Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Mạy chả bằng giâm hom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 69)

hom thân ngầm

Chất điều hòa sinh trưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành phát triển măng từ của hom giâm thân ngầm. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng tới tỷ lệ ra măng hom thân ngầm của loài Mạy chả được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ ra măng của hom thân ngầm

Chất ĐHST

Công thức Ra măng Không ra măng

Số hom Tỷ lệ (%) Số hom Tỷ lệ (%) IBA IBA 50 ppm 24 26,67 66 73,33 IBA 100 ppm 24 26,67 66 73,33 IBA 200 ppm 15 16,67 75 83,33 IBA 300 ppm 6 6,67 84 93,33 IAA IAA 50 ppm 48 53,33 52 46,67 IAA 100 ppm 51 56,67 39 43,33 IAA 200 ppm 36 40,00 54 60,00 IAA 300 ppm 63 70,00 27 30,00 NAA NAA 50 ppm 42 46,67 48 53,33 NAA 100 ppm 51 56,67 39 43,33 NAA 200 ppm 33 36,67 57 63,33 NAA 300 ppm 52 46,67 48 53,33 ĐC 30 33,33 60 66,66

Xét riêng từng loại hóa chất ta có: qua bảng kết quả cho ta thấy trong các công thức thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA đều cho tỷ lệ ra măng thấp hơn công thức đối chứng. Ở công thức IBA 50 ppm và công thức IBA 100 ppm cho tỷ lệ ra măng cao nhất với 26,67%, sau đó là công thức IBA 200 ppm (16,67%) và cuối cùng là công thức IBA 300 ppm với 6,67% số hom ra măng.

Hình 4.7: Xử lý hóa chất trong nhân giống cây Mạy Chả

Qua kiểm tra thống kê ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA ở các nồng độ 50 ppm, 100 ppm, 200 ppm và 300 ppm đến tỷ lệ hom ra măng bằng tiêu chuẩn X2

n ta có: X2

05 = 8,33 ≥7,81, nên giả thuyết H0

bị bác bỏ, nghĩa là khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA ở các nồng độ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ hom ra măng.

Kết quả cho ta thấy tỷ lệ ra măng của hom ở công thức IAA 300 ppm là cao nhất (70%), công thức IAA 100 ppm cho tỷ lệ ra măng cao thứ 2 với 56,67%, thứ 3 là công thức IAA 50 ppm với 53,33% và cho tỷ lệ ra măng thấp nhất là công thức IAA 200 ppm với 40%. So với công thức đối chứng thì các công thức thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IAA cho tỷ lệ ra măng cao hơn công thức đối chứng trên nền cát nhưng lại thấp hơn công thức đối chứng trên nền đất.

Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IAA đến tỷ lệ ra măng của hom bằng tiêu chuẩn X2

n cho ta kết quả X205 = 8,73 ≥ 7,81, giả thuyết H0 bị bác bỏ đồng nghĩa với việc ảnh hưởng của các nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IAA đến tỷ lệ ra măng của hom là khác nhau.

Tỷ lệ ra măng ở các nồng độ của chất điều hòa sinh trưởng NAA không cao. Cho tỷ lệ ra măng cao nhất là công thức thí nghiệm NAA 100 ppm, tiếp

theo là công thức NAA 50 ppm và công thức NAA 300 ppm hai công thức này cho tỷ lệ ra măng bằng nhau, cuối cùng là công thức NAA 200 ppm cho tỷ lệ ra măng thấp nhất.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thống kê ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng NAA đến tỷ lệ ra măng của hom giâm bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố cho kết quả như sau: X2

05 = 2,41 ≤ 7,81; chấp nhận giả thuyết H0, ảnh hưởng của các nồng độ chất điều hòa sinh trưởng NAA đến tỷ lệ ra măng của hom giâm là đồng nhất.

Kết quả kiểm tra thống kê giữa các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau cho ta thấy giữa các chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ khác nhau đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra măng của hom thân ngầm Mạy chả. Công thức tốt nhất là sử dụng IAA với nồng độ 300ppm.

Như vậy ta thấy các loại chất điều hòa sinh trưởng khác nhau và liều lượng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến kết quả thí nghiệm ra măng của hom thân ngầm loài Mạy chả. Nên sử dụng IAA nồng độ 300ppm để kích thích hom thân ngầm nhân giống loài Mạy chả.

KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Mạy chả tại khu vực nghiên cứu phân bố chủ yếu tại các khu rừng thứ sinh phục hồi thường xanh và sau nương rẫy với tổng diện tích khoảng 376ha, tổng trữ lượng ước tính khoảng 7,6 triệu cây trong đó có khoảng 2,5 triệu cây đủ tuổi khai thác làm sản phẩm xuất khẩu.

Cây Mạy chả tái sinh, sinh trưởng và phát triển tương đối tốt tại khu vực nghiên cứu với mật độ dao động từ 46.000 đến 72.000 cây/ha, đường kính gốc trung bình 0,59 đến 1,12cm, chiều cao trung bình từ 1,21 đến 1,94m với tỷ lệ cây sinh trưởng xấu còn khá cao, xấp xỉ 40% tổng số cây.

Lâm phần có Mạy chả phân bố có đường kính ngang ngực bình quân cây thân gỗ cao nhất là 26,04 cm thấp nhất là 16,58 cm. Tại các lâm phần rừng phục hồi thường xanh có giá trị đường kính ngang ngực bình quân cao hơn so với rừng phục hồi sau nương rẫy. Hệ số biến động dao động từ 24,15– 46,78%. Chiều cao bình quân cao nhất là 24,07m và thấp nhất là 10,38m. Tại trạng thái rừng phục hồi thường xanh chiều cao vút ngọn cao nhất đạt 36,0m trong khi đó ở trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy giá trị này là 16,0m, thấp hơn rất nhiều. Hệ số biến động SHvn% từ 21,90 – 35,49%. Chiều cao dưới cành bình quân cao nhất là 15,81m ở OTC 01 và thấp nhất là 4,72m ở OTC 03. Chiều cao dưới cành đạt cao nhất là 26,0 m, thấp nhất 7,0m. Đường kính tán bình quân cao nhất là 7,42m ở OTC 02 và thấp nhất là 4,91m ở OTC 04. tổ thành tầng cây cao nơi có loài Mạy chả phân bố là rất ít loài, đa số là các loài cây ưa sáng, tái sinh phục hồi sau khai thác kiệt hoặc sau nương rẫy với các loài cây phổ biến như Dẻ trắng, Vối thuốc, Thẩu tấu... xuất hiện ở hầu khắp 04 OTC nghiên cứu. Đây là các loài cây tiên phong ưu sáng, có giá trị kinh tế không cao và là các loài phổ biến trong các khu rừng phục hồi. Mạy chả mọc dưới tán rừng với độ tàn che tầng cây cao từ 0,3 – 0,9.

Đất tại khu vực có Mạy chả phân bố có độ dày tầng đất khá cao, từ 75 đến 80cm, đất có màu từ nâu xám đến nâu đỏ, đất hơi ẩm. Đất tầng mặt khá tơi xốp, phía dưới hơi chặt đến chặt. Thành phần cơ giới thịt, hầu như không có đá lẫn, tỷ lệ rễ cây tầng mặt chiếm từ 15 đến 25%, giảm dần theo độ sâu tầng đất. Các chất dinh dưỡng khá nghèo, đất từ hơi chua đến chua. Đất ở khu vực nghiên cứu tầng còn dầy, chưa bị xói mòn nhiều, vẫn còn tính chất đất rừng nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong đất không cao, đất đã bị rửa trôi các chất dinh dưỡng.

Mạy chả xuất hiện khá thường xuyên tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên do tình trạng chăn thả gia súc và việc khai thác măng của người dân rất lớn nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc sinh trưởng và phát triển của loài cây này.

Hiện nay trên địa bàn nghiên cứu chưa có chính sách quản lý riêng đối với Mạy chả. Mạy chả được quản lý như đối với các loại lâm sản ngoài gỗ khác theo Luật Lâm nghiệp và các quy định của địa phương

Qua quá trình phỏng vấn điều tra các hộ sinh sống tại xã Pá Khoang và Mường Phăng của huyện Điện Biên cho thấy cây Mạy chả hiện nay chủ yếu là do tự nhiên, chưa có hộ nào gây giống và trồng hộ cần có giải pháp để tăng cường trồng cây với diện tích lớn.

Tiềm năng xuất khẩu Mạy chả đi các nước phát triển là rất lớn, nhu cầu vượt xa so với khả năng cung cấp nguyên liệu hiện nay của địa phương. Mạy chả có thể được nhân giống từ gốc mang thân ngầm hay từ thân ngầm. Có thể trồng rừng mới hoặc phục hồi rừng Mạy chả. Mạy chả cần được bảo vệ, chăm sóc để có được sản lượng ổn định, cao, chất lượng tốt, nâng giá trị xuất khẩu sản phẩm.

