Kết cấu của Luận văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Ctech CTI (Trang 28)

Đề tài nghiên cứu “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Ctech CTI” gồm bốn chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về phân tích BCTC trong DN.

Chương 3: Phân tích thực trạng BCTC của Công ty cổ phần Ctech CTI. Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực TC của Công ty cổ phần Ctech CTI.

CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1. Khái niệm và vai trò của phân tích báo cáo tài chính

2.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo BCTC là một nghệ thuật phân tích và giải thích các BCTC. Đó là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu TC trong kỳ hiện tại với kỳ đã qua. Với mục tiêu là cung cấp các thông tin TC hữu ích cho người ra quyết định, việc phân tích TC đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với các quyết định cho vay hay từ chối cho vay, kế hoạch thu nợ...

Theo tác giả Nguyễn Văn Công, (2019, tr.8) đã nêu rõ: “Phân tích BCTC là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích thích hợp để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các BCTC cùng các mối quan hệ tương

quan giữa các chỉ tiêu trên BCTC và các dữ liệu liên quan khác nhằm cung cấp thông tin hữu ích, đáp ứng yêu cầu thông tin từ nhiều phía của người sử dụng”.

Có thể thấy việc phân tích BCTC hướng tới mục tiêu của nhà phân tích TC là đành giá các tác động tích cực cũng như những rủi ro về mặt TC tới DN, đành giá các khả năng thanh toán, năng lực nguồn vốn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của DN. Từ đó đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của DN trong tương lai.

2.1.2. Vai trò phân tích báo cáo tài chính

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vi mô của Nhà nước có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình TC của DN như các nhà quản trị của chính DN, các nhà đầu tư, các cơ quan nhà nước, chủ nợ.... Họ quan tâm đến tình hình TC của DN dưới những góc độ khách nhau:

 Đối với nhà quản trị: Nhằm mục tiêu tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh của Công ty trong quá khứ, tiến hành cân đối TC, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ và rủi ro TC của công ty. Định hướng các quyết định của ban lãnh đạo. Thông qua phân tích BCTC giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị cũng như phân phối kết quả kinh doanh.

 Đối với chủ nợ: Phân tích BCTC giúp họ nắm bắt được khả năng trả nợ của công ty. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu (VCSH), khả năng sinh lợi để đánh giá công ty có khả năng trả nợ được hay không, khi quyết định cho vay.

 Đồi với nhà đầu tư: Trong tương lai điều họ quan tâm là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lợi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tinh phân tích tình hình TC, kết quả hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của công ty.

 Đồi với cơ quan Nhà nước như thuế: Thông qua BCTC để xác định các khoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích tình hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê.

2.2. Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính

Hệ thống BCTC là các báo cáo tổng hợp các phát sinh hàng ngày của các DN thông qua ghi chép sổ sách kế toán. Người làm kế toàn thực hiện việc tập hợp và hạch toán từng các nghiệp vụ phát sinh, từ đó tổng hợp theo từng chỉ tiêu cụ thể để lập lên các bảng tổng hợp.

Hệ thống BCTC gồm bốn biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DN) - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 –DN)

- Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số B09-DN)

2.3. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

2.3.1.Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng TC trong các quan hệ TC. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình TC của DN, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của DN với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:

- Nguồn thông tin kế toán và TC được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một DN hay một nhóm DN.

- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

2.3.2. Phương pháp so sánh

Theo tác giả Nguyễn Năng Phúc (2013, tr. 20) cho rằng: “so sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn”.

Dùng phương pháp so sánh số liệu giữa các kỳ (kỳ này với kỳ trước hoặc kỳ này vời kỳ gốc) để thấy sự biến đổi về các số liệu TC của từng tiêu trí của DN, từ đó cho thấy bức tranh TC của DN qua các thời kỳ biến động tốt lện hay không và ngược lại.

Cần so sánh các số liệu kế hoạch đề ra đầu kỳ và số liệu thực hiện đạt được để thấy mức độ hoàn thành và năng lực thực sự, cần bổ sung hay cắt giảm tiêu chí nào để mang lại hiệu quả cao nhất.

So sánh số liệu đã thực hiện được trong kỳ so với số liệu trung bình của ngành, từ đó cho DN thấy được mình đang đạt được ở mức nào so với mức trung bình của ngành.

