Biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã đào thịnh, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 69 - 78)

a. Đối với cơ sở phân phối

Các cơ sở kinh doanh, san chiết TBVTV cần nắm rõ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong khu vực minh để tránh thu mua, san chiết quá mức dẫn đến tồn đọng các loại hoá chất, TBVTV dễ gây nguy hiểm, đồng thời còn phải xử lý thêm.

Quản lý chất thải trong quá trình san chiết, đóng gói

Khi san chiết, đóng gói các loại TBVTV cần đảm bảo các quy định sau: Công nhân, nhân viên khi tham gia san chiết, đóng gói thuốc BVTV hay các cá nhân khi đi vào khu vực có thuốc BVTV cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như nón, khẩu trang, trang phục, găng tay, ....

Thuốc BVTV phải được đóng gói bằng bao bì có chất lượng tốt. Bao bì phải được đóng kín và ngăn ngừa rò rỉ khi vận chuyển không để chất thải nguy hại dính bên ngoài bao bì.

Không tái sử dụng các bao bì thuốc BVTV dưới bất cứ hình thức nào, trừ khi nhà cung cấp tái sử dụng bao bì.

Bao bì mới, bao bì tái sử dụng hay bao bì được tu sửa đều phải thỏa mãn các yêu cầu thử nghiệm về tính năng và về các chi tiết kỳ thuật, mỗi bao bì phải được kiểm tra chắc chắn, không bị mài mòn, nhiễm bẩn hay hư hại gĩ khác. Bao bì nào có biểu hiện giảm độ bền thi không được sử dụng.

Bao bì (kể cả các phụ tùng đi kèm như: nắp, vòi, vật liệu bịt kín) không chứa các thành phần có thể phản ứng với chất chứa bên trong tạo ra các sản phẩm nguy hiểm hay sản phẩm làm giảm độ bền bao bì.

Thân và phần bao quanh bao bì phải có cấu trúc thích hợp để có thể chịu được rung động, nắp chai hay các bộ phận đóng kín giảm ma sát phải được giữ chặt, an toàn và hiệu quả bằng phương tiện chắc chắn.

Bao bì bên trong phải được bao gói, giữ chặt hay lót đệm nhằm ngăn ngừa sự rò rỉ.

Tất cả các nhãn trên thùng hàng chứa chất nguy hại phải có hình dạng, màu sắc, ký hiệu và chữ viết theo đúng quy định, mọi nhãn phải được in hay dán chắc chắn trên bao bì để dễ nhận biết, rõ ràng và không bị che khuất bởi bất kỳ phần nào trên bao bì hay bị che bởi nhãn khác. Các nhãn không được gấp nếp.

Hệ thống tiêu hủy bao bì thuốc BVTV đảm bảo nguy cơ giảm thiểu nhiễm độc môi trường, nguồn nước, hệ động thực vật thông qua địa điểm tập trung bao bì và hệ thống vận chuyển trước tiêu hủy an toàn bằng phương pháp có trách nhiệm với môi trường.

Có hướng dẫn rõ ràng bằng văn bản về việc rửa bao bì thuốc BVTV trước khi tiêu hủy hoặc khi cần. Có trang bị thiết bị rửa bình, bao bì bằng áp suất.

Thông qua việc sử dụng thiết bị vận chuyển bao bì hoặc các bước hướng dẫn bàng văn bản cho người sử dụng thiết bị, nước rửa tráng bao bì luôn được sử dụng khi pha thuốc.

Không sử dụng bất kỳ bao bì thuốc BVTV nào đã qua 1 lần sử dụng. Lưu giữ, đánh dấu và vận chuyển theo yêu cầu của hệ thống thu gom và tiêu hủy bao bì chính thức.

Có nơi lưu giữ an toàn dành cho bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng trước khi tiêu hủy. Địa điểm này phải cách biệt khỏi các nguyên liệu đóng gói và cây trồng, đánh dấu cố định và hạn chế sự ra vào của người và động vật.

Tuân thủ các quy định, luật pháp nếu có của địa phương và nhà nước trong việc tiêu hủy bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng.

Quản lý khâu dán nhãn

Tất cả các nhãn trên thùng hàng chứa chất nguy hại phải có hình dạng, màu sắc, ký hiệu và chữ viết theo đúng quy định, mọi nhãn phải được in hay dán chắc chắn trên bao bì để dễ nhận biết, rõ ràng và không bị che khuất bởi bất kỳ phần nào trên bao bì hay bị che bởi nhãn khác. Các nhãn không được gấp nếp.

Tất cả các ghi chép ghi rõ ngày, tháng, năm dùng thuốc BVTV.