Các loại chất điều hòa sinh trưởng khác nhau và liều lượng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến kết quả thí nghiệm ra măng của hom thân ngầm

loài Mạy chả. Trong khuôn khổ luận văn chúng tôi nhận thấy IAA nồng độ 300ppm sử dụng khi nhân giống hom thân ngầm loài Mạy chả cho tỷ lệ ra măng cao nhất.

2. Tồn tại

Việc khảo sat tiến hành trên diện tích lớn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, nguồn nhân lực hạn chế nên việc khảo sát hiện trường, dung lượng mẫu phỏng vấn và số lượng ô tiêu chuẩn điều tra chưa nhiều sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định.

Do trình độ năng lực bản thân, thời gian quá trình thực tập còn hạn chế nên kết quả còn chưa đầy đủ như: Chưa nghiên cứu về ảnh hưởng của một số nhân tố: nhiệt độ, ẩm độ, chế độ nước, che bóng và sâu bệnh đến sinh trưởng của cây con sau khi ra măng.

Chưa nghiên cứu được các chỉ tiêu như số lượng rễ, chất lượng rễ, sinh trưởng măng và cây con sau khi giâm hom.

Chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của một số yếu tố khác tới kết quả giâm hom như: ảnh hưởng của mùa vụ, tuổi cây mẹ lấy hom, tiến hành giâm trên các loại giá thể khác nhau ….

3. Kiến nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu sâu về phân bố, thực trạng quản lý, tiêm năng cũng như ảnh hưởng của một số nhân tố khác như: nhiệt độ, ẩm độ, chế độ nước, che bóng và sâu bệnh đến sinh trưởng của cây con nhân giống.

Cần tăng thêm thời gian thực hiện thí nghiệm để có thể đạt được kết quả chính xác hơn.

Nên tiến hành các thí nghiệm giâm hom cây Mạy chả với các loại chất điều hòa sinh trưởng khác nhau ở các nồng độ khác nhau với phổ rộng hơn để có sự so sánh để tìm ra công thức cho kết quả giâm hom tốt nhất.

Nên sử dụng IAA nồng độ 300ppm để kích thích hom thân ngầm nhân giống loài Mạy chả.

Nhân giống: Thời gian tốt nhất nên vào tháng 12 khi các chồi ngủ chưa hoạt động. Vẫn có thể thực hiện trước khi mùa mưa đến, khi măng còn chưa nhú khỏi mặt đất. Cần từ 3 đến 6 tháng để đánh giá hiệu quả của các phương pháp nhân giống khác nhau.

Trong quá trình nghiên cứu cần có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp để phát triển mạnh cây Mạy chả góp phần phát triển kinh tế, đời sống của bà con nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Văn Bản, 2005. Một số đặc điểm sinh học và hướng dẫn kỹ thuật gây

trồng tre nhập nội Mao trúc và Điền trúc. Tài liệu học tập cho ”Khoá đào

tạo kỹ thuật gây trồng và quản lý rừng tre trúc” - Dự án của EU về Phát triển nông thôn Sơn La - Lai Châu.

2. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn, 2007, Các loại rừng tre trúc chủ yếu ở

Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nôi.

3. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn, 2007, Kỹ thuật tạo rừng tre trúc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

4. Ngô Quang Đê, Lê Xuân Trường, 2003. Tre trúc (gây trồng và sử dụng.

NXB Nghệ An.

5. Phạm Quang Độ, 1963, Trồng và khai thác tre nứa trúc, Nhà xuất bản nông thôn, Hà Nội.

6. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, tập 3, trang 600-627. NXB Trẻ Tp HCM.

7. Triệu Văn Hùng (chủ biên), Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương, 2002, Kỹ

thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng. NXBNN, Hà Nội.

8. Lê Viết Lâm, Nguyễn Tử Kim và Lê Thu Hiền, 2005, Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

9. Lê Quang Liên (chủ trì), Nguyễn Thị Nhung, Đinh Thị Phấn, 1990, Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng cây tre Luồng Thanh Hoá và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng tre Luồng ở vùng trung tâm để

làm nguyên liệu giấy xi măng. Báo cáo khoa học - Viện KHLN Việt Nam.

10.Lê Quang Liên, 2001. Nhân giống Luồng bằng chiết cành. Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Số 6.

11.Lê Quang Liên, 2004, Nghiên cứu gây trồng Tre, Luồng và Gầy lấy măng. Báo cáo tổng kết đề tài

12.Ngô Trí Lực, 1971, Bước đầu tìm hiểu một số đặc tính tự nhiên và kinh

13.Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005, Tre trúc Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 206 trang

14.Nguyễn Văn Phong, Phùng Văn Phê và cộng sự (2008): Nhân giống Trúc sào bằng phương pháp giâm hom thân ngầm tại tỉnh Cao Bằng.

