Đánh giá phơi nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã đào thịnh, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 35)

1.5.3.1. Đánh giá phơi nhiễm từ chế độ ăn uống của người dân

- Dư lượng thuốc trừ sâu trong đồ ăn hằng ngày là nguồn cơ bản của nồng độ dư lượng phơi nhiễm thuốc trừ sâu đối với con người nói chung. Phơi nhiễm qua chế độ ăn uống là một hàm của một loại, lượng thức ăn tiêu thụ và dư lượng thuốc trừ sâu bên trong hoặc trên thức ăn. Tổng lượng thuốc trừ sâu hấp thụ trong bữa ăn hàng ngày đối với bất kỳ người nào được tính bằng tổng lượng thuốc trừ sâu hấp thụ vào từ tất cả các món ăn có chứa đựng dư lượng thuốc trừ sâu tiềm tàng bên trong.

- Mô hình cơ bản để đánh giá mức độ phơi nhiễm với dư lượng hóa chất trong thực phẩm qua chế độ ăn uống được tính đơn giản như phương trình sau:

+ Lượng thuốc trừ sâu tiêu thụ = Nồng độ dư lượng x Lượng thực phẩm tiêu thụ

- Có nhiều mô hình phơi nhiễm từ chế độ ăn uống, được xem xét chung là: cấp tính và mãn tính.

- Phơi nhiễm mãn tính xảy ra trong thời gian dài. Nó được dùng để tính toán cho các phơi nhiễm tiêu biểu và giá trị ngưỡng được tính dựa trên lượng tiêu thụ trung bình và giá trị dư lượng trung bình. Ngược lại, phơi nhiễm cấp tính từ chế độ ăn uống được coi là phơi nhiễm với lượng cực đại. Phơi nhiễm cấp tính từ chế độ ăn uống được tính toán dựa trên dữ liệu tiêu thụ từng cá nhân. Những giá trị dư lượng sử dụng là giá trị mức dư lượng chịu đựng được (tolerance) lấy từ những nghiên cứu trước đó hoặc từ các đánh giá theo xác suất.

1.5.3.2. Đánh giá phơi nhiễm của người thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV

- Người công nhân, những người đóng gói hay làm việc trong các dây chuyền sản xuất thuốc BVTV trong nhà máy, là những người phơi nhiễm với TBVTV hay những nhóm người làm việc liên quan đến TBVTV, những công

nhân làm vườn trong nhà kính cũng có thể phơi nhiễm với dư lượng TBVTV. Mặc dù phơi nhiễm TBVTV từ môi trường làm việc không thể được hạn chế một cách hoàn toàn, nhưng người công nhân có liên hệ với TBVTV vẫn có thể giảm thiểu tối đa nhờ các hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm, các loại quần áo và dụng cụ bảo vệ thích hợp và thực hiện vệ sinh công xưởng cho tốt.

- Đánh giá phơi nhiễm chính xác nhất khi phơi nhiễm của người công nhân được mô tả rõ ràng và chính xác. Những biến số ảnh hưởng đến phơi nhiễm là:

+ Khoảng thời gian và tần số phơi nhiễm; + Thiết bị bảo vệ được sử dụng;

+ Quá trình sử dụng; + Tuyến phơi nhiễm; + Chất lượng TBVTV;

+ Kiểu sử dụng thuốc/thuốc trộn; + Loại thiết bị chuyên dùng sử dụng; + Điều kiện môi trường;

+ Đặc trưng của công việc trên các cánh đồng bị xử lý thuốc.

- Kịch bản phơi nhiễm của người công nhân và thực tế làm việc của từng người giúp xác định các ước lượng phơi nhiễm. Ví dụ: với một sản phẩm TBVTV của một công ty, một người công nhân làm vườn sẽ mất 30 phút mỗi ngày để pha loãng và trộn. Trong khi đó, thời gian nghỉ ngơi trong ngày lại ở tại hoặc gần nơi làm việc. Một công ty khác ấn định một người công nhân phải làm tất cả các việc từ xử lý, trộn đổ thuốc cho đến rửa chai …

- Người công nhân làm vườn có thể bị phơi nhiễm tại nơi làm việc khi họ đi vào vùng có sử dụng TBVTV. Họ cũng có thể bị phơi nhiễm lại từ môi trường khi họ thu hoạch các nông phẩm. Tuy nhiên, tùy thời gian làm việc, tiếp xúc với TBVTV mà mức độ bị phơi nhiễm của công nhân làm vườn có khác nhau.

