Một số đặc điểm lâm học của rừng nơi có loài Mạy chả phân bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 49 - 66)

4.1.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của quần xã thực vật rừng khu vực có loài Mạy chả phân bố

* Sinh trưởng đường kính ngang ngực:

Ghi chú:

Khu vực phân bố cây Mạy chả Rừng tự nhiên

Đường kính ngang ngực là một chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng của cây rừng. Kết quả nghiên cứu đường kính ngang ngực tầng cây cao tại các địa điểm có Mạy chả phân bố được ghi trong bảng 4.1 dưới đây.

Bảng 4.1: Sinh trưởng D1.3 tầng cây cao nơi có Mạy chả phân bố Trạng thái OTC D1.3 (cm) S (%) TB Max Min RTX 01 26,04 60,0 8,0 46,78 02 23,51 60,0 7,0 43,93 RPH 03 16,81 25,0 8,0 28,91 04 16,58 22,0 8,0 24,15

Kết quả bảng 4.1 cho thấy tầng cây cao lâm phần nơi Mạy chả phân bố có đường kính bình quân cao nhất là 26,04 cm thấp nhất là 16,58 cm. Tại các lâm phần rừng phục hồi thường xanh có giá trị đường kính ngang ngực bình quân cao hơn so với rừng phục hồi sau nương rẫy. Có cây đạt đường kính 60cm trong khi đó ở rừng phục hồi sau nương rẫy giá trị này chỉ từ 22,0 đến 25,0cm. Hệ số biến động dao động từ 24,15– 46,78%. Ở trạng thái rừng thường xanh phục hồi có giá trị biên động cao từ 43,93% đến 46,78% trong khi đó các giá trị này ở rừng phục hồi sau nương rẫy nhỏ hơn, chỉ từ 24,15% đến 28,91%. Như vậy, có sự phân hóa khác nhau ở các trạng thái rừng. Rừng phục hồi sau nương rẫy sinh trưởng đường kính ngang ngực ít biến động hơn so với rừng phục hồi thường xanh.

* Sinh trưởng chiều cao vút ngọn:

Cùng với đường kính ngang ngực thì chiều cao là một nhân tố sinh trưởng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến các tính chất của hệ sinh thái rừng. Kết quả điều tra sinh trưởng tầng cây cao của các trạng thái rừng được ghi trong mẫu biểu 4.2 dưới đây.

Bảng 4.2: Sinh trưởng Hvn tầng cây cao nơi có Mạy chả phân bố Trạng thái OTC Hvn (m) S% TB Max Min RTX 01 24,07 35,0 8,0 27,18 02 20,27 36,0 8,0 35,49 RPH 03 10,38 16,0 6,0 22,50 04 10,47 15,0 6,0 21,90

Chiều cao bình quân cao nhất là 24,07m và thấp nhất là 10,38m. Tại trạng thái rừng phục hồi thường xanh chiều cao vút ngọn cao nhất đạt 36,0m trong khi đó ở trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy giá trị này là 16,0m, thấp hơn rất nhiều. Chiều cao vút ngọn nhỏ nhất ở trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy cũng thấp hơn giá trị này ở rừng phục hồi thường xanh. Hệ số biến động SHvn% từ 21,90 – 35,49%. Cao nhất là ở OTC 02 của rừng phục hối thường xanh, thấp nhất ở OTC 04 của rừng phục hồi sau nương rẫy. Mức độ biến động của sinh trưởng chiều cao ở những trạng thái rừng khác nhau có sự khác biệt. Rừng phục hồi thường xanh mức độ biến động chiều cao cây rừng cao hơn nhiều so với rừng phục hồi sau nương rẫy. Điều này cho thấy mức độ phân tầng của tầng cây cao trong rừng thường xanh phức tạp, phong phú hơn so với rừng phục hồi sau nương rẫy.