15.Nguyễn Thị Phúc, 2009, “Nghiên cứu xác định một số yếu tố công nghệ để sản xuất sản phẩm tựa ghế cong hai chiều từ tre nứa đan và ván bóc bằng phương pháp gia nhiệt điện cao tần”. Tạp chí NN&PTNT, 2009.

16.Lê Văn Thành, Nguyễn Bá Triệu (2012): Nghiên cứu nhân giống cây Bương mốc bằng chiết cành và giâm cành

17.Trần Xuân Thiệp, 1976, Nghiên cứu thực nghiệm kinh doanh cây Vầu đắng

tại Bắc Quang - Hà Giang. Báo cáo khoa học.

18.Đinh Công Trình (2011): Nhân giống một số loài tre bản địa ở Tây Bắc bằng phương pháp giâm hom.

19.Lê Xuân Trường và cộng sự (2018): Nghiên cứu một số đăc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây Mạy chả (Pseudosasa amabilis) tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên.

20.Nguyễn Tử Ưởng, Nghiên cứu phương thức kinh doanh rừng Nứa lá nhỏ, 1965 - 1968.

Tài liệu tiếng Anh:

21.Banik, R. L, 1985, Techniques of Bamboo Propagation with Special Reference to Prerooted and Prerhizomed Branch Cuttings and Tissue Culture. In: Recent Research on bamboos [eds. A.N. Rao, G. Dhanarajan, C.B. Sastry], Zhejiang Forest Research Institute, Bangladesh: 127-134. Proceedings of the International Bamboo Workshop, Hangzhou, China 1985 22.Bonaventure Ntirugulirwa et al, 2017, Influence of Bud Position on Mother

Stem And Soaking Duration on Sprouting of Bamboo Cuttings ISSN 2305- 2678 (Print); ISNN 2305-5944 (Online)

23.Dranhsfield S, Widjaja EA, 1995. Bamboos. PROSEA Plant Resources of South-East Asia 7, Backhuys Pusblishers, Leiden. 189 pp.

24.FAO, 2005, World bamboo resources- a thematic study prepared in the

25.FAO, 2007, World bamboo resources- a thematic study prepared in the

framework of the Global forest Resources Assessment 2005. FAO.

26.Fu Maoyi, Xiao Jianghua, 1996, Cultivation & Utilization on Bamboos.

27.Ganapathy, P.M, 1997, Sources of Non wood fibre for paper, board and panels

production: Status, Trends and Prospects for India, Working Paper No.

APFSOS/WP/10,Asia-Pacific Forestry Sector Outlook Study Working Paper Series, Asia-Pacific Forestry Cimmission, Rome

28.Hasan, S.M, 1977, Studies on the vegetative propagation of bamboos. Bano Biggyan Patrika (Journ. of Bang. For. S C.). 6(2): 64-71.

29.Marina A.Alipon, Elvina O. Bondad and Ma. Salome R. Moran, 2009, Effect of silvicultural management on the basic properties of bamboo. Forest products Research and Development Institute, Laguna, the Philippines: 70-93

30.N. Smith, K. Key and J. March, 2006, World bamboo markets: Preliminary analysis of selected bamboo product markets: 183-192. Proceedings of the International Bamboo Workshop of bamboo for the environment, Development and Trade, Fujian, China 2006.

31.R. Swarup & A. Gambhir, 2008, Mass production, certification & field evaluation of bamboo plant stock produced by Tissue culture. Department of Biotechnology, New Delhi: 22-27. Proceedings of international conference on Improvement of bamboo productivity and marketing for sustainable livelihood, New Delhi, India 2008.

32.Rao VR, Rao AN, 1995, Bamboo and Rattan, Genetic Resources and Use. Proceedings of the First INBAR Biodiversity, Genetic Resources and Conservation Working Group, 7-9 November 1994, Singapore. IPGRI, 78 pp. 33.Rao AN, Rao VR, 1999, Bamboo and Rattan, Genetic Resources and Use.

Proceedings of the third INBAR-IPGRI Biodiversity, Genetic Resources and Conservation Working Group, 24-27 August 1997, Sergan, Malaysia. IPGRI, 203 pp.

34.Rungnapar Pattanavibool, 1998. Bamboo research and deverlopment in

Thailand. Thailand Royal Forest Dipartment.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 69)