Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã đào thịnh, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 55 - 59)

Để đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất và thuốc BVTV của người dân tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đề tài đã tiếp hành phỏng vấn và tổng hợp 40 phiếu điều tra tại các thôn của xã Đào Thinh.

Theo số liệu điều tra, hầu hết các loại thuốc BVTV được sử dụng trên khu vực nghiên cứu đều nằm trong danh mục được phép sử dụng đúng theo quy định của pháp luật. Các loại thuốc được sử dụng để trừ sâu hại Quế như: Victory 585EC, Dylan 2EC, Catex 1.8, Hagucide 70W ( Sát thủ), Tasodant 600 EC, Apphe 666EC ( Hổ gầm), Abatimec 18EC, FM-TOX 25EC,SIEU FITOC 150EC, TreBon 10EC. Bên cạnh đó người dân còn sử dụng các loại thuốc trừ cỏ như: Sofit 300EC, Dibuta 60EC, Nominee 10SC.Người dân địa phương sử dụng thuốc BVTV bằng bình phun điện, áy phun động cơ áp lực cao phun cả trên tán cây và dưới mặt đất, phun bao vây xung quanh ổ dịch, các loại thuốc sử dụng thường được tư vấn hoặc được sử dụng kế thừa từ mùa trước.

Việc sử dụng thuốc BVTV còn tràn lan và khó kiểm soát của địa phương cũng như người sử dụng, đặc biệt là các loại chất thải (bao bì, nhãn mác, chai lo đựng hóa chất thuốc BVTV) khi sử dụng thuốc BVTV của người dân không được thu gom đúng cách đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường mà đặc biệt là môi trường đất.

Chính vì vậy, cần nâng cao nhận thức, thúc đẩy sự nhìn nhận của người dân địa phương nơi thực hiện đề tài về việc sự dụng thuốc BVTV hợp lý và hiểu quả hơn.

Bảng 4.5: Thống kê lƣợng TBVTV sử dụng tại 3 thôn có diện tích trồng Quế nhiều nhất của xã

Lƣợng thuốc sử dụng

Thuốc nƣớc (ml/ha) Thuốc bột (kg/ha)

TB Max Min TB Max Min

Thôn 5 158 ±91 300 38 265 675 100

Thôn 6 708± 36 150 20 160 ±82 300 50

Thôn 7 192±131 400 160 237 ± 20 500 10 Từ bảng số liệu cho thấy Thôn 7 sử dụng nhiều nhất do có diện tích Quế trồng tập trung lớn và tại đây cũng có 2/5 cơ sở bán thuốc BVTV trong toàn xã ( Theo Báo cáo tổng điều tra kinh tế huyện Trấn Yên). Nhìn vào lượng sử dụng của các xã thấy được đây là con số tương đối lớn và đáng báo động. Vì vậy, nếu không có biện pháp thích hợp thi sẽ gây ra dư lượng thuốc BVTV trong đất, nước,..., ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Theo như tìm hiểu cho thấy được tại đây người dân thường chỉ quan tâm đến hiệu quả thấy được là diệt được nhiều sâu bọ, cỏ dại mà họ không quan tâm, không biết và ít được tuyên truyền về sự tích tụ dư lượng thuốc BVTV trong đất, trong nước và các ảnh hưởng thuốc BVTV đến môi trường,

con người và sinh vật. Thậm chí, một số người còn không quan tâm đến việc mang đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay khi tiến hành pha trộn, phun xịt thuốc BVTV. Kết quả điều tra về việc sử dụng đồ bảo hộ khi dùng thuốc BVTV của người dân được tóm tắt như sau:

Bảng 4.6: Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng thuốc BVTV của các hộ dân

Trang bị bảo hộ lao động khi xịt thuốc

Có (%) Không (%)

Thôn 5 80 20

Thôn 6 90 10

Thôn 7 80 20

Hình 4. 1: Hình ảnh về việc mang đồ bảo bộ trong sử dụng thuốc BVTV của ngƣời dân

c. Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải

Chất thải rắn

Theo như kết quả tổng hợp các phiếu điều tra,tình hình sử dụng và thải bỏ chất thải sau khi dùng thuốc BVTV của người dân được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7: Tình hỉnh sử dụng và thải bỏ chất thải thuốc BVTV của các hộ dân

Sử dụng nƣớc mƣơng, suối rửa bình xịt

Thu gom bao bì, chai thuốc BVTV sau sử dụng

Có (%) Không (%) Có (%) Không (%)

Thôn 5 100 20 80

Thôn 6 100 15 85

Thôn 7 100 10 90

Bảng 4. 8 :Khảo sát nguồn tiếp nhận nƣớc thải sau khi phun thuốc BVTV (rửa bình xịt)

Nguồn tiếp nhận nƣớc thải Số hộ

Kênh mương 29

Suối 11

Không có câu trả lời 0

Tổng 40

Theo bảng 4.8 cho thấy rằng thói quen của các hộ dân là sử dụng trực tiếp nguồn nước liền kề để rửa bình xịt. Các loại bao bìvà chai/ lọ chứa TBVTV sau khi sử dụng được vứt tại khu vực sử dụng thuốc. Một số ít được cho vào Bể chứa bao bì thuốc BVTV do xã đầu tư xây dựng.

Kết quả điều tra về phương án thu gom bao bì, vỏ chai chứa TBVTV cho thấy ngoài những hộcó ý thức thu gom lại các bao bì, vỏ chai này sau khi

sử dụng, vẫn còn một lượng đáng kể vỏ chai, bao bì TBVTV không được thu gom mà thải bỏ bừa bãi và có khả năng gây ô nhiễm môi trường (Thể hiện cụ thể tại bảng 4.7.)

Về việc xử lý vỏ chai, bao bì chứa thuốc có rất nhiều phương án được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4. 9: Phƣơng án thải bỏ và xử lý chất thải rắn từ thuốc BVTV của các hộ dân Phƣơng án xử lý Số hộ Tỷ lệ Đào hố chôn - - Đốt - - Bỏ vào bể chứa 10 25% Không xử lý 30 75%

Từ những số liệu trên cho thấy tình hình quản lý các bao bì, vỏ chai của người dân hiện nay có thể gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trực tiếp và gián tiếp gây ảnh hường đến sức khỏe con người. Do thuốc BVTV là những hợp chất khó phân hủy và có mức tồn tại lâu trong môi trường. Đây là vấn đề cần được quan tâm.

Nước thải

Nước thải từ quá trình xúc rủa bình xịt và rửa tay, chân sau khi phun, xịt xong cũng chứa hàm lượng lớn thuốc BVTV. Tuy nhiên, nước thải này không được thu gom mà thải trực tiếp vào các kênh, mương gần nơi sử dụng, 100% người được phỏng vấn đều trả lời là xúc rửa bình xịt và rửa tay chân bằng nước các kênh, mương và thải trực tiếp vào các kênh, mương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã đào thịnh, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 55 - 59)