Theo tác giả Nguyễn Năng Phúc (2013, tr. 20) cho rằng: “so sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn”.
Dùng phương pháp so sánh số liệu giữa các kỳ (kỳ này với kỳ trước hoặc kỳ này vời kỳ gốc) để thấy sự biến đổi về các số liệu TC của từng tiêu trí của DN, từ đó cho thấy bức tranh TC của DN qua các thời kỳ biến động tốt lện hay không và ngược lại.
Cần so sánh các số liệu kế hoạch đề ra đầu kỳ và số liệu thực hiện đạt được để thấy mức độ hoàn thành và năng lực thực sự, cần bổ sung hay cắt giảm tiêu chí nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
So sánh số liệu đã thực hiện được trong kỳ so với số liệu trung bình của ngành, từ đó cho DN thấy được mình đang đạt được ở mức nào so với mức trung bình của ngành.
So sánh theo chiều dọc là sự so sánh trong đó mỗi chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng phần trăm theo một số liệu cơ sở trong bản báo cáo. Chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu, trong khi chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán có thể được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của tổng tài sản (TTS) hoặc nợ.
So sánh theo chiều ngang để thấy được dữ liệu lịch sử cả về giá trị tuyệt đối và tương đối của một khoản mục nào đó qua các kỳ kế toán liên tiếp.
Phương pháp so sánh cần phải tuân thủ các điều kiện: Cần xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
Các chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau.