Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 45)

Cơ cấu kinh tế tính đến 31/12/2018 cho thấy sản xuất Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 32,34%; Công nghiệp và xây dựng đạt 33,2%; Thương mại và dịch vụ đạt 34,46%. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Nhất là mạng lưới đường giao thông và hạ tầng cơ sở về y tế, giáo dục.Trình độ dân trí của nhân dân các dân tộc trong huyện nói chung đang dần được cải thiện, nền kinh tế, văn hóa xã hội đang từng bước phát triển phát triển, tuy nhiên đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn.

Với 171,205 km đường biên giới Quốc gia tiếp giáp với 02 tỉnh Bắc Lào, 61 mốc quốc giới, có 02 cửa khẩu (cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc);

Với 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộcgồm các xã: Hẹ Muông, Hua Thanh, Mường Lói, Mường Nhà, Mường Pồn, Na Tông, Na Ư, Noong

Hẹt, Noong Luống, Núa Ngam, Pa Thơm, Phu Luông, Pom Lót, Sam Mứn, Thanh An, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa, Thanh Xương, Thanh Yên (trong đó 09 xã và 02 thôn, bản đặc biệt khó khăn, 12 xã biên giới);

Có 6 Đồn Biên phòng và nhiều đơn vị lực lượng vũ trang của Bộ, Quân khu và của tỉnh đứng chân trên địa bàn. Là huyện được Quân khu và tỉnh xác định có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, đặc biệt về Quốc phòng - An ninh trong thế trận khu vực phòng thủ của tỉnh và Quân khu.

3.3. Nhận xét và đánh giá chung điều kiện khu vực nghiên cứu

3.3.1. Thuận lợi

Điều kiện đất đai, khí hậu của khu vực phù hợp với loài cây Mạy chả. Đây được coi là vùng phân bố của cây Mạy chả. Trước kia trên địa bàn huyện Điện Biên cây Mạy chả đã được thu mua xuất khẩu sang các nước châu Âu để làm gậy trượt tuyết, cần câu.

Về kinh tế - xã hội đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong các xã, bản đang từng bước được nâng cao.Trên địa bàn các xã, bản của huyện đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đẩy mạnh việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt trong những năm vừa qua dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững hỗ trợ nhiều chương trình dự án giúp bà con về kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống đẩy mạnh phát triển sinh kế điển hình như những mô hình: nuôi ong hiện đại, trồng cây ăn quả, nuôi cá, trồng cây khoanh nuôi tái sinh rừng … đây là điều kiện tốt để người dân tham gia tích cực vào hoạt động trổng rừng, bảo vệ rừng, cũng như những hoạt động lâm nghiệp nói chung.

3.3.2. Khó khăn

Địa hình có sự chia cắt lớn và phức tạp gây trở ngại cho việc trồng và chăm sóc rừng tại địa bàn cũng như việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm lâm sản trong đó có Mạy chả.

thù là mùa mưa ngắn, mùa khô hạn kéo dài, cộng thêm những ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió lào) khô và nóng vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ảnh hưởng rất lớn đến trồng rừng và bảo vệ rừng. Đây cũng là thời kỳ ra măng và phát triển của cây Mạy chả non.

Các bản tại xã PáKhoang, Mường Phăng có phong tục, tập quán thả rông gia súc như trâu, bỏ, dê và lợn chính phong tục này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là giai đoạn đầu của công tác trồng rừng cũng như việc phát triển lâm sản ngoài gỗ.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng rừng Mạy chả tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Thực trạng về diện tích phân bố

Từ kết quả phỏng vấn và thông tin thu thập được thì hiện nay Mạy chả tại tỉnh Điện Biên phân bố chủ yếu tại hai huyện là huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông. Tại khu vực nghiên cứu là huyện Điên Biên thì Mạy chả phân bố chủ yếu tại các khu rừng thứ sinh phục hồi và sau nương rẫy.

Dựa vào kết quả phỏng vấn và tham vấn ý kiến các nhà chuyên môn, các cán bộ quản lý tại địa phương, sử dụng bản đồ hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu để khoanh sơ bộ các khu vực có Mạy chả phân bố, dùng GPS để xác định vị trí và đo diện tích các khu vực đó bằng đường bao trên bản đồ số VN2000.

Kết quả khoanh vẽ được thể hiện trong hình 02 dưới đây.

Từ kết quả đo vẽ cho thấy: Tổng diện tích có Mạy chả phân bố tại khu vực nghiên cứu là 376,12ha trong đó tổng số cây ước tính khoảng 7.605.337 cây, nếu tính 1/3 số cây từ tuổi 3 trở lên đủ tuổi khai thác thì ta có khoảng 2.535.112 cây thành thục, đủ tuổi khai thác bán sản phẩm cho công ty.

Hình 4.1: Phân bố của Mạy chả trong khu vực nghiên cứu

4.1.2. Một số đặc điểm lâm học của rừng nơi có loài Mạy chả phân bố

4.1.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của quần xã thực vật rừng khu vực có loài Mạy chả phân bố

* Sinh trưởng đường kính ngang ngực:

Ghi chú:

Khu vực phân bố cây Mạy chả Rừng tự nhiên

Đường kính ngang ngực là một chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng của cây rừng. Kết quả nghiên cứu đường kính ngang ngực tầng cây cao tại các địa điểm có Mạy chả phân bố được ghi trong bảng 4.1 dưới đây.

Bảng 4.1: Sinh trưởng D1.3 tầng cây cao nơi có Mạy chả phân bố Trạng thái OTC D1.3 (cm) S (%) TB Max Min RTX 01 26,04 60,0 8,0 46,78 02 23,51 60,0 7,0 43,93 RPH 03 16,81 25,0 8,0 28,91 04 16,58 22,0 8,0 24,15

Kết quả bảng 4.1 cho thấy tầng cây cao lâm phần nơi Mạy chả phân bố có đường kính bình quân cao nhất là 26,04 cm thấp nhất là 16,58 cm. Tại các lâm phần rừng phục hồi thường xanh có giá trị đường kính ngang ngực bình quân cao hơn so với rừng phục hồi sau nương rẫy. Có cây đạt đường kính 60cm trong khi đó ở rừng phục hồi sau nương rẫy giá trị này chỉ từ 22,0 đến 25,0cm. Hệ số biến động dao động từ 24,15– 46,78%. Ở trạng thái rừng thường xanh phục hồi có giá trị biên động cao từ 43,93% đến 46,78% trong khi đó các giá trị này ở rừng phục hồi sau nương rẫy nhỏ hơn, chỉ từ 24,15% đến 28,91%. Như vậy, có sự phân hóa khác nhau ở các trạng thái rừng. Rừng phục hồi sau nương rẫy sinh trưởng đường kính ngang ngực ít biến động hơn so với rừng phục hồi thường xanh.

* Sinh trưởng chiều cao vút ngọn:

Cùng với đường kính ngang ngực thì chiều cao là một nhân tố sinh trưởng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến các tính chất của hệ sinh thái rừng. Kết quả điều tra sinh trưởng tầng cây cao của các trạng thái rừng được ghi trong mẫu biểu 4.2 dưới đây.

Bảng 4.2: Sinh trưởng Hvn tầng cây cao nơi có Mạy chả phân bố Trạng thái OTC Hvn (m) S% TB Max Min RTX 01 24,07 35,0 8,0 27,18 02 20,27 36,0 8,0 35,49 RPH 03 10,38 16,0 6,0 22,50 04 10,47 15,0 6,0 21,90

Chiều cao bình quân cao nhất là 24,07m và thấp nhất là 10,38m. Tại trạng thái rừng phục hồi thường xanh chiều cao vút ngọn cao nhất đạt 36,0m trong khi đó ở trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy giá trị này là 16,0m, thấp hơn rất nhiều. Chiều cao vút ngọn nhỏ nhất ở trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy cũng thấp hơn giá trị này ở rừng phục hồi thường xanh. Hệ số biến động SHvn% từ 21,90 – 35,49%. Cao nhất là ở OTC 02 của rừng phục hối thường xanh, thấp nhất ở OTC 04 của rừng phục hồi sau nương rẫy. Mức độ biến động của sinh trưởng chiều cao ở những trạng thái rừng khác nhau có sự khác biệt. Rừng phục hồi thường xanh mức độ biến động chiều cao cây rừng cao hơn nhiều so với rừng phục hồi sau nương rẫy. Điều này cho thấy mức độ phân tầng của tầng cây cao trong rừng thường xanh phức tạp, phong phú hơn so với rừng phục hồi sau nương rẫy.

* Sinh trưởng chiều cao dưới cành:

Chiều cao dưới cành cho ta biết được tỷ lệ lợi dụng gỗ của cây rừng cao hay thấp. Đây cũng là một chỉ tiêu cần quan tâm trong điều tra rừng. Kết quả điều tra chiều cao dưới cành được ghi ở bảng 4.3 dưới đây.

