Thành phần loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng các loài linh trưởng tại rừng phòng hộ quảng nam châu, huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34 - 37)

Kết quả điều tra, khảo sát đã ghi nhận được tổng số 04 loài linh trưởng thuộc 02 họ tại Rừng phòng hộ Quảng Nam Châu thông qua các nguồn thông tin phỏng vấn, tài liệu và quan sát trực tiếp (bảng 4.1).

Bảng 4.1. Thành phần loài Linh trƣởng tại khu vực nghiên cứu TT Bộ - Họ - Loài Tên địa

phƣơng Nguồn

Tên Việt Nam Tên khoa học

I Họ Cu li Lorisidae 1 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus (Bonhote, 1907) Khỉ gió; Tu lình kè TL 2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (Lacepede, 1800) Khỉ gió; Tu lình kè QS II Họ khỉ Cercopithecidae 3 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides

(I. Geoffroy, 1831) Căng Dui QS 4 Khỉ vàng Macaca mulatta

(Zimmermann, 1780)

Căng ke;

Khỉ đỏ đít QS Ghi chú: QS- quan sát; TL- tài liệu Trong số các loài ghi nhận được có 03 loài được ghi nhận qua quan sát trực tiếp ngoài thực địa. Đối với loài Cu li nhỏ quá trình điều tra và phỏng vấn đều không ghi nhận được mà chỉ ghi nhận qua tài liệu. Tuy nhiên các tác giả cũng cho rằng: thông tin phỏng vấn từ người dân cho thấy, cách đây khoảng 10 – 15 năm về trước có bắt gặp loài này nhưng hiện tại, đa phần người dân trong khu vực đều xác nhận không còn ghi nhận dấu hiệu của loài này ở khu vực nghiên cứu. Vì vậy, để khẳng định sự có mặt hay không có mặt của loài cần các nghiên cứu tiếp theo vào các thời điểm khác nhau.

Nguồn: Vũ Văn Quyêt

Hình 4.1. Khỉ vàng

Hình 4.2. Vết ăn loài Khỉ

Nguồn: Vũ Văn Quyêt (Ảnhghi nhận tại bản Pạc sủi núi đục Quảng sơn)

Thảo luận

Để thấy rõ hơn về tính đa dạng thành phần các loài Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu đề tài tiến hành so sánh một số khu hệ Linh trưởng của các Khu bảo tồn/ VQG khác.

Bảng 4.2. So sánh mức độ phong phú về thành phần loài Linh trƣởng tại khu vực nghiên cứu với các KBT/VQG khác

TT Tên KBT/ VQG Số loài Nguồn

1. Khu vực nghiên cứu 04 Nghiên cứu này

2. KBTLVSC Khau Ca 06 Đồng Thanh Hải, 2015 [7] 3. KBT Kim Hỷ 06 Đỗ Quang Huy và Cộng Sự, 2010 [8] 4. KBTL&SC Mù Cang Chải 07 Đồng Thanh Hải, 2015 [6]

4. Cả nước 25 Roos et al., 2014 [13]

Qua bảng trên cho thấy tại khu vực nghiên cứu có số lượng loài ít hơn so với các khu rừng đặc dụng: KBTLVSC Khau Ca và KBT Kim Hỷ (06 loài), KBTL&SC Mù Cang Chải (07 loài). Mặc dù khu vực nghiên cứu có số lượng loài ít hơn nhưng do đây mới là lần đầu nghiên cứu nên có thể số lượng loài sẽ tăng trong các nghiên cứu tiếp theo.

Hình 4.4. So sánh tính đa dạng khu hệ Linh trƣởng giữa khu vực Quảng Nam Châu với các khu vực khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng các loài linh trưởng tại rừng phòng hộ quảng nam châu, huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)