- Như vậy, mức độ bị phơi nhiễm TBVTV của những người thường xuyên tiếp xúc với TBVTV được xác điịnh thông qua lượng TBVTV sử dụng, độc tính của thuốc, thời gian tiếp xúc, tần suất lặp lại, dụng cụ bảo hộ, …

1.5.3.3. Nhận diện/ mô tả rủi ro

Nhận diện/ mô tả rủi ro là đánh giá rủi ro tiềm tàng đến con người. Rủi ro là một hàm của độc tính và sự phơi nhiễm. Nhận diện rủi ro là dữ liệu hợp nhất giữa sự phơi nhiễm và độc tính của TBVTV dùng để dự báo những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người có thể xảy ra. Mặc dù dữ liệu về độc tính và dữ liệu và phơi nhiễm được đánh giá riêng biệt, nhưng những kết quả đánh giá lại được sử dụng cùng nhau trong nhận diện rủi ro. TBVTV có độc tính cao có thể không tạo ra những rủi ro đáng kể nếu phơi nhiễm ở liều lượng thấp. Ngược lại, TBVTV có độc tính nhẹ có thế sẽ tạo ra những rủi ro không thể chấp nhận khi phơi nhiễm ở liều lượng cao hoặc thời gian phơi nhiễm kéo dài.

1.5.3.4. Đánh giá rủi ro cho hệ sinh thái từ TBVTV

- Trong 30 năm qua, tiếp cận luật pháp về sản xuất và sử dụng TBVTV ở EU luôn luôn phát triển, đặc biệt là những quy định dưới dạng luật pháp. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, những hiểu biết và nguy hại môi trường tăng lên dẫn đến việc thiết lập các tiêu chuẩn môi trường hay ban hành các lệnh cấm sử dụng một số loại hóa chất độc như DDT, PCBs, … Theo đó, thứ tự đánh giá rủi ro môi trường sinh thái TBVTV như sau:

+ Thiết lập vấn đề. + Đánh giá rủi ro:

+. Đánh giá rủi ro phơi nhiễm +. Đánh giá độc tính

- Nhận diện đặc trưng rủi ro - Quản lý rủi ro

1.5.3.5. Đặc tính độc chất

Mô tả độc tính thường dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các thí nghiệm này phản ánh những tác động bất lợi quan sát được trên những

động vật thí nghiệm được theo dõi theo các mức nồng độ TBVTV khác nhau. Độc tính có thể được miêu tả bởi số loài chết hoặc các tác động ảnh hưởng ở các mức liều lượng khác nhau. Mối quan hệ liều lượng – đáp ứng xác định rõ các mức liều lượng gây các ảnh hưởng bất lợi, cũng như nồng độ không quan sát thấy ảnh hưởng bất lợi (No Observed Effect Concentrtion – NOEC). Đối với đánh giá rủi ro, mức độ NOEC thấp nhất sẽ được sử dụng trong đánh giá rủi ro.

1.5.3.6. Đặc tính phơi nhiễm

Liên quan đến hóa chất trong môi trường ở nơi làm việc, ở nhà, trong không khí, thực phẩm, nước uống hoặc phơi nhiễm với các thành phần đất. Nồng độ phơi nhiễm có thể được định tính hoặc định lượng, dựa trên số lượng và kiểu sử dụng hóa chất, các tính chất vật lý của hóa chất, dữn liệu từ phòng thí nghiệm và phạm vi thí nghiệm. Các đánh giá phơi nhiễm thiết ập con đường phơi nhiễm của con người, động vật và cây trồng đến TBVTV có trong môi trường. Tác động bất lợi được dự báo chỉ khi sự phơi nhiễm đến gần hoặc vượt quá các mức liều lượng cho phép mà có thể gây ra các ảnh hưởng bất lợi trong các nghiên cứu độc học.

