Công tác ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 34 - 43)

Phương pháp chung:

- Phương pháp tiếp cận chung là tiếp cận hệ thống, kết hợp đồng thời giữa điều tra, đánh giá và tổng kết thực tiễn, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã có với thí nghiệm để thực hiện các nội dung cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra.

-Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong khu vực nghiên cứu để tìm hiểu về hiện trạng, tình hình phân bố, gây trồng, sử dụng, tiềm năng nguyên liệu và khả năng phát triển Mạy chả.

-Phỏng vấn trực tiếp với người dân địa phương về kiến thức bản địa, tiềm năng phát triển, kinh nghiệm nhân giống, ươm cây và phục hồi rừng Mạy chả.

- Thu thập các thông tin trên các tạp chí chuyên ngành, trên các websites của Việt Nam và Quốc tế có liên quan đến loài Mạy chả.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận kết hợp với khảo nghiệm kỹ thuật ngoài hiện trường.

- Nội dung của đề tài được tiếp cận theo quan điểm hệ thống, lô gíc.Các công đoạn nghiên cứu thông qua các hoạt động: điều tra, thu thập, đánh giá,

xác định đặc điểm phân bố, sinh trưởng, điều kiện sinh thái, kỹ thuật nhân giống, ươm cây

2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng rừng Mạy chả tại khu vực nghiên cứu

- Kế thừa tài liệu có liên quan như bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa hình, bản đồ đất, các tài liệu, báo cáo có liên quan đến rừng Mạy chả tại khu vực nghiên cứu

- Xác định sơ bộ khu vực phân bố của loài Mạy chả trên bản đồ hiện trạng rừng, kết hợp tham khảo ý kiến các nhà quản lý, các nhà chuyên môn và người dân địa phương.

- Lựa chọn địa điểm khảo sát ngoài thực địa: lựa chọn khu vực khảo sát thực địa là nơi có Mạy chả phân bố tập trung nhất.

- Xác định tuyến điều tra khảo sát ngoài hiện trường: Tùy theo điều kiện cụ thể để xác định số lượng tuyến khảo sát, cách bố trí tuyến khảo sát. Dự kiến tổng chiều dài tuyến điều tra khảo sát tại mỗi địa điểm 4km, 2 địa điểm 8km. Tuyến khảo sát phải đảm bảo đi xuyên qua tất cả các dạng địa hình, các trạng thái rừng và điều kiện sinh thái nơi có loài Mạy chả phân bố.

- Tiến hành khảo sát ngoài hiện trường:

+ Sử dụng bản đồ số kết hợp với bản đồ giấy, máy GPS để xác định địa điểm, khu vực phân bố và bố trí tuyến khảo sát sơ bộ khu vực phân bố của loài Mạy chả.

+ Trên tuyến điều tra tiến hành quan sát, ghi chép tình hình phân bố, mật độ, tình hình sinh trưởng, trạng thái thảm thực vật, một số nhân tố sinh thái như đá mẹ, độ dốc, tình hình sâu bệnh hại, hiện tượng vật hậu nếu có.

- Kết quả điều tra khảo sát cho thấy tại khu vực nghiên cứu Mạy chả phân bố chủ yếu trên hai kiểu thảm thực vật là rừng thứ sinh phục hồi thường xanh và rừng tái sinh sau canh tác nương rẫy.

+ 01 OTC trên các lâm phần rừng thứ sinh phục hồi, 01 OTC trên các lâm phần tái sinh sau canh tác nương rẫy. OTC có dạng hình chữ nhật diện tích 500m2, kích thước 20m x 25m.

+ Trong OTC xác định tên loài, các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, chất lượng sinh trưởng của tất cả các cây thân gỗ có đường kính ngang ngực ≥ 6cm theo mẫu biểu tại phụ lục

+ Xác định độ tàn che tầng cây cao bằng phương pháp xác định trên 100 diểm bố trí trải đều trên OTC, tại mỗi điểm dùng ống giấy cuộn lại ngắm thẳng đứng lên tán lá cây, có tán ghi số 1, không thấy tán ghi số 0, lúc có lúc không thì ghi 0,5 vào phiếu điều tra sau đó tính tổng toàn bộ các điểm cho OTC, chia tổng này cho 100 ta được độ tàn che của OTC đó.