So sánh theo chiều dọc là sự so sánh trong đó mỗi chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng phần trăm theo một số liệu cơ sở trong bản báo cáo. Chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu, trong khi chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán có thể được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của tổng tài sản (TTS) hoặc nợ.

So sánh theo chiều ngang để thấy được dữ liệu lịch sử cả về giá trị tuyệt đối và tương đối của một khoản mục nào đó qua các kỳ kế toán liên tiếp.

Phương pháp so sánh cần phải tuân thủ các điều kiện:  Cần xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.

 Các chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau.

2.3.3. Phương pháp Dupont

Sử dụng phương pháp Dupont giúp các nhà phân tích nhận biết được những nguyên nhân tác động dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của DN. Phương pháp này bản chất là tách một tỷ số tổng hợp như Tỷ suất khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Việc làm trên cho phép phân tích sự ảnh hưởng của các tỷ số lên các tỷ số tổng hợp.

Phương pháp này giúp các nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các điểm chưa tốt của DN. Nếu sức sinh lợi từ VCSH của DN không bằng các DN khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có thể dựa vào mô hình phân tích Dupont để tìm ra các nguyên nhân tác động. Ngoài cách so sánh trên khi dùng phương pháp Dupont có thể dùng để xác định xu hướng hoạt động của DN ở một thời kỳ nhất định trong tương lai và hoàn toàn có thể nhận định được những khó khăn mà DN có thể gặp. Để đạt hiệu quả cao các nhà phân tích cần kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích Dupont trong phân tích TC DN.

Một số phương pháp khác có thể sử dụng xen kẽ nhằm đem lại kết quả cao hơn trong phân tích TC như: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán TC,... Kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định. Trong phân tích TC nên xem xét, đánh giá nó trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác nữa sẽ cho chúng ta kết quả thực sự có ý nghĩa. Vì vậy, để đạt hiệu quả hữu hiệu nhất phương pháp phân tích cần đi từ tổng quát đánh giá chung cho đến các phần chi tiết, hay chúng ta nên đánh giá tình hình TC từ bình diện rộng, ta đi sâu phân tích các chỉ số tổng quát về tình hình TC, cụ thể qua việc phân tích các chỉ tiêu TC đặc trưng của DN, so sánh đánh giá với những năm trước đó, đồng thời so sánh với tỷ lệ tham chiếu để cho thấy được xu hướng biến động cũng như khả năng hoạt động của DN so với mức trung bình ngành ra sao.

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.8) cũng nêu rõ “Kỹ thuật Dupont dựa trên cơ sở chi tiêu gốc ban đầu, dựa vào mối liên hệ giữa các chỉ

tiêu TC, nhà phân tích sẽ biến đổi thành một hàm số của hàng loạt biến số. Sau đó, tiến hành xác định mức ảnh hưởng của từ nhân tố (biến số) đến chỉ tiêu gốc trong kỳ cũng như sự thay đổi của cả chỉ tiêu gốc và các nhân tố (biến số) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Chẳng hạn: Tách chỉ tiêu “Sức sinh lợi của VCSH”, “Sức sinh lợi của tài sản”,… thành tích số của chuỗi các biến số có mối quan hệ mật thiết với nhau”. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont cấp 1 và cấp 2 như sau:

RO

E =

LNST

= LNST x TTS bình quân (2.1)

VCSH bình quân TTS bình quân VCSH bình quân

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 45;46

Tương tự trong quan hệ với TS và doanh thu thuần, ROE có thể viết dưới dạng:

RO

E =

LNST

x Doanh thu thuần x TTS bình quân (2.2)

Doanh thu thuần TTS bình quân VCSH bình quân

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 47

Qua việc khai triển chỉ tiêu ROE, chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính sau: tỷ suất LNST trên doanh thu thuần, vòng quay TS và hệ số TS trên VCSH.

