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2018), trong đó có 03 loài xếp ở mức sẽ nguy cấp (VU) là: Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) ; Cu li lớn (Nycticebus bengalensis) và Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides). Trong khi đó Nghị định 32/2006/NĐ-CP và công ước CITES gồm cả 04 loài, cụ thể 02 loài thuộc nhóm IB và 02 loài thuộc nhóm IIB. Ngoài ra, có 02 loài nằm trong nghị định 160 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đó là: Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) và Cu li lớn (Nycticebus
bengalensis).
4.2. Phân ố theo sinh cảnh các loài Linh trƣởng
Qua quá trình điều tra và kết hợp với kết quả kiểm kê rừng (2015) tại khu vực nghiên cứu chia làm 03 dạng sinh cảnh (chỉ những sinh cảnh ghi nhận được các loài linh trưởng) chính sau:
- Sinh cảnh rừng phục hồi (SC1) - Sinh cảnh rừng trung bình (SC2) - Sinh cảnh rừng tre nứa, gỗ (SC3)
Đề tài đã xác định được phân bố các loài linh trưởng theo sinh cảnh (hình 4.8).
4.2.1. Sinh cảnh rừng phục hồi
Đây là dạng sinh cảnh chiếm diện tích lớn nhất trong khu RPH với tổng diện tích 6.317,03 ha. Là sản phẩm của quá trình khai thác chọn, cộng với những tác động từ cộng đông dân cư địa phương trong nhiều năm. Quần xã thứ sinh này còn được hình thành từ những nương rẫy bỏ hoang 15-12 năm và rừng đang dần phục hôi trở lại. Nhìn chung, kết cấu tầng thứ không rõ ràng có từ 1-2 tầng cây gỗ, tầng tán bị phá vỡ và tạo ra nhiều khoảng trống trong rừng. Những khoảng trống này tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài cây tái sinh trở lại và hình thành lớp cây mới. Các loài có thể nhắc đến Dẻ cau
Lithocarpus fenestratum, Dẻ bán cầu L. Haemispherica, Lòng mang
Pterospermum heterophyllum, Cà ổi Castanopsos ceratacantha, Cà ổi ấn độ
C. Indica, Bời lời Litsea spp., Kháo Machilus spp., Dung Symplocos
adenophylla, Bô hòn Sapindus mukorossi, Vối thuốc Schima wallichii, Ba bét
Mallotus spp., Sòi Sapium disconor, Bứa Garcinia planchonii, Nang trứng
Hydnocarpus annamensis, Vạng trứng Endospermum sinensis,..
Lớp thảm tươi dưới tán rừng chủ yếu các loài trong ngành dương xỉ, họ Cỏ Poaceae và rải rác một số loài cây bụi.
Đây là dạng sinh cảnh bị tác động và đã ghi nhận được sự xuất hiện loài Khỉ vàng và Cu li nhỏ .... Ngoài ra theo kết quả phỏng vấn, đây là dạng sinh cảnh ghi nhận cả loài Khỉ mặt đỏ khi về phá nông sản trên rẫy của người dân.
4.2.2. Sinh cảnh rừng trung bình
Đây là dạng sinh cảnh chiếm diện tích lớn thứ hai trong RPH với tổng diện tích 3.456,47 ha. So với các quần xã thực vật khác xuất hiện trong RPH quần xã thực vật này có diện tích lớn nhất và hình thành các mảng lớn. Đây chính là quần xã thực vật quan trọng đóng góp to lớn trong công tác bảo tồn ĐDSH, điều hòa khí hậu và phòng hộ giữ nguồn nước trong vùng.
Sinh cảnh này chịu sự tác động bởi các hoạt động của cư dân bản địa, làm cho cấu trúc rừng mất đi đặc điểm riêng của kiểu rừng nguyên sinh. Các họ thực vật xuất hiện phổ biến trong quần xã như họ Dẻ - Fagaceae, họ Re - Lauraceae, họ Ngọc lan - Magnoliaceae, họ Chè -Theraceae, họ Sến - Sapotaceae, họ Hoa hông - Rosaceae, họ Hô đào - Juglandaceae, họ Thầu dầu- Euphorbiaceae, họ Trâm - Myrtaceae, họ Xoan -Meliaceae, họ Na- Annonaceae.
Tại sinh cảnh này ghi nhận 02 loài linh trưởng, đó là: Khỉ mặt đỏ và khỉ vàng.