Ghi chép chỉ rõ nhãn hiệu và thành phần chính của thuốc cũng như công dụng. Ghi rõ tên chung của loại sâu, bệnh hay cỏ cần diệt.

Hồ sơ ghi rõ số lượng thuốc sử dụng hoặc lượng nước hay các chất pha chế khác, và liều lượng tính bằng g/lít hay các đơn vị đo lường khác được quốc tế công nhận.

Ghi chép đầy đủ chi tiết các loại máy móc sử dụng, phương pháp sử dụng. Ghi rõ ngày đầu của vụ thu hoạch. Ghi đầy đủ thời gian con người tiếp cận lại vườn cây sau khi phun thuốc.

Có các phương pháp để người dân nhận biết khi vào lại vườn sau khi phun thuốc.

Quản lỷ khâu nhập kho

Các loại thuốc BVTV chỉ được lưu trữ tạm thời trong các vị trí, khu vực đã quy định.

Kho giữ thuốc BVTV phải được xây bằng nguyên liệu chống cháy (yêu cầu tối thiểu là chống được trong vòng 30 phút).

Kho lưu trữ thuốc BVTV cách xa các nguyên liệu khác.

Kho thuốc BVTV được trang bị hệ thống giá để không thấm nước nhằm tránh tình trạng xuống cấp do ẩm như kim loại hoặc nhựa cứng.

Kho bảo quản thuốc BVTV có các thùng chứa chống rò rỉ hoặc được ngăn (có hệ thống ngăn rò rỉ) phù hợp với chất lỏng cần bảo quản, có tường và sàn được sơn lớp chống hóa chất để đảm bảo không có bất cứ sự rò rỉ hay thấm nhiễm ra ngoài kho.

Kho bảo quản thuốc BVTV phải luôn khóa và chỉ cho những người đã qua đào tạo về thuốc BVTV vào.

Có hệ thống cứu nạn hoàn chỉnh, cố định và dễ thấy, có đầy đủ điện thoại, radio, các bước sơ cứu dễ thấy, cách kho không quá 10m. Có hồ sơ kiểm kê cập nhật liên tục các loại thuốc đang được bảo quản.

Có danh sách kiểm kê ghi rõ các triệu chứng nhiễm độc và sơ cứu cho mỗi sản phẩm tại nơi bảo quản.

Tất cả thuốc BVTV đang bảo quản phải được chứa trong bao bì gốc, chỉ trừ trường họp do rách vỡ, có thể sử dụng bao bì mới nhưng phải có đầy đủ thông tin của nhãn hiệu nguyên bản.

Tất cả các loại thuốc BVTV ở dạng bột hay viên để trên giá cao phía trên các loại thuốc dạng lỏng tránh tránh trường họp rò rỉ.

Có biển hiệu cảnh báo nguy hiểm rõ ràng và cố định ở trên hoặc gần cừu ra vào kho bảo quản thuốc BVTV.

Quản lý chất thải rẳn tại nguồn

Xây dựng hệ thống phân loại, thu gom chất thải rắn tại nguồn để tiện quản lý, xử lý:

Đối với chất thải sinh hoạt thì giao cho công ty môi trường đô thị thu gom.

Còn đối với bao bì hay chai lọ chứa hóa chất thì tái sử dụng lại tại cơ sở hoặc giao cho cơ quan có chức năng xử lý.

Đối với chất thải nguy hại khác thì giao cho cơ quan có chức năng xử lý. Ngoài chất thải nguy hại chủ yếu là dạng rắn phát sinh trong quá trình gia công, bao gói thuốc BVTV như bao bì, thùng chứa dính thuốc BVTV, chất thải nguy hại trong phân phối thuốc BVTV còn là thuốc quá hạn, thuốc rơi vãi, chảy tràn, hóa chất từ phòng thí nghiệm,... . Ngoài ra, nước, đất bị nhiễm thuốc BVTV vượt giới hạn cho phép cũng được xem là CTNH và phải được thu gom, xử lý như chất thải nguy hại.

b. Đối với ngƣời sử dụng

Quản lý bao bì và chai lọ thuốc BVTV

Ở các hộ gia đình/trang trại, bao bì và chai lọ thuốc BVTV nên được thu gom và chứa riêng trong thùng có nắp đậy, để ở nơi khô ráo.

Từng xã có thể hình thành hệ thống thu gom chất thải nguy hại (CTNH), trong đó bao gồm lực lượng nhân sự chịu trách nhiệm thu gom, phương tiện chuyên chở (ghe, xe), các điểm tập kết CTNH và sau đó vận chuyển đến công trình xử lý CTNH thuộc huyện hoặc thị thành.