1.5.3.7. Đặc tính rủi ro

- Xác định đặc tính rủi ro là bước tổng kết của quá trình đánh giá rủi ro. Tất cả dữ liệu về nồng độ TBVTV và các tuyến phơi nhiễm được tập hợp lại, dựa vào đó người đánh giá rủi ro sẽ đánh giá tác động tiềm ẩn có khả năng xảy ra trong hệ sinh thái.

- Các bước tiến hành để xác định đặc tính rủi ro:

- Tính phương số rủi ro (Risk Quotient – RQ): là chỉ số giữa nồng độ chất phơi nhiễm lớn nhất trong thành phần môi trường và liều lượng gây chết cho sinh vật tương ứng trong môi trường đó;

- Phân tích mức độ liên quan (Levels Of Concern - LOCs ); - Phân tích mức độ tin cậy của dữ liệu thu thập.

1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, tuy trình độ khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện nghiên cứu về rủi ro chưa được đáp ứng đầy đủ nhưng cũng đã có một số nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng TBVTV đến môi trường và sức khỏe con người và xây dựngg các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng TBVTV đến môi trường và con người.

 Một nghiên cứu rất đáng chú ý vào năm 1998 của K.L.Heong, M.M.Escalada, N.H.Huan, V. Mai là sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng TBVTV và dùng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để bảo vệ cây trồng, hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như giảm rủi ro đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, do vấn đề môi trường ở Việt Nam lúc bấy giờ chưa được quan tâm nên mô hình này chưa được áp dụng rộng rãi .

 Theo như nghiên cứu của Nguyễn Ngài Huân và Đào Trọng Anh năm 2001,người sử dụng TBVTV thường bỏ qua những rủi ro, hướng dẫn an toàn và các biện pháp bảo vệ cần thiết, do đó thường dẫn đến những tác động xấu đến sức khỏe. Theo như tài liệu thu thập được, 11% của tất cả các ca ngộ độc ở trong nước là do TBVTV (khoảng 840 ngộ độc tại 53 tỉnh, thành phố trong năm 1999). TBVTV sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến sự cắt giảm mạnh mẽ số lượng các sinh vật thủy sinh. Sự gia tăng đáng báo động TBVTV phun trên cây ăn quả cũng đã có tác động đáng kể đến quần thể các sinh vật đất

1.6.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, khi ngành nông nghiệp ra đời thì con người cũng đã biết tìm những hóa chất để có thể bảo vệ cây trồng, chống lại côn trùng, sâu hại gây bệnh và cỏ dại. Tuy nhiên, mãi đến khi vấn đề môi trường được nhân loại chú ý thì cùng lúc đó ảnh hưởng thuốc BVTV đến môi trường mới được quan

tâm. Đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức, nhà khoa học đã đi sâu, nghiên cứu các ảnh hưởng của thuốc BVTV và phát triển các chương trình quản lý, đánh giá các rủi ro này.

 Năm 1962, Carson trong cuốn sách Silent spring (Mùa xuân tĩnh lặng)

đã đề cập đến những rủi ro môi trường liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu. Cuốn sách đã thật sự gây sốc cho không ít người khi biết rằng những mối nguy hiểm đó do chính con người tạo ra và song hành trong cuộc sống. Chúng là những chất độc có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và nhiều loại chất khác sử dụng trong nông nghiệp. Từ đất, nước và từ các bộ phận của cây trồng, những chất độc hại đó tham gia vào chuỗi thức ăn và hiện diện trên bàn ăn của các gia đình.

Carson cho rằng những hoá chất đó thậm chí còn nguy hiểm hơn cả những chất phóng xạ. Chúng có thể xâm nhập theo đường tiêu hoá (cùng thức ăn, đồ uống); theo đường hô hấp (ví dụ khi ta hít phải) hay qua da (như khi phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ không mang khẩu trang, găng tay v.v.)...Với cách thức xâm nhập đó, con người có nguy cơ mang theo chất độc từ lúc sinh ra đến khi chết và chịu sự tàn phá của chúng .

 Tại Mỹ, nơi khoa học môi trường rất phát triển, đã thiết lập nhiều chương trình bảo vệ môi trường do thuốc trừ sâu từ rất sớm như Chương trình thuốc trừ sâu của Đại học Purdue. Chương trình được xây dựng và duy trì với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học .