+ Xác định độ che phủ của thảm tươi, cây bụi trên 5 ô dạng bản diện tích 4m2, kích thước 2m x 2m. Một ODB đặt ở tâm , 4 ODB đặt ở 4 góc OTC. Trên ODB xác định thành phần chủ yếu loài cây bụi, thảm tươi, chiều cao trung bình, độ che phủ bình quân. Số liệu thu thập được ghi trong mẫu biểu điều tra cây bụi, thảm tươi, thảm mục tại phụ lục...

+ Tại tâm mỗi OTC tiến hành đào phẫu diện đất, mô tả ngoài thực địa theo mẫu biểu mô tả phẫu diện; Lấy mẫu đất: mỗi phẫu diện lấy 01 mẫu tại độ sâu của tầng A và tầng AB để phân tich các chỉ tiêu lý tính, hóa tính của đất.

+ Điều tra đặc điểm sinh trưởng của Mạy chả trên 5 ô dạng bản (ODB) đã lậptrong OTC. Trong ODB điều tra toàn bộ các cây Mạy chả về các chỉ tiêu như đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, tuổi thân khí sinh, chất lượng thân cây... Đếm số lượng măng, đo chiều dài măng và đường kính gốc măng (nếu

Hình 2.1: Cây Mạy chả tại xã Pá Khoang, huyện Điện Biên

2.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý rừng Mạy chả tại khu vực nghiên cứu

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) thông qua bảng câu hỏi bán định hướng và phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin. Đối tượng phỏng vấn, lấy thông tin là doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cây Mạy chả, người dân địa phương, cán bộ quản lý tham gia vào quá trình nhân giống, gây trồng (nếu có), khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, tại khu vực có Mạy chả phân bố, các cán bộ lâm, nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, cụ thể là cán bộ lâm nghiệp xã, cán bộ phòng Nông nghiệp huyện, cán bộ chi cục Lâm nghiệp tỉnh.

Chia thành 3 nhóm đối tượng:

- Đại diện doanh nghiệp: phỏng vấn 3 người (đại diện cho các khâu thu mua, chế biến, tiêu thụ), 6 người/2 huyện.

- Đại diện hộ gia đình, cộng đồng: phỏng vấn mỗi địa điểm 5 người dân, 1 trưởng thôn hoặc già làng. Tổng cộng 12 người/2 huyện

lý về lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn hoặc khuyến nông, 02 cán bộ cấp huyện.. Phỏng vấn 02 cán bộ cấp tỉnh. Tổng số phỏng vấn 12 cán bộ/2 huyện.

Tổng kết kinh nghiệm, kiến thức bản địa về kỹ thuật khai thác, chế biến, sử dụng, chăm sóc, nhân giống và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Mạy chả tại khu vực nghiên cứu bằng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) thông qua bảng câu hỏi bán định hướng.

Đối tượng phỏng vấn, lấy thông tin là người dân địa phương tại khu vực có Mạy chả phân bố. Mỗi địa điểm phỏng vấn 10 người, tổng số phỏng vấn 20 người

2.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu nhân giống Mạy chả bằng giâm hom thân ngầm - Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của hom giâm

+ Sử dụng 3 loại chất điều hòa sinh trưởng: IBA, NAA, IAA. +Ứng với mỗi nồng độ là 30 hom thân ngầm, lặp lại 3 lần.

Chất ĐHST Nồng độ ppm

50 100 200 300

IBA 30 mẫu 30 mẫu 30 mẫu 30 mẫu

NAA 30 mẫu 30 mẫu 30 mẫu 30 mẫu

IAA 30 mẫu 30 mẫu 30 mẫu 30 mẫu

Đối chứng Không chất kích thích

* Vật liệu nghiên cứu :

- Chuẩn bị hom giâm cây Mạy chả, các đoạn hom giâm là thân ngầm được cắt từ những cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh.