Áp dụng chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)

Hiện nay, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Intergrated Pesticide Management) đã xem là giải pháp tối ưu hàng đầu trong chương trình giảm nguy cơ TBVTV, đã được phát triển trong vài thập niên gần đây.

Chương trình IPM là hệ thống quả lý dịch hại căn cứ vào môi trường, các điều kiện sinh thái cụ thể và biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỳ thuật và các biện pháp thích họp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng hại kinh tế.

 Chương trình IPM đảm bảo hai yêu cầu:

 Hiệu quả về xã hội và kinh tế.

 An toàn đối với con người và môi trường (đất, nước, không khí.).

 IPM được tiến hành theo 4 bước:

 Thiết lập ngưỡng phòng trừ hay ngưỡng kinh tế.

Trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động phòng trừ dịch hại nào, IPM phải thiết lập ngưỡng phòng trừ, điểm mà các quần thể dịch hại hoặc các điều kiện môi trường chỉ ra rằng cần thiết phải tiến hành biện pháp phòng trừ dịch hại. Mức độ mà dịch hại trở thành một mối đe dọa kinh tế là giới hạn để đưa ra các quyết định phòng trừ dịch hại.

 Giám sát và xác định các loại dịch hại

Không phải tất cả các loại côn trùng hay cỏ dại đều cần phải tiêu diệt. Nhiều loài sinh vật không gây hại, thậm chí một số loài còn có lợi. Công việc sẽ loại trừ khả năng sử dụng TBVTV.

 Ngăn ngừa

Đây là một cách thức để quản lý vụ mùa, vườn tược khỏi bị nguy hại bằng các biện pháp kỳ thuật như: luân canh giữa các vụ mùa khác nhau, chọn giống chống chịu cao với sâu bệnh.. .Các biện pháp này mang lại nhiều hiệu quả, ít tốn chi phí, ít nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường.

 Phòng trừ

Ngay sau khi quan sát, xác định dịch hại, và ngưỡng phòng trừ chỉ ra rằng cần thiết phải tiến hành biện pháp phòng trừ dịch hại. IPM sẽ đánh giá và chọn giải pháp phòng trừ thích họp cả về hiệu lực và mức độ rủi ro. Giải pháp

ít rủi ro, hiệu quả sẽ được chọn trước tiên, như dùng pheromones tiêu diệt con đực, làm bẩy, vệ sinh đồng ruộng... Nếu biện pháp này được nhận thấy không hiệu quả, biện pháp phun xịt TBVTV với phổ tiêu diệt hẹp được sử dụng. Giải pháp phun xịt TBVTV phổ tiêu diệt rộng là giải pháp sau cùng.

 Áp dụng vào thực tế:

IPM là một chương trình mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Tuy nhiên việc triển khai chương trình vào thực tế trên địa bàn gặp nhiều khó khăn:

IPM đòi hỏi phải tiến hành đồng loạt trong cùng một khu vực canh tác, đảm bảo tính nhất quán hành động, tránh phát tán dịch hại sang nơi khác, trong khi canh tác nông nghiệp trên tỉnh mang tính cá thể, vụ mùa thường không đồng nhất.

IPM đòi hỏi người thực hiện hiểu biết về sinh học và sinh thái học của sâu hại và vụ mùa, về mối quan hệ tương tác bên trong hê sinh thái nông nghiệp.

IPM đòi hỏi người thực hiện phải giám sát, theo dõi dấu vết của sâu hại. IPM đòi hỏi người thực hiện phải thiết lập ngưỡng gây hại kinh tế: là mật độ sâu bệnh đủ gây ra thiệt hại về kinh tế lớn hơn so với chi phí phòng trừ. Thấp hơn ngưỡng này, sự hiện diện của dịch hại có thể chấp nhận được.

Trong khi đó hiểu biết của người nông dân thường bị giới hạn, theo thói quen họ sử dụng TBVTV với liều lượng cao ngay khi phát hiện sâu bệnh với mong muốn được diệt trừ chúng... Hậu quả là để lại nồng độ cao của TBVTV trong đất, nước và nông sản. Tuy nhiên, chương trình IPM vẫn có thể thực hiện hiệu quả trong các vùng chuyên canh nông nghiệp với nỗ lực của các cán bộ hội khuyến nông. Cán bộ hội sẽ đứng ra hướng dẫn và chỉ đạo, khuyến khích người dân canh tác theo quy trình IPM.

Hiện nay, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM đã xem là giải pháp tối ưu hàng đầu trong chương trình giảm nguy cơ TBVTV. Vì vậy, cán

bộ khuyến nông cần tích cực phát động và hướng dẫn người dân các kỳ thuật trong quản quản lý dịch hại tổng hợp.