* Sinh trưởng chiều cao dưới cành:

Chiều cao dưới cành cho ta biết được tỷ lệ lợi dụng gỗ của cây rừng cao hay thấp. Đây cũng là một chỉ tiêu cần quan tâm trong điều tra rừng. Kết quả điều tra chiều cao dưới cành được ghi ở bảng 4.3 dưới đây.

Bảng 4.3: Sinh trưởng Hdc tầng cây cao nơi có Mạy chả phân bố

Trạng thái OTC Hdc (m) S% TB Max Min RTX 01 15,81 26,0 3,0 34,67 02 13,20 25,0 5,0 41,72 RPH 03 4,72 7,0 2,0 35,03 04 5,05 7,0 2,0 24,22

Chiều cao dưới cành bình quân cao nhất là 15,81m ở OTC 01 và thấp nhất là 4,72m ở OTC 03. Chiều cao dưới cành đạt cao nhất là 26,0 m, thấp nhất 7,0m. Tương tự như chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành của tầng cây cao tại trạng thái rừng phục hồi thường xanh cao hơn nhiều so với chỉ tiêu này ở rừng phục hồi sau nương rẫy. Hệ số biến động Sdc% từ 24,22 – 41,72% và có sự khác biệt ở các trạng thái rừng khác nhau. Trung bình biến động của chiều cao dưới cành ở trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy thấp hơn so với biến động chiều cao dưới cành ở rừng thường xanh.

* Sinh trưởng đường kính tán:

Đường kính tán là một chỉ tiêu quan trọng nói lên sức sản xuất của tán rừng, một chỉ tiêu đánh giá chất lượng cây rừng và quyết định đến độ tàn che của rừng. Kết quả điều tra độ tàn che tầng cây cao được ghi trong bảng 4.4 dưới đây.

Bảng 4.4: Sinh trưởng Dt tầng cây cao nơi có Mạy chả phân bố

Trạng thái OTC Dt (m) S% TB Max Min RTX 01 6,07 16,0 1,4 55,09 02 7,42 16,0 2,5 46,58 RPH 03 5,00 6,5 4,0 15,09 04 4,91 6,5 3,5 17,84

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy đường kính tán bình quân cao nhất là 7,42m ở OTC 02 và thấp nhất là 4,91m ở OTC 04. Tại rừng phục hồi thường xanh đường kính tán cây rừng cao nhất lên đến 16,0m. Trong khi đó giá trị này ở rừng phục hồi sau nương rẫy chỉ đạt 6,5m. Hệ số biến động đường kính tán từ 15,09% ở OTC 03 đến 55,09% ở OTC 01. Các trạng thái rừng khác nhau có hệ số biến động đường kính tán khác nhau. Rừng phục hồi sau nương rẫy có đường kính tán bình quân nhỏ hơn, mức độ biến động của các giá trị đo đếm cũng thấp hơn nhiều so với rừng thường xanh phục hồi.

* Chất lượng sinh trưởng:

Chất lượng sinh trưởng cây rừng phản ánh sức sinh trưởng, khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất lợi cũng như chất lượng lâm sản khi khai thác sau này. Kết quả điều tra được ghi trong biểu 4.5 dưới đây.

Bảng 4.5: Mật độ và chất lượng cây rừng nơi có loài Mạy chả phân bố Trạng thái rừng Phẩm chất (cây) Tỉ lệ phẩm chất (%) Tổng cây/ô Mật độ (ha) T TB X T TB X RTX 67 335 32 15 20 47,8 22,4 29,9 41 205 29 4 8 70,7 9,8 19,5 TB 54 270 30,5 9,5 14 56,5 17,6 25,9 RPH 16 400 11 5 0 68,8 31,3 0,0 19 475 14 4 1 73,7 21,1 5,3 TB 18 450 12,5 5 0,5 69,4 27,8 2,8

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy mật độ tầng cây cao dao động từ 205 cây/ha đến 475 cây/ha. Chất lượng cây rừng ở các trạng thái rừng khác nhau có tỉ lệ khác nhau: Tỷ lệ cây tốt thấp nhất là 47,8% ở OTC 01, trạng thái rừng phục hồi thường xanh và cao nhất là 73,7%ở OTC 04 thuộc trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy. Tỉ lệ cây trung bình thấp nhất là 9,8% và cao nhất là 31,3%. Tỉ lệ cây xấu thấp nhất không có và cao nhất 29,9%.