- Dụng cụ: cuốc, xẻng, phân lân, túi bầu, kéo cắt cành, xô, chậu dùng để ngâm chất ĐHST, đất để đóng bầu, thuốc kích thích điều hòa sinh trưởng. - Thành phần ruột bầu giâm cây là đất tầng mặt.

- Dụng cụ và các nguyên vật liệu dùng trong quá trình nhân giống đều được Công ty cổ phần giống Lâm nghiệp Trung ương – Chi nhánh tại Điện Biên chuẩn bị.

2.4.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm :

- Công thức thí nghiệm được bố trí: 1 nhân tố, mỗi công thức thí nghiệm 3 lần lặp, mỗi lần là 30 bầu.

- Nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA, NAA, IAA đến tỷ lệ ra măng của thân ngầm.

Đối chứng: không xử lý chất kích thích và thể nền đất, theo dõi tỷ lệ ra măng.

2.4.1.3. Công tác chuẩn bị và kĩ thuật giâm hom cây Mạy chả

 Chuẩn bị cây hom.

Hom được lấy từ cây Mạy chả mẹ từ cây tuổi 2 đến cây tuổi 3, thân ngầm tuổi 1, tuổi 2 được lấy từ các cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.

Cách lấy cây giống: dùng quốc, xà beng đào sâu xuống lòng đất cách gốc cây một khoảng vừa đủ, tránh là trầy xước hoặc phá hỏng các mắt ngủ của hom. Sau khi đào cây lên phải có các biện pháp bảo vệ, giữ được độ ẩm cho hom tránh để thân ngầm bị khô, héo. Có thể dùng bao tải hoặc thùng xốp để cho hom vào và vận chuyển đến nơi giâm cây.

Lưu ý khi lấy giống ta lên chọn lấy vào trước mùa mưa, vì khi đó hom sẽ chưa lên măng. Ta lên lấy giống hom vào những ngày trời giâm mát để đảm bảo hom không bị khô héo, mất nước, giúp tăng tỉ lệ sống của hom hơn.

 Tạo hom giâm: Dùng dao sắc bén, cắt một góc xiên 300 - 450. Lấy hom đủ 2 – 3 mắt.

 Hom cắt xong cần được ngâm ngay vào dung dịch Vinben C 0.3% trong 5 – 10 phút để sử lý chống nấm bệnh.

 Sau khi ngâm xong vớt hom ra để cho ráo nước. Sau đó tiến hành nhúng hom thân ngầm vào 3 chất ĐHST IBA, NAA, IAA với từng nồng độ khác nhau đã chuẩn bị trước cho ngấm hóa chất rồi vớt ra.

trên mặt bầu cho kín hết hom. Túi bầu có kích thước 18x25cm, đục 6 – 10 lỗ để thoát nước. Cắm nhãn ghi tên thuốc ĐHST và từng nồng độ để phân biệt và tiện theo dõi, ghi chép.

Sau khi cắm hom xong tiến hành tưới nước và phủ lưới nilon cho toàn bộ luống giâm hom để che sáng, giữ ẩm và điều chỉnh nhiệt cho hom giâm.

2.4.1.4 Theo dõi và thu thập số liệu

Chăm sóc hom giâm:

- Sau khi cắm hom: Phủ lưới che bóng kín để giữ ẩm, lớp lưới che bóng này chỉ được bỏ ra khi tưới nước cho hom, để tránh sự thoát hơi nước mạnh của hom mới giâm.

- Sau khi giâm, chăm sóc và theo dõi theo định kì 1 tuần tưới và chăm sóc 1 lần, theo dõi hàng tuần kiểm tra thống kê tỷ lệ hom ra măng ở thân ngầm.