Bảng 4.3: Sinh trưởng Hdc tầng cây cao nơi có Mạy chả phân bố

Trạng thái OTC Hdc (m) S% TB Max Min RTX 01 15,81 26,0 3,0 34,67 02 13,20 25,0 5,0 41,72 RPH 03 4,72 7,0 2,0 35,03 04 5,05 7,0 2,0 24,22

Chiều cao dưới cành bình quân cao nhất là 15,81m ở OTC 01 và thấp nhất là 4,72m ở OTC 03. Chiều cao dưới cành đạt cao nhất là 26,0 m, thấp nhất 7,0m. Tương tự như chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành của tầng cây cao tại trạng thái rừng phục hồi thường xanh cao hơn nhiều so với chỉ tiêu này ở rừng phục hồi sau nương rẫy. Hệ số biến động Sdc% từ 24,22 – 41,72% và có sự khác biệt ở các trạng thái rừng khác nhau. Trung bình biến động của chiều cao dưới cành ở trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy thấp hơn so với biến động chiều cao dưới cành ở rừng thường xanh.

* Sinh trưởng đường kính tán:

Đường kính tán là một chỉ tiêu quan trọng nói lên sức sản xuất của tán rừng, một chỉ tiêu đánh giá chất lượng cây rừng và quyết định đến độ tàn che của rừng. Kết quả điều tra độ tàn che tầng cây cao được ghi trong bảng 4.4 dưới đây.

Bảng 4.4: Sinh trưởng Dt tầng cây cao nơi có Mạy chả phân bố

Trạng thái OTC Dt (m) S% TB Max Min RTX 01 6,07 16,0 1,4 55,09 02 7,42 16,0 2,5 46,58 RPH 03 5,00 6,5 4,0 15,09 04 4,91 6,5 3,5 17,84

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy đường kính tán bình quân cao nhất là 7,42m ở OTC 02 và thấp nhất là 4,91m ở OTC 04. Tại rừng phục hồi thường xanh đường kính tán cây rừng cao nhất lên đến 16,0m. Trong khi đó giá trị này ở rừng phục hồi sau nương rẫy chỉ đạt 6,5m. Hệ số biến động đường kính tán từ 15,09% ở OTC 03 đến 55,09% ở OTC 01. Các trạng thái rừng khác nhau có hệ số biến động đường kính tán khác nhau. Rừng phục hồi sau nương rẫy có đường kính tán bình quân nhỏ hơn, mức độ biến động của các giá trị đo đếm cũng thấp hơn nhiều so với rừng thường xanh phục hồi.

* Chất lượng sinh trưởng:

Chất lượng sinh trưởng cây rừng phản ánh sức sinh trưởng, khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất lợi cũng như chất lượng lâm sản khi khai thác sau này. Kết quả điều tra được ghi trong biểu 4.5 dưới đây.

Bảng 4.5: Mật độ và chất lượng cây rừng nơi có loài Mạy chả phân bố Trạng thái rừng Phẩm chất (cây) Tỉ lệ phẩm chất (%) Tổng cây/ô Mật độ (ha) T TB X T TB X RTX 67 335 32 15 20 47,8 22,4 29,9 41 205 29 4 8 70,7 9,8 19,5 TB 54 270 30,5 9,5 14 56,5 17,6 25,9 RPH 16 400 11 5 0 68,8 31,3 0,0 19 475 14 4 1 73,7 21,1 5,3 TB 18 450 12,5 5 0,5 69,4 27,8 2,8

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy mật độ tầng cây cao dao động từ 205 cây/ha đến 475 cây/ha. Chất lượng cây rừng ở các trạng thái rừng khác nhau có tỉ lệ khác nhau: Tỷ lệ cây tốt thấp nhất là 47,8% ở OTC 01, trạng thái rừng phục hồi thường xanh và cao nhất là 73,7%ở OTC 04 thuộc trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy. Tỉ lệ cây trung bình thấp nhất là 9,8% và cao nhất là 31,3%. Tỉ lệ cây xấu thấp nhất không có và cao nhất 29,9%.

Qua kết quả trên cho thấy cây rừng trong khu vực có Mạy chả phân bố sinh trưởng tốt với số cây tốt chiếm tỷ lệ khá cao. Rừng phục hồi sau nương rẫy cây sinh trưởng tốt hơn ở rừng thường xanh phục hồi, tỷ lệ cây tốt và cây trung bình cao hơn, tỷ lệ cây xấu thấp hơn so với rừng thường xanh phục hồi.

4.1.2.2. Một số chỉ tiêu cấu trúc rừng

* Công thức tổ thành của tầng cây cao ở từng OTC

Công thức tổ thành thể hiện mức độ phong phú của các loài cây trong quần xã rừng. Nó là một chỉ tiêu quan trọng trong cấu trúc rừng, trong đa dạng loài và là một chỉ tiêu kinh tế của rừng. Từ kết quả điều tra viết được CTTT của từng OTC như ở bảng 4.6 dưới đây.