Qua kết quả trên cho thấy cây rừng trong khu vực có Mạy chả phân bố sinh trưởng tốt với số cây tốt chiếm tỷ lệ khá cao. Rừng phục hồi sau nương rẫy cây sinh trưởng tốt hơn ở rừng thường xanh phục hồi, tỷ lệ cây tốt và cây trung bình cao hơn, tỷ lệ cây xấu thấp hơn so với rừng thường xanh phục hồi.

4.1.2.2. Một số chỉ tiêu cấu trúc rừng

* Công thức tổ thành của tầng cây cao ở từng OTC

Công thức tổ thành thể hiện mức độ phong phú của các loài cây trong quần xã rừng. Nó là một chỉ tiêu quan trọng trong cấu trúc rừng, trong đa dạng loài và là một chỉ tiêu kinh tế của rừng. Từ kết quả điều tra viết được CTTT của từng OTC như ở bảng 4.6 dưới đây.

Bảng 4.6: Công thức tổ thành tầng cây cao nơi có loài phân bố OTC Công thức tổ thành ĐTC 1 7,61Dt + 1,04Vt + 0,89Sp + 0,14Mt + 0,14Tt + 0,14Xr 0,8 2 6,09Dt + 1,70Sp + 1,70Vt + 0,24K + 0,24Xn 0,9 3 1,87Vt + 1,25Dt + 1,25Tt + 1,25Hđ + 0,63Gđ + 0,63Tn + 0,63Bs + 0,63Hq + 0,63Tb + 0,63V + 0,63Dg 0,3 4 2,63Vt + 1,58Dt + 1,05Bs + 1,05Tn + 1,05Tt + 0,53Dg + 0,53Dm + 0,53Gđ + 0,53Hđ + 0,53Hq 0,4 Ghi chú: Dt: Dẻ trắng Vt: Vối thuốc Mt: Màng tang Tt: Thẩu tấu Xr: Xoan rừng K: Kháo Xn: Xoan nhừ Hđ: Hu đay Gđ : Gõ đỏ Tt : Thành ngạnh Bs : Ba soi Hq : Hoắc quang Tb: Thôi ba V: Vả Dg: Dẻ gai Dm: Dổi mỡ

Thông qua bảng 4.6 thấy được tổ thành tầng cây cao nơi có loài Mạy chả phân bố là rất ít loài, đa số là các loài cây ưa sáng, tái sinh phục hồi sau khai thác kiệt hoặc sau nương rẫy với các loài cây phổ biến như Dẻ trắng, Vối thuốc, Thẩu tấu... xuất hiện ở hầu khắp 04 OTC nghiên cứu. Đây là các loài cây tiên phong ưu sáng, có giá trị kinh tế không cao và là các loài phổ biến trong các khu rừng phục hồi của khu vực nghiên cứu nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.

* Độ tàn che của rừng:

Qua kết quả điều tra và thực tế cho thấy cây Mạy chả mọc dưới tán rừng với độ tàn che tầng cây cao từ 0,3 – 0,9. Với hai trạng thái rừng độ tàn che có sự khác biệt rõ rệt. Trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy thì độ tàn che khá nhỏ, chỉ từ 0,3 đến 0,4, tán rừng khá thưa, tỷ lệ ánh sáng lọt tán lớn tạo điều kiện cho cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh sinh trưởng tốt hơn. Trạng thái rừng phục hồi thường xanh do có thời gian dài phát triển nên tán rừng

khá dày, nhiều tầng lớp, tán lá rộng, độ tàn che đạt 0,8- 0,9 nên độ lọt sáng thấp, dưới tán rừng ít ánh sáng. Điều này hạn chế sự phát triển của tầng lâm hạ. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân Mạy chả sinh trưởng kém ở dưới tán rừng thường xanh phục hồi.

