Xuất một số giải pháp hạn chế sự ô nhiễm vikhuẩn Salmonella trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng vệ sinh thú y ở một số cơ sở giết mổ lợn và mức độ ô nhiễm vi khuẩn salmonella trên thịt lợn tại huyện hoài đức hà nội​ (Trang 71 - 74)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. xuất một số giải pháp hạn chế sự ô nhiễm vikhuẩn Salmonella trên

trên thịt lợn tại các cở sở giết mổ thịt lợn và nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella

3.5.1. Giải pháp trước mắt

+ Đối với cơ sở giết mổ

Các cơ quan chức năng nên có những quy định và chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ như hiện nay. Yêu cầu tuân thủ triệt để nguyên tắc bố trí tổ chức sản xuất từ khu sạch đến khu bẩn, tách biệt khu sạch với khu bẩn, đặc biệt là khu vực làm phủ tạng. Thực hiện tốt các cơng đoạn vệ sinh dụng cụ trong q trình trước, trong và sau khi giết mổ; thực hiện tắm rửa lợn trước khi phóng tiết; cạo lơng, mổ lợn ở nơi sạch sẽ, làm phủ tạng tại các khu riêng biệt. Không được giết mổ lợn ốm bệnh mà chưa rõ nguyên nhân. Sử dụng nguồn nước sạch cho việc giết mổ và làm phủ tạng.

Trong việc quản lý và kiểm soát giết mổ, cán bộ thực hiện kiểm soát giết mổ phải được đào tạo qua lớp kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật, có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp. Xử lý nghiêm túc các sản phẩm thịt không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đề nghị các cấp chính quyền, Trạm chăn ni và Thú y huyện và cán bộ kiểm dịch, các đội kiểm tra liên ngành, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y các điểm giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố. Đặc biệt cần chú y đến việc kiểm tra sức khỏe và vệ sinh cá nhân của người tham gia giết mổ.Thực hiện ký cam kết chấp hành các quy định của Nhà nước trong giết mổ, kinh doanh đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm theo Thơng tư số 45/TT_BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

hướng dẫn của nhà nước, chủ động nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho kinh doanh,hoàn thiện các quy địnhvề vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,tố giác các tổ chức ,cá nhân sử dụng các sản phẩm độc hại, sản phẩm bẩn vào kinh doanh ,chế biến thực phẩm .Các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư và quy hoạch các khu chợ đầu mối,khu chợ tập chung, tránh cho hoạt động những chợ tạm không hợp vệ sinh, khu vực mua bán thực phẩm tươi sống phải tách riêng với khu vực bán hàng khác,nơi bán thịt phải được làm thành các quầy và bán thịt có khoảng cách đủ cao theo quy định so với mặt đất,có mái che, mặt bàn phải làm bằng kim loai không gỉ,hay nát gạch hoa,không thấm nướcđể dễ làm vệ sinh trước, trong và sau khi bán hàng.phải có lưới che đậy ruồi, muỗi và các côn trùng khác.khuyến cáo người bán hàng sử dụng găng tay nilon trong quá trình pha lọc, xẻ thịt.

+ Đối với người tiêu dùng

Mắt xích quan trọng trong việc sản xuất cũng như tiêu dùng hãy là những người chăn nuôi tạo ra các sản phẩm sạch theo hướng vietgap, an toàn sinh học đồng thời tẩy chay các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm soát giết mổ để lựa chọn được một sản phẩm tốt, an toàn đảm bảo vệ sinh thú y.

Các cơ quan chức năng cần tích cực tuyên truyền và đưa ra những khuyến cáo cho người dân biết về an tồn vệ sinh thực phẩm, từ đó họ sẽ có cách nghĩ, cách làm đúng để hạn chế thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm cho người và truyền lây vi sinh vật sang động vật khác từ sử dụng thịt.

Chọn những sản phẩm đã qua kiểm soát, rõ nguồn gốc, các sản phẩm từ các cơ sở tin cậy, có đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y. Cơ sở phải được thực hiện theo đúng quy trình, định kỳ khám sức khỏe đối với những người làm việc tại cơ sở đó.

được cơ quan thú y kiểm tra, lăn dấu kiểm soát giết mổ hay dán tem. Loại bỏ các sản phẩm không đúng quy định.

3.5.2. Giải pháp lâu dài.

Cần đặt ra các chế tài xử phạt nghiêm đối với các hành vi buôn bán, giết mổ gian lận, sai quy định. Xây dựng chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.

Thực hiện việc quản lý quy hoạch, xây dựng và thực hiện quy hoạch các điểm giết mổ tập trung tại địa phương. Cần có các hình thức khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm soát đúng đủ, xử lý các trường hợp vi phạm theo Luật thú y, giám sát chặt chẽ đầu vào đối với các sản phẩm.

Thường xuyên tuyên truyền trên truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của thực phẩm bẩn đến sức khỏe người tiêu dùng và cách chọn thực phẩm an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng vệ sinh thú y ở một số cơ sở giết mổ lợn và mức độ ô nhiễm vi khuẩn salmonella trên thịt lợn tại huyện hoài đức hà nội​ (Trang 71 - 74)