Theo tác giả Lộc Thu Huyền (2019, tr.7) “Để tăng ROE, tức là tăng KQKD, DN có ba sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên: (1) gia tăng lợi nhuận ròng biên, điều này có nghĩa DN phải có một lợi thế cạnh tranh nhất định trong ngành. Có thể tiết giảm chi phí, tăng giá bán…; (2) DN có thể nâng cao KQKD bằng cách sử dụng tốt hơn TS của mình hoặc tăng hiệu suất sử dụng các TS này, nhằm nâng cao vòng quay tài sản; (3) DN có thể nâng cao KQKD bằng cách nâng cao đòn bẩy TC hay là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên TTS của DN cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc DN vay tiền ðể ðầu tý là hiệu quả”.

2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

2.1.4.1.Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của DN

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.253) cũng nêu rõ “Tình hình biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn theo thời gian (giữa cuối kỳ so với đầu năm, giữa năm này so với năm khác,…) vừa phản ảnh kết quả hoạt động TC (kết quả tạo lập, tìm kiếm, tổ chức huy động vốn phục vụ cho các hoạt động của DN) vừa phản ánh tình hình TC của DN. Sự biến động của tổng số vốn không chỉ đơn thuần thay đổi về quy mô mà còn kéo theo cả sự thay đổi về kết cấu vốn. Qua việc xem xét tình hình biến động vốn về quy mô, cơ cấu, tốc độ, xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng, người sử dụng thông tin có thể đánh giá sơ bộ mức độ thành công của DN trong kinh doanh, nắm được chính sách huy động vốn, mức độ độc lập TC cũng như triển vọng tương lai của DN”. Nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối định gốc (yi/y0; i=1,2,…,n) tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng theo thời gian của tổng số vốn với một kỳ gốc cố định: Tốc độ tăng trưởng vốn kỳ thứ i so với kỳ gốc = Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i ×100 (2.3) Tổng số vốn hiện có tại kỳ gốc

Để biết và đánh giá được nhịp điệu tăng trưởng vốn (huy động vốn) giữa các kỳ có đều đặn giữa hay không, chúng ta có thể sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối liên hoàn (yi /y(i-1)). Từ đó đánh giá tình hình huy động vốn của DN qua việc liên hệ với tình hình thực tế.

Tốc độ tăng trưởng vốn kỳ thứ i so với kỳ (i-1) =

Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i

×100 (2.4) Tổng số vốn hiện có tại kỳ (i-1)

2.4.1.2.Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.257) “Mức độ độc lập TC của DN thể hiện qua mức độ tự chủ TC và mức độ bảo đảm an ninh TC. Mức độ tự chủ TC phản án mức độ bị lệ thuộc hay bị chi phối bởi các tổ chức hay cá nhân bên ngoài trong quá tŕnh quản lư, điều hành và đề ra các quyết định TC. An ninh TC thể hiện mức độ an toàn, ổn định về mặt TC. Mức độ tự chủ TC và bào đản

an ninh TC càng cao, mức độ độc lập về mặt TC của DN càng cao và ngược lại”. Để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt TC của DN, nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số tài trợ:

Chỉ tiêu này phản ánh DN có khả năng tự bảo đảm về mặt TC và mức độ độc lập về mặt TC. Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích nhận biết được một đồng tài sản của DN phải sử dụng bao nhiêu đồng VCSH để tài trợ. Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2019, tr.258) “Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, mức độ tự chủ về mặt TC của DN càng cao và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, mức độ tự chủ về mặt TC của DN càng thấp, dẫn đến mức độ độc lập về TC của DN càng thấp”. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:

Hệ số tài trợ =

Vốn chủ sở hữu

(2.5)

Tổng số tài sản

Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2019, tr. 258

Hệ số nợ so với tài sản:

Hệ số nợ so với tài sản là chỉ số quan trọng, nó đánh giá mức độ an toàn vể TC của DN có đảm bảo hay không, có đủ khả năng trang trải được các khoản nợ của DN hay không.

Hệ số nợ so với tài sản cho DN nhận biết được các khoản nợ đi vay đang tài trợ bao nhiêu phần trăm TTS của công ty. Tuy nhiên nếu hệ số này thấp cũng đánh giá DN sử dụng nợ không được hiệu quả và DN dùng nhiều nguồn VCSH cho hoạt động của mình, ngược lại hệ số này cao cho thấy gánh nặng nợ nần mà DN phải gánh lớn, khi hệ số này lớn vượt ngưỡng kiểm soát DN sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Ngoài hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ phải trả so với VCSH cũng được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Ctech CTI (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w