4.1.2.3. Cây bụi thảm tươi

Cây bụi thảm tươi là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Đây là lớp cây phân bố ở tầng thấp nhất của rừng hay còn gọi là tầng lâm hạ giúp cho việc che phủ bề mặt đất, chống xói mòn, tăng độ đa dạng sinh học, cung cấp thức ăn, nơi ẩn nấp, làm tổ cho động vật rừng và là nguồn lâm sản ngoài gỗ. Kết quả nghiên cứu cây bụi thảm tươi được ghi trong biểu dưới đây.

Bảng 4.7: Tình hình sinh trưởng cây bụi thảm tươi dưới tán rừng

OTC Độ che phủ

TB (%)

Chiều cao bình quân (m)

Thành phần loài chủ yếu Sinh trưởng

01 57,0 0,93 Sa nhân, Khúc khắc, Củ mài, Lá nốt, Sp Trung bình 02 47,0 0,98 Sa nhân, Khúc khắc, Củ mài, Lá nốt Trung bình 03 62,0 1,50 Cỏ lào, Giềng rừng, Ba gạc Tốt 04 65,0 2,10 Giềng rừng, Sặt, Ba gạc Tốt

Kết quả bảng trên cho thấy tại khu vực nghiên cứu cây bụi thảm tươi có độ che phủ khá cao, từ 47,0% đến 65%, chiều cao bình quân từ 0,93m đến 2,1m với các loài cây chủ yếu là Sa nhân, Khúc khắc, Lá nốt, Củ mài, Giềng rừng, Ba gạc, Sặt, sinh trưởng từ trung bình đến tốt. Xét theo trạng thái rừng thì cây bụi thảm tươi dưới tán rừng thứ sinh phục hồi thường xanh sinh trưởng kém hơn, có độ che phủ thấp hơn và chiều cao bình quân cũng nhỏ hơn so với rừng phục hồi sau nương rẫy. Nguyên nhân có thể do ở rừng thứ sinh phục hồi thường xanh có độ tàn che cao nên đã hạn chế sinh trưởng của lớp cây bụi thảm tươi trong khi đó ở rừng phục hồi sau nương rẫy tầng cây cao sinh trưởng kém hơn, độ tàn che thấp nên có nhiều ánh sáng dưới tán rừng tạo điều kiện cho cây bụi thảm tươi sinh trưởng tốt hơn. Đây vừa là điều kiện tốt cho sinh trưởng Mạy chả khi có lớp cây bụi thảm tươi bảo vệ đất, chống xói mòn vào mùa mưa nhưng cũng là yếu tố cạnh tranh với Mạy chả về ánh sáng, dinh dưỡng và nước vào mùa khô. Để tạo điều kiện cho Mạy chả sinh trưởng tốt thì cần có biện pháp điều tiết lớp cây bụi thảm tươi cho hợp lý.

4.1.2.4. Điều kiện đất đai

Giữa đất rừng và cây rừng luôn có mỗi quan hệ qua lại, đất vừa là giá đỡ cho cây vừa là cái nôi cung cấp cho cây chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng nuôi dưỡng cây đồng thời cải tạo đất thông qua vật rơi rụng,

chống xói mòn. Vì vậy quan điểm “đất nào cây đấy” đã phản ánh mỗi quan hệ khăng khít có tính nhân quả giữa đất và thực vật, sinh vật cũng góp phần quyết định vào quá trình này. Cùng với nhân tố thời gian và quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật đặc biệt là thực vật từ thấp đến cao đã kéo theo sự phát triển liên tục của đất, làm cho đất biến đổi và trở thành môi trường phù hợp với nhu cầu của thực vật.