Năm 2002, Fred Whitford, điều phối viên của chương trình này đã viết cuốn sách Tài liệu hoàn chỉnh về quản lý thuốc BVTV. Tác giả cho rằng cần có chính sách dứt khoát và các yêu cầu xem xét một sản phẩm thuốc trừ sâu trước khi bước vào thị trường, với nhãn mác rõ ràng và chính xác, và với người tiêu dùng có nhận thức tốt. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng đóng một vai

trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của chúng ta, bởi chính chúng giúp con người bảo vệ cây trồng, nguồn lương thực, thực phẩm của nhân loại. Cuốn sách mô tả tiến trình mà theo đó công nghiệp và các Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đạt được một sự đồng thuận về các nguy cơ mà thuốc trừ sâu gây cho con người, động vật hoang dã và nước.

 Ở Ontario, Canada, theo nghiên cứu về sự nhiễm độc môi trường do sử dụng các chất hóa học đã được Frank et al tiến hành từ năm 1982 tại 11 vùng nông nghiệp đầu nguồn Ontario. Có ít nhất 81 loại thuốc trừ sâu khác nhau đã được sử dụng trong nông nghiệp dọc theo hành lang an toàn (của các con sông) và nhiều loại thuốc được sử dụng gần nhà. Trung bình, 39% của bề mặt đất nhận 8,3kg/ha/năm. Việc sử dụng nồng độ cao thuốc trừ sâu ở vùng này đã gây ra ô nhiễm bề mặt nguồn nước tại vùng nghiên cứu. Thuốc diệt cỏ atrazine có mặt trong 93% các mẫu nước (với mức sử dụng 2,2kg/ha/năm). Mặc dù DDT đã bị cấm sử dụng từ năm 1972 nhưng vẫn tìm thấy nó trong 41% các mẫu nước .

 Để xử lý nước rửa bình xịt, chai, lọ,...từ quá trình sử dụng TBVTV, hạn chế việc xả, đổ nước thải bừa bãi, gây ảnh hưởng đến môi trường, năm 1993 do hai nhà khoa học Thụy Điển là Torsttensson và Castillo đã nghiên cứu và đề xuất mô hình đệm sinh học. Đây là công trình xây dựng đơn giản và rẻ tiền, được áp dụng rộng rãi như là một biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Mục tiêu nghiêncứu

Mục tiêu tổng quát

Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV tại địa phương.

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được hiện trạng sử dụng thuốc BVTVtại khu vực nghiên cứu; - Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTVtại khu vực nghiên cứu;

- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTVtại khu vực nghiên cứu;

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong lâm nghiệp tại xã Đào Thịnh huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

2.3. Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV và vỏ bao bì tại khu vực nghiên cứu thông qua phương pháp điều tra, phỏng vấn và phân tích hàm lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất.

2.4. Nội dung nghiênc ứu

2.4.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng thuốc BVTVtại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; Trấn Yên, tỉnh Yên Bái;

a, - Xác định loài sinh vật hại quế tại khu vực nghiên cứu

b, Xác định danh sách loại thuốc BVTV đã được sử dụng trong các năm gần đây để phòng chống sinh vật hại quế

c, Xác định tình hình sử dụng thuốc BVTV d, Tình trạng xử lý chất thải thuốc BVTV

e, Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường.

2.4.2. Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu;

a, Vai trò của các bên liên quan trong lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV b, Vai trò điều phối của cơ quan quản lý

2.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. tỉnh Yên Bái.

Đề tài tiến hành sử dụng các phương pháp sau với không gian để thực hiện đề tài là xã Đào Thịnh và thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2019.

2.5.1.1 Phương pháp kế thừa số liệu

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, các số liệu, dữ liệu, thông tin có sẵn liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu: thu thập thông tin về thuốc BVTV, quản lý thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam, các biện pháp quản lý, giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người.

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường khu vực nghiên cứu thông qua các số liệu, thông tin thu thập đục từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Đề tài sử dụng kế thừa một số thông tin như website cổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã đào thịnh, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 35)