Hướng dẫn nông dân các biện pháp diệt chuột bằng tay, làm những bẫy cây trồng diệt chuột, diệt chuột cộng đồng,...

Sử dụng bẫy dẫn dụ côn trùng giảm bớt mật số sâu rầy, không sử dụng thuốc nên giảm bớt ô nhiễm môi trường,...

ứng dụng những biện pháp kỹ thuật mới để phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá như:

+ Theo dõi bẫy đèn để xuống giống né rầy. + Xuống giống đồng loạt, tập trung.

+ Dùng nước che chắn.

Trang bị bảo hộ lao động khi sử dụng thuốc BVTV

Như đã trình bày ở phần trên, ý thức dùng dụng cụ bảo hộ lao động khi sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ bản thân ở người dân chưa được chú ý nhiều. Do đó, chính quyền địa phương, ban khuyến nông các xã, huyện cần tuyên truyền để người dân thực hiện tốt vấn đề an toàn khi sử dụng thuốc BVTV. Người sử dụng thuốc BVTV cần mang nón bảo hộ, mặt nạ chống độc, bao tay, kính, quần áo bảo hộ,... để bảo vệ sức khỏe bản than khi dung thuốc BVTV.

c. Đối với các ngành chức năng

Thiết lập chương trình quan trẳc

Thiết lập chương trình quan trắc tại các vị trí đặc trưng cho nguồn thải nông nghiệp nhằm đánh giá chính xác tải lượng của nguồn thải nông nghiệp, phát hiện nguy cơ ô nhiễm và có giải pháp khắc phục kịp thời. Thông số dư lượng thuốc BVTV nên đưa vào chương trình quan trắc.

Quản lý hệ thống khuyến nghiệp, triển khai thực hiện chương trình IPM

Người phân phối thuốc BVTV có ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn lựa, sử dụng thuốc của người dân nên các ngành chức năng cần thiết phải có biện pháp quản lý thích hợp:

Kiểm tra giám sát việc buôn bán và thải bỏ thuốc BVTV đối với các đối tượng kinh doanh: giấy phép kinh doanh...

Những người buôn bán phải có các kiến thức về sâu bệnh, công dụng, cách thức sử dụng thuốc BVTV, các tác hại đối với môi trường và sức khỏe... để hướng dẫn cho người dân.

Nghiêm cấm việc thu mua ve chai các loại chai lọ đựng thuốc BVTV. Nhà nước thiết lập hệ thống thu gom, xử lý các vỏ chai lọ, bao bì đựng thuốc BVTV sau sử dụng.

Có chính sách, kế hoạch cụ thể để hướng dẫn người dân, đưa chương trình IPM vào thực tế.

Thực hiện chính sách nông nghiệp

Nhà nước cần có chính sách chặt chẽ và nghiêm minh thể hiện bằng luật pháp và chính sách về các việc:

Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý thuốc BVTV đối với hệ thống đại lý, cửa hàng. Nghiêm cấm việc bán thuốc BVTV không có trong danh mục, hoặc thuốc BVTV kém chất lượng, thuốc đã cấm hoặc hạn chế sử dụng...

Xử lý phạt nặng các cơ sở không chấp hành đúng theo quy định của cơ quan quản lý.

Triển khai quy hoạch mạng lưới phân phối thuốc BVTV

Để đảm bảo mạng lưới phân phối thuốc BVTV trong tỉnh, đồng thời hạn chế ô nhiễm đến môi trường, các cơ quan quản lý cần thực hiện nghiêm nội dung của đề án quy hoạch mạng lưới phân phối thuốc BVTV xã Đào Thịnh

Biện pháp hỗ trợ khác

Các biện pháp hỗ trợ khác như công cụ thông tin, nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV. Các ngành chức năng cần phải thiết lập một hệ thống thông tin nông nghiệp để cung cấp kiến thức cho người nông dân đồng thời nâng cao ý thức chủ động tiếp thu kiến thức của người dân.

 Nội dung thông tin bao gồm:

Giống và canh thức chọn giống cây trồng. Kỹ thuật canh tác.

Phân bón và thuốc BVTV: cách lựa chọn, sử dụng, lưu trừ, thải bỏ... Thời tiết khí hậu, tĩnh hình sâu bệnh và cách thức phòng trừ sâu bệnh. Tác hại gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và sức khỏe cộng đồng của phân bón và thuốc BVTV.

Điều kiện làm việc an toàn: sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động trong lúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã đào thịnh, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 69 - 78)