- Khi hom ra măng, các mắt chồi tại các đốt bắt đầu nhú và dần nhô khỏi mặt đất.

- Sau khi bố trí thí nghiệm, tiến hành theo dõi định kỳ 1 tuần/ 1 lần và trong thời gian là 3 tháng đến ngày cuối cùng theo dõi tỷ lệ sống và ra rễ của thân ngầm. Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 01 như sau:

Mẫu biểu 02: Ảnh hưởng của chất ĐHST đến măng của hom Ngày theo dõi Công thức Hom số Số lượng măng D00 măng Chiều dài măng Chất lượng măng

2.4.3. Công tác nội nghiệp

Những đặc trưng lâm phần cần tính toán bao gồm: Mật độ bình quân tầng cây cao (N, cây/ha), đường kính bình quân lâm phần (D, cm), chiều cao bình quân lâm phần (H, m), chất lượng sinh trưởng được tính cho từng ô tiêu

chuẩn. Sau đó tính các đặc trưng N, D1.3, Hvn, Hdc, Dt và chất lượng sinh trưởng cho từng trạng thái rừng nghiên cứu. Những cách thức tính toán những đặc trưng lâm phần được thực hiện theo chỉ dẫn chung của ngành lâm học và điều tra rừng.

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích định tính bằng các phần mềm phù hợp như SPSS, Excell.

Mẫu đất được đánh dấu ghi ký hiệu và, phân tích tại Phòng thí nghiệm đất, trường Đại học Lâm nghiệp. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích gồm: dung trọng phân tích theo TCVN 6860:2001, hàm lượng mùn theo TCVN 8941:2011; đạm dễ tiêu theo TCVN 5255:2009, P2O5 dễ tiêu theo TCVN 8942:2011, K2O dễ tiêu theo TCVN 8662:2011, pHKCL theo TCVN 5979:2007, thành phần cơ giới theo TCVN 8567:2010.

Hình 2.2: Nhân giống bằng hom cây Mạy Chả.

+ Cấu trúc tổ thành loài:

Tổ thành loài tầng cây cao được xác định theo phương pháp của Curtis Mc. Intosh (1959) thông qua chỉ số IV% và được tính theo công thức:

3 % % % (%) i i i i G N F IV    (3.1)

Trong đó Ni%; Gi% là phần trăm số cây và phần trăm tiết diện ngang của loài i trong các ô điều tra; Fi% là tỷ lệ phần trăm số ô điều tra có loài i xuất hiện trên tổng số ô điều tra. Những loài có IV% > 5 mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Để xác định ưu hợp thực vật dựa vào Thái Văn Trừng (1978,2000) cho dưới 10 loài (chiếm 40-50%) trong lâm phần.

Sau khi xác định được chỉ số IV% cho từng loài, xác định loài ưu thế bằng cách tính tổng giá trị IV% của những loài có trị số IV% > 5% từ cao xuống thấp cho đến khi tổng giá trị đến 50% nhưng phải đảm bảo số loài này dưới 10 loài.

Phẩm chất cây tái sinh phân làm 3 cấp: Cây tốt (A): là cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, tán lá phát triển đều, không sâu bệnh; Cây trung bình (B): là cây sinh trưởng bình thường; Cây xấu (C): là cây sinh trưởng kém, còi cọc, sâu bệnh.

Cây triển vọng là cây thuộc loài mục đích, sinh trưởng tốt, chiều cao vượt trên lớp cây bụi, thảm tươi xung quanh, và có phẩm chất trên trung bình.

+ Mật độ tái sinh được tính theo công thức:

N= ∑ (ni) ∗ 10.000/205

1

Trong đó: ni: là số cây trong ÔDB

+ Xác định tổ thành loài cây tái sinh

Tổ thành loài cây tái sinh được đánh giá thông qua trị số Ki cho từng loài cây.

+ Nghiên cứu tái sinh có triển vọng: Là những cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, cây có giá trị về kinh tế, sinh thái, chiều cao ≥ 1m

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 34 - 43)