Bảng 4.6: Công thức tổ thành tầng cây cao nơi có loài phân bố OTC Công thức tổ thành ĐTC 1 7,61Dt + 1,04Vt + 0,89Sp + 0,14Mt + 0,14Tt + 0,14Xr 0,8 2 6,09Dt + 1,70Sp + 1,70Vt + 0,24K + 0,24Xn 0,9 3 1,87Vt + 1,25Dt + 1,25Tt + 1,25Hđ + 0,63Gđ + 0,63Tn + 0,63Bs + 0,63Hq + 0,63Tb + 0,63V + 0,63Dg 0,3 4 2,63Vt + 1,58Dt + 1,05Bs + 1,05Tn + 1,05Tt + 0,53Dg + 0,53Dm + 0,53Gđ + 0,53Hđ + 0,53Hq 0,4 Ghi chú: Dt: Dẻ trắng Vt: Vối thuốc Mt: Màng tang Tt: Thẩu tấu Xr: Xoan rừng K: Kháo Xn: Xoan nhừ Hđ: Hu đay Gđ : Gõ đỏ Tt : Thành ngạnh Bs : Ba soi Hq : Hoắc quang Tb: Thôi ba V: Vả Dg: Dẻ gai Dm: Dổi mỡ

Thông qua bảng 4.6 thấy được tổ thành tầng cây cao nơi có loài Mạy chả phân bố là rất ít loài, đa số là các loài cây ưa sáng, tái sinh phục hồi sau khai thác kiệt hoặc sau nương rẫy với các loài cây phổ biến như Dẻ trắng, Vối thuốc, Thẩu tấu... xuất hiện ở hầu khắp 04 OTC nghiên cứu. Đây là các loài cây tiên phong ưu sáng, có giá trị kinh tế không cao và là các loài phổ biến trong các khu rừng phục hồi của khu vực nghiên cứu nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.

* Độ tàn che của rừng:

Qua kết quả điều tra và thực tế cho thấy cây Mạy chả mọc dưới tán rừng với độ tàn che tầng cây cao từ 0,3 – 0,9. Với hai trạng thái rừng độ tàn che có sự khác biệt rõ rệt. Trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy thì độ tàn che khá nhỏ, chỉ từ 0,3 đến 0,4, tán rừng khá thưa, tỷ lệ ánh sáng lọt tán lớn tạo điều kiện cho cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh sinh trưởng tốt hơn. Trạng thái rừng phục hồi thường xanh do có thời gian dài phát triển nên tán rừng

khá dày, nhiều tầng lớp, tán lá rộng, độ tàn che đạt 0,8- 0,9 nên độ lọt sáng thấp, dưới tán rừng ít ánh sáng. Điều này hạn chế sự phát triển của tầng lâm hạ. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân Mạy chả sinh trưởng kém ở dưới tán rừng thường xanh phục hồi.

4.1.2.3. Cây bụi thảm tươi

Cây bụi thảm tươi là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Đây là lớp cây phân bố ở tầng thấp nhất của rừng hay còn gọi là tầng lâm hạ giúp cho việc che phủ bề mặt đất, chống xói mòn, tăng độ đa dạng sinh học, cung cấp thức ăn, nơi ẩn nấp, làm tổ cho động vật rừng và là nguồn lâm sản ngoài gỗ. Kết quả nghiên cứu cây bụi thảm tươi được ghi trong biểu dưới đây.

Bảng 4.7: Tình hình sinh trưởng cây bụi thảm tươi dưới tán rừng

OTC Độ che phủ

TB (%)

Chiều cao bình quân (m)

Thành phần loài chủ yếu Sinh trưởng

01 57,0 0,93 Sa nhân, Khúc khắc, Củ mài, Lá nốt, Sp Trung bình 02 47,0 0,98 Sa nhân, Khúc khắc, Củ mài, Lá nốt Trung bình 03 62,0 1,50 Cỏ lào, Giềng rừng, Ba gạc Tốt 04 65,0 2,10 Giềng rừng, Sặt, Ba gạc Tốt

Kết quả bảng trên cho thấy tại khu vực nghiên cứu cây bụi thảm tươi có độ che phủ khá cao, từ 47,0% đến 65%, chiều cao bình quân từ 0,93m đến 2,1m với các loài cây chủ yếu là Sa nhân, Khúc khắc, Lá nốt, Củ mài, Giềng rừng, Ba gạc, Sặt, sinh trưởng từ trung bình đến tốt. Xét theo trạng thái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)