Đất đai khu vực xã Pá Khoang được hình thành và phát triển trên 2 nhóm đá mẹ chính: Nhóm đá mẹ macma axit và Nhóm đá mẹ biến chất; với các loại như Granit, phiến thạch sét và đá diệp thạch;

- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 950 m đến 1.600 m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân > 250. Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá macma axit và đá biến chất, có thành phần cơ giới trung bình hàm lượng mùn tương đối dày.

- Nhóm đất thung lũng (do quá trình bồi tụ): Phân bố tập trung chủ yếu ở ven hồ, suối, vùng đồi, thung lũng, có độ cao dưới 950 m so với mặt nước biển, có độ dốc nhỏ. Dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, đất tơi xốp.

- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha); - Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa); - Đất thung lũng (D);

- Ngoài ra còn một số loại đất như: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs), đất mùn vàng nhạt phát triển trên đá cát (Hq), đất mùn đỏ vàng trên đá sét. Tuy nhiên những loại đất này chiếm tỷ lệ không lớn và phân bố chủ yếu ở những đỉnh núi cao

Hình 4.3: Phẫu diện đất tại khu vực có cây Mạy chả phân bố

Kết quả điều tra mô tả phẫu diện đất được thể hiện ở bảng 4.8 dưới đây.

Bảng 4.8: Bảng mô tả phẫu diện đất nơi Mạy chả phân bố Phẫu diện Tầng đất Độ sâu (cm) Màu sắc Độ ẩm Độ chặt Thành phần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn Kết cấu Rẽ cây (%) 01 A 12 Nâu xám Hơi ẩm Xốp Thịt 0 Hạt 25 AB 32 Nâu Hơi ẩm Xốp Thịt 0 Hạt 10

B 75 Nâu đỏ Hơi ẩm Hơi chặt Thịt 0 Hạt 3

02

A 12 Nâu xám Hơi ẩm Xốp Thịt 0 Hạt 15 AB 34 Nâu sậm Hơi ẩm Hơi xốp Thịt 0 Hạt 5

B 75 Nâu đỏ Hơi ẩm Hơi chặt Thịt 0 Hạt 2

03

A 10 Nâu xám Hơi ẩm Xốp Thịt 0 Hạt 21 AB 39 Nâu sậm Hơi ẩm Hơi chặt Thịt 0 Hạt 6

B 80 Nâu đỏ Hơi ẩm Chặt Thịt 0 Hạt 2

04

A 7 Nâu sậm Hơi ẩm Xốp Thịt 0 Hạt 22 AB 26 Nâu đỏ Hơi ẩm Hơi chặt Thịt 0 Hạt 8

Hình 4.4: Thu thập phẩu diện đất tại khu vực có cây Mạy chả phân bố

Tại cả 4 OTC thì các phẫu diện đất đều có tầng phát sinh là tầng A, AB và tầng B. Độ dày tầng đất khá cao, từ 75 đến 80cm, đất có màu từ nâu xám đến nâu đỏ, đất hơi ẩm. Đất tầng mặt khá tơi xốp, phía dưới hơi chặt đến chặt. Thành phần cơ giới thịt, hầu như không có đá lẫn, tỷ lệ rễ cây tầng mặt chiếm từ 15 đến 25%, giảm dần theo độ sâu tầng đất. Xét theo trạng thái rừng thì đất dưới tán rừng thường xanh phục hồi có tầng A dầy hơn một chút, đất tơi xốp hơn so với đất ở trạng thái phục hồi sau nương rẫy. Tuy nhiên đất trong khu vực còn khá dày, cơ bản vẫn còn giữ được tính chất đất rừng. Đây là những diện tích rừng nằm trong hoặc sát với khu vực quản lý của Ban quản lý rừng đặc dụng Mường Phăng nên việc quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý rừng mạy chả (arundinaria sp ) và kỹ thuật nhân giống loài cây này tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​ (Trang 49 - 66)