Nguồn: Vũ Văn Quyêt
4.2.3. Sinh cảnh tre nứa, gỗ
Đây là dạng sinh cảnh chiếm diện tích khả nhỏ trong RPH với tổng diện tích 343,88 ha. Sinh cảnh này gồm một số loài cây gỗ cao từ 10- 15m gồm một số cây như: Nhãn rừng Dimocarpus fumatus ssp. Indochinensis,
Máu chó lá lớn Knema pierrei, Nhội Bischofia javanica… xen kẽ giữa cây gỗ là tre nứa như: nứa, giang,... Tại sinh cảnh này ghi nhận 02 loài linh trưởng, đó là: Cu li nhỏ và khỉ vàng
Nguồn: Vũ Văn Quyết
Hình 4.8. Bản đồ phân ố các loài linh trƣởng khu vực Quảng Nam Châu 4.3. Các mối đe dọa đến khu hệ linh trƣởng
4.3.1. Các mối đe dọa
Trong quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân, đề tài đã xác định được các mối đe dọa chính đối với loài khu hệ Linh trưởng và sinh cảnh của chúng tại RPH Quảng Nam Châu đó là: Săn bắn, Khai thác gỗ trái phép, Thu hái LSNG, Chăn thả gia súc tự do. Các mối tác động trên dược chia làm 2 nhóm là săn bắn và phá huỷ sinh cảnh.
4.3.1.1. Săn bắn, bẫy bắt
Săn bắn thực sự là mối đe doạ cực kỳ nghiêm trọng đối với các loài động vật hoang dã nói chung và các loài Linh trưởng nói riêng. Quá trình điều tra thực địa cho thấy các hoạt động này diễn ra chủ yếu ở những nơi có sự phân bố của các loài động vật hoang dã và thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11, thời điểm có nhiều hoa quả, thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc đi săn và cơ hội bắt gặp động vật nhiều hơn. Theo thông tin
được như da, lông, xương mà đem bán. Những sản phẩm săn chủ yếu được đem bán nguyên con và làm thực phẩm. Dụng cụ săn bắn chủ yếu là súng kíp và bẫy bán nguyệt (hình 4.9).
Tuy nhiên trong thời gian gần đây hoạt động này đã giảm do hoạt động đi săn không mang lại hiệu quả cao và đặc biệt lực lượng Kiểm lâm thường xuyên tuần tra. Hầu như súng săn được người dân giao nộp cho cơ quan quản lý (trừ một số trường hợp người dân còn giấu tại các lán ở rừng), đối tượng đi săn trong khu vực còn khá ít.
Trong thời gian khảo sát tại thực địa, chúng tôi đã nghe trực tiếp 01 lần nổ súng tại khoảnh 18, tiểu khu 303 với tọa độ (VN2000: 485416/ 2385463). Ngoài ra cũng phát hiện lán trại cũ và một số loại bẫy kẹp bán nguyệt với tọa độ (VN2000: 486651/2385704) được người dân sử dụng để bẫy, bắt động vật trong rừng. Mặc dù vẫn còn hiện tượng săn bắn động vật hoang dã, tuy nhiên do chưa thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên nên hoạt động tuyên truyền, tuần tra còn gặp nhiều khó khẵn. Vì vậy, có thể thấy công tác tuyên truyền, quản lý của lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Nguồn: Vũ Văn Quyết
4.3.1.2. Phá hủy sinh cảnh
Khai thác gỗ trái phép
Hoạt động khai thác gỗ diễn ra do truyền thống, tập quán sử dụng các loài gỗ tốt làm nhà của người dân trong khu vực khá cao, thêm vào đó là điều kiện kinh tế còn khó khăn nên một số hộ dân chưa có điều kiện mua và sử dụng các loại vật liệu khác để thay thế. Hoạt động khai thác gỗ chủ yếu phục vụ xây dựng nhà cửa, đồ dùng trong nhà. Tuy nhiên, theo thông tin từ phỏng vấn một số đối tượng đã lợi dụng phong tục tập quán để khai thác gỗ trái phép với mục đích thương mại. Một số loài cây có giá trị kinh tế cao như: Lim, Sến, Rổi xanh, Thông nàng … đã bị khai thác dùng để làm hàng gia dụng, … với giá khá cao. Trái ngược với các phương thức khai thác truyền thống trước đây là sử dụng cưa tay thì các đối tượng khai thác trái phép chủ yếu dùng cưa máy. Việc sử dụng cưa xăng có ưu điểm là khai thác nhanh trong thời gian ngắn, từ đó có thể tránh được sự kiểm soát của lực lượng Kiểm lâm cũng như chính quyền các cấp.
Ngoài ra máy cưa xăng không chỉ có công suất phá hủy nhanh và mạnh