Về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 66 - 69)

Qua quá trình phỏng vấn điều tra các hộ sinh sống tại xã Pá Khoang và

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tốt Trung bình Xấu TXP TXN

Mường Phăng của huyện Điện Biên cho thấy cây Mạy chả hiện nay chủ yếu là do tự nhiên, chưa có hộ nào gây giống và trồng hộ cần có giải pháp để tăng cường trồng cây với diện tích lớn tại khu vực để tạo ra vùng sản xuất cây nguyên liệu và măng Mạy chả cung cấp cho nhu cầu thị trường hiện nay.

Khi phỏng vấn người dân địa phương chúng tôi thấy rừng trong quá khứ ở xã Pá Khoang Mạy chả mọc tốt hơn hiện tại nhiều. Mạy chả mọc hỗn giao với cây thân gỗ trong rừng có độ tàn che thấp đến trung bình. Hiện tại Mạy chả đang suy thoái do người dân không quan tâm đến loài cây này. Họ thu hái măng, chặt cây trong rừng tự nhiên, thậm chí chặt và đốt để làm nương rẫy.

Kết quả phỏng vấn công ty thu mua cây Mạy chả xuất khẩu cho thấy: Tiềm năng nhập khẩu Mạy chả từ Việt Nam sử dụng cho mục đích nông nghiệp trên thế giới rất cao. Khoảng 17 công ty Nhật Bản và 11 công ty nước ngoài thuộc 9 quốc gia thuộc châu Âu và Trung Đông làm trong lĩnh vực nông nghiệp quan tâm đến nhập khẩu sản phẩm Mạy chả từ Việt Nam. Vùng nguyên liệu sản xuất Mạy chả tại Việt Nam (Điện Biên) còn manh mún, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Yêu cầu sản phẩm Mạy chả phục vụ sản xuất nông nghiệp là: thân khí sinh từ 3 năm tuổi trở lên, không bị sâu bệnh. Cây cụt ngọn sẽ có giá trị thấp hơn. Cây phải được chặt sát gốc, để nguyên phần ngọn. Công ty thu mua cây với tất cả các kích cỡ khác nhau. Cây càng to càng được giá. Tỷ lệ hao hụt cây Mạy chả khai thác trong khu vực theo khảo sát của Công ty khá cao do chặt cây còn non (~ 30%), thân cây bị sâu bệnh hại (~0.5%), và cây mất ngọn, không đủ quy cách (~55%). Trong nhà máy (chế biến sản phẩm) tỷ lệ hao hụt khoảng ~10%. Lý do làm giảm chất lượng sản phẩm và tỷ lệ hao hụt cao là do: Người dân không có kỹ thuật khi khai thác cây Mạy chả, Mạy chả bị sâu bệnh, gia súc (trâu, bò, lợn và dê) phá hại và độ tàn che cao của rừng. Mạy chả có thể cải thiện sinh kế của người dân địa phương nếu được quản lý tốt.

Nhân giống

- Mạy chả có thể nhân giống từ thân ngầm với cách làm cụ thể: + Thân ngầm từ rừng tự nhiên

+ Mỗi đoạn thân ngầm có từ 2- 3 chồi ngủ

+ Đào khi măng chưa nhú lên khỉ mặt đất và trồng ngay sau khi đào lên. + Bảo vệ mặt ngủ trên thân ngầm cẩn thận.

- Hoặc từ gốc có mang đoạn thân ngầm: + Gốc tách từ vườn rừng

+ Thời gian thích hợp nhất là tháng 3 + Chọn cây 2 năm tuổi

+ Đào xung quanh gốc tre, sâu khoảng 30 cm, giữ khoảng 2 kg đất xung quanh gốc, cắt thân ngầm sau đó chuyển đến nơi trồng và trồng ngay.

+ Tưới nước 1 đến 2 ngày một lần cho đến khi ra măng mới.

Do mang đặc điểm của tre trúc mọc tản nên Mạy chả có thể nhân giống từ thân ngầm. Sử dụng thâm ngầm 1- 2 năm tuổi, mỗi đoạn mang 3 mắt ngủ. Thân ngầm nên đào trước khi các mắt ngủ phát triển thành măng và phải được bảo quản tốt trong khi vận chuyển ra vườn ươm hoặc đem đi trồng.

Từ kết quả khảo sát, phỏng vấn và kinh nghiệm với phần lớn các loài tre trúc cho thấy thời gian thích hợp để lấy thâm ngầm hay gốc nhân giống là vào mùa đông, tốt nhất là tháng 12 khi các mắt ngủ chưa hoạt động. Sẽ mất từ 3 đến 5 tháng để thân ngầm và gốc phát triển măng và đủ tiêu chuẩn đem đi trồng rừng.

Trồng rừng, phục hồi rừng

+ Mạy chả sinh trưởng tốt ở rừng thứ sinh có độ tàn che thấp + Thời gian phát triển từ măng đến thân từ 1,5 tháng đến 2 tháng.

+ Với mục đích lấy thân: không khai thác thân cây dưới 3 năm tuổi, giữ măng

+ Làm hàng rào bảo vệ Mạy khỏi gia súc, bắt vòi voi và rệp.

* Gợi ý cho trồng rừng:

- Mạy chả có thể trồng thuần loài hoặc hỗn loài với cây thân gỗ - Mật độ: Tùy vào nguồn cây giống. Có thể lên đến 10.000 cây/ha - Mùa trồng:

+ Trực tiếp từ gốc hoặc thân ngầm: Tháng 12 đến tháng 2 năm sau. + Từ cây con trong vườn ươm: mùa mưa (tháng 5, 6, 7) sau thời gian gió Lào hoạt động.

- Kích thước hố 40cm x 50cm x 40cm (rộng x dài x sâu)

- Đặt cây vào hố theo chiều thẳng đứng, thân ngầm ở vị trí tự nhiên. Lấp bằng đất xốp, nén chặt.

Chăm sóc, bảo vệ rừng

- Sau khi trồng nếu thời tiết khô cần tưới cho cây, mỗi lần khoảng 10 lít/ hố trồng.

- Chăm sóc: Bảo vệ Mạy chả khỏi trâu, bò, lợn, dê phà hại. Nhất là vào mùa măng. Định kỳ đào bỏ thân ngầm già, bón phân, cắt dây leo, phát bụi rậm và xới đất.

- Thu hoạch thân: chỉ cắt các cây trưởng thành (từ 3 tuổi trở lên), để các cây trẻ nuôi dưỡng rừng.

- Bảo vệ măng trong mùa măng (khi mùa mưa bắt đầu) khỏi gia súc, người khai thác măng và bắt vòi